Bản Đồ Hành Trình Tâm Linh - A Map Of The Journey
Sayadaw U Jotika - Sư Tâm Pháp dịch
Source-Nguồn: buddhanet.net, sutamphap.com
____________________
MỤC LỤC |
Lời nói đầu 5 Chương 1: Chuẩn bị tâm 9 Chương 2: Những kỹ năng và hiểu biết cơ bản 27 Chương 3: Con đường bước vào thiền Vipassana 67 Chương 4: Tiếp cận Tuệ giác thứ nhất 113 Chương 5: Tuệ giác thứ nhất và thứ hai 153 Chương 6: Tuệ giác thứ ba 191 Chương 7: Tuệ thứ tư 227 Chương 8: Từ tuệ thứ năm đến tuệ thứ mười. 263 Chương 9: Tuệ thứ mười một 301 Chương 10: Niết Bàn và sau đó 337 Chương 11: Những suy nghĩ cuối cùng |
Bản Đồ Hành Trình Tâm Linh Nếu cứ tiếp tục hành thiền, bạn sẽ tự tìm được câu trả lời cho chính mình.
Một người bạn tốt; một người thầy giỏi chính là một người bạn tốt của mình, một người thầy và một người bạn cũng giống nhau, không hề khác biệt. Đức Phật nói Ngài cũng chỉ là một người bạn tốt. Có một người thầy giỏi, một người bạn tốt, giữ liên lạc với thầy và hỏi thầy những vấn đề của mình, rồi nhận lấy những lời khuyên, tất cả những việc đó rất quan trọng. Nếu không có một người thầy, một người bạn, không có sự hướng dẫn thì sẽ rất khó để chúng ta bước đi trên con đường này. Chúng ta sẽ phạm phải rất nhiều sai lầm, sẽ nhiều lần lầm đường, lạc lối.
Trong giai đoạn đầu hành thiền, chúng ta phải giữ tâm định trên một đề mục. Chẳng hạn như hơi thở ra, vào, cố gắng giữ tâm trên đề mục đó càng lâu càng tốt. Khi an trụ tâm tại đó, dần dần chúng ta sẽ phát triển được định tâm, tâm sẽ an trụ trên đề mục lâu hơn. Khi tâm đã tương đối tĩnh lặng, chúng ta có thể thấy được bản chất của cảm thọ, bản chất của đề mục. Ngay cả niệm hơi thở cũng có nhiều bước. Nếu thực hiện từng bước một, một cách hệ thống sẽ dễ phát triển chánh niệm và định tâm hơn nhiều.
Chẳng hạn, việc đầu tiên bạn cần phải ý thức được là mình đang thở. Khi biết mình đang hít thở, tức là bạn đã thực hiện được bước thứ nhất, bởi vì hầu như trong mọi lúc, mặc dù vẫn thở nhưng chúng ta chẳng hề biết điều đó. Vì sao? Bởi vì chúng ta mãi nghĩ ngợi chuyện này chuyện kia suốt, nghĩ…rồi lại nghĩ…Chúng ta nghĩ ngợi điều gì? Đôi khi cũng chẳng biết mình đang nghĩ gì nữa. Hầu như mọi lúc, chúng ta không biết mình đang nghĩ chuyện gì, điều đó diễn ra rất vô thức. Mỗi khi biết mình đang thở, nó sẽ giúp kéo tâm về với thực tại…"Tôi đang thở"…đó là một bước. Bước tiếp theo là thở vào biết là mình đang thở vào, thở ra biết mình đang thở ra, đó là bước tiếp theo… thở vào, thở ra.
Bước tiếp theo nữa là, bởi vì hít vào phải mất chừng 3 hoặc 4 giây nếu thở chậm, thở ra mất 2-3 giây nữa; trong khoảng thời gian đó tâm bạn đã có thể phóng ra ngoài rất nhiều lần rồi. Để giúp cho tâm không phóng ra ngoài nữa, ta sẽ thực hiện một biện pháp khác. Bạn có thể chia hơi thở ra làm 5 đoạn, nhờ vậy sẽ chánh niệm được 5 lần. Bạn có thể kéo tâm trở lại 5 lần khi hít vào và cũng chừng ấy lần khi thở ra. Bạn đếm tới 5; nó sẽ giúp bạn giữ chánh niệm tốt hơn trên hơi thở. Song cũng có người hiểu sai phương pháp này. Có người nói: một lần hít vào thở ra đếm 1, hít vào thở ra lần nữa đếm 2, nghĩa là thở bao nhiêu hơi thì đếm bấy nhiêu lần. Nó cũng có tác dụng giữ tâm bạn trên hơi thở, nhưng mục đích thật sự là để bạn cố gắng chánh niệm nhiều hơn trên hơi thở vào, nhờ vậy tâm bạn sẽ không phóng ra ngoài trong khoảng thời gian giữa hai hơi thở. Nếu bạn 5 lần chánh niệm trên hơi thở vào thì tâm sẽ khó phóng đi hơn. Có khi bạn hít vào, chánh niệm ở đoạn đầu hơi thở nhưng lại không chánh niệm được ở đoạn giữa và đoạn cuối, điều đó có thể xảy ra. Vì vậy, để tránh trường hợp đó, bạn hãy đếm nhiều lần, ít nhất là 5 lần, trên mỗi hơi thở vào, ra. Bạn có thể đếm nhiều hơn 5, nhưng chỉ tối đa là 10, bởi vì nếu đếm nhiều hơn 10 thì phải đếm nhanh, việc đó làm tâm bạn trạo cử. Tuỳ theo mức độ dài ngắn của hơi thở mà bạn đếm, tối thiểu là 5 lần, và khoảng giữa từ 5 đến 10. Con số không quan trọng. Bạn cần phải hiểu mục đích của việc đếm hơi thở là để giữ tâm liên tục trên hơi thở. Đừng cố phải đạt đến con số đó, điều này rất quan trọng. Đừng cố đếm nhanh hơn để kết thúc vào đúng lúc hơi thở cạn hết; chỉ cần đếm thật tự nhiên và đều đặn.
Hãy giữ tâm mình ở đó, nhưng khi tâm đã an trụ được rồi, thì đặt vào đâu nữa?
Giữ tâm trên các cảm giác, chứ đừng đặt tâm trên khái niệm. Hơi thở thực ra là một khái niệm, một ý niệm; tiếng Pāli gọi là paññatti. ... |
A Map Of The Journey
... If you keep meditating you’ll find your own answers.
A good friend; a good teacher is a good friend, a teacher and a friend they are the same, not two different things. Even Buddha talked about himself as a good friend. To have a good teacher, to have a good friend, to be in touch with the teacher to ask him questions, to take his advice all this is very impor- tant. Without a teacher and without a friend, without a guide it will be very difficult for us to go on this path. We’ll make a lot of mistakes, we’ll sidetrack a lot.
In the beginning stage of meditation naturally we’ll try to keep our mind concentrated on one object. For example breath- ing in and out, we try to keep our mind there as much as pos- sible. As we keep our mind there, slowly and slowly we develop more concentration, our mind stays on that object longer and longer. As our mind becomes a little bit calm we can see the changes in the nature of this sensation, of this object. Even in this mindfulness of breathing there are many steps. If you do each step systematically it is much easier to develop mindfulness and concentration.
For example the first thing you know is that you are breath- ing. If you know that you are breathing, then you have taken one step because most of the time although we are breathing we don’t know it. Why? Because we are thinking about something else all the time, thinking… thinking… What do we think about most of the time? Sometimes we don’t even know what we think about. Most of the time we don’t know what we think about, it happens so unconsciously. Whenever we know that we are breathing, it helps to bring our mind back to this present moment… “I am breathing”… that is one step. The next step is breathing in and you know that you are breathing in, breath- ing out, you know that you are breathing out, another step… breathing in and out.
The next step is, when you breathe in, it takes about three or four seconds if you breathe in slowly, breathing out takes another two or three seconds, in that time two or three sec- onds, your mind can go out many times. To help your mind not to go away you can do another thing. You can break down your breathing in into five sections so that you can be mindful five times. You can bring back your mind five times when you breathe in and also the same thing when you breathe out. You count five times; it helps you to be more aware of your breath. There is a misunderstanding about this method. Some people say when you breathe in and out count one and when you breathe in and out again count two. That means that you are counting how many times you breathe. It also helps you keep your mind on breathing, but the real purpose is that you are trying to be more aware of your in-breath, so that your mind cannot go away in between. If you are aware of your in-breath five times then it is more difficult for your mind to wander away. Sometimes when you breathe in you are aware in the beginning and you are not aware in the middle and in the end, it can happen. So in order for that not to happen, you count in your mind again and again, five times at least. It can be more then five but the maximum should not be more than ten because if you count ten times then you count very fast and it causes agitation. Depend- ing on how long you breathe in and how long you breathe out you count a minimum five times and somewhere between five and ten. The number does not matter. You need to understand the purpose of counting; the purpose is to keep your mind again and again on the breathing. Don’t try to reach the number, this is very important. Don’t try to count faster so that you’ll finish counting as you finish breathing; just count naturally, evenly.
Keep your mind there and when you keep your mind there where do you keep it?
Keep your mind on the sensation, not on the concept, breathing is actually a concept, an idea; in Pæi it is called paññatti, and I will explain this word again and again. ... |