Nghĩ Đến Cái Chết, Hãy An Vui - Think Of Death, Be Happy
Phra Paisal Visalo - Chuyển Ngữ: Pañña Dīpa Tuệ Đăng
Source-Nguồn: visalo.org, thienquantam.com
Nghĩ Đến Cái Chết, Hãy An Vui
Sống và chết thực sự chỉ là hai mặt của một vấn đề. Chúng ta sống như thế nào thì khi chết ít nhiều chúng ta cũng chết giống như cách của chúng ta sống. Nếu chúng ta sống trong “ vô minh “, có khả năng chúng ta sẽ phải đối mặt với sự đau khổ tột cùng trong giây phút cuối cùng của cuộc đời chúng ta, chẳng có một chút bình yên và chánh niệm. Nhưng nếu chúng ta thường tạo thiện nghiệp và tu tập để phát triển tỉnh giác, chúng ta có thể ra đi một cách yên bình, trong chánh niệm cho đến hơi thở cuối cùng.
Cuộc sống của một người đã giác ngộ là lúc nào cũng nhận thức rõ rằng cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên sẵn sàng đối mặt với cái chết. Và cho dẫu khi tâm của người đó vẫn chưa cảm thấy sẵn sàng để đối mặt với cái chết, người đó vẫn có thể huấn luyện tâm của mình thêm qua những sinh hoạt hàng ngày để giúp cho nó có thể chấp nhận: Người đó luôn cố gắng hoàn thành bổn phận của mình một cách tốt nhất, chấp nhận rằng cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào là một sự thật của cuộc sống.
Có nhiều phương pháp để giúp chúng ta có thể quán niệm thuần thục cái chết hay moranassati. Chỉ cần một niệm suy nghĩ rằng chẳng chóng thì chầy chúng ta rồi cũng chết sẽ giúp chúng ta tận dụng thời gian còn lại của chúng ta. Tuy nhiên, đối với nhiều người, những suy tưởng đó có thể vẫn chưa đủ. Họ có thể quan tâm trong chốc lát, nhưng cuối cùng, cuộc sống của họ rồi cũng sẽ rơi trở lại với những thói quen cũ, đắm chìm vào công việc hay những thú vui giải trí sẵn có. Một cách đơn giản để quán chiếu về cái chết là tưởng tượng điều gì có thể xảy ra cho chúng ta nếu cái chết thực sự xảy ra – ngay bây giờ. Chúng ta sẽ mất những gì? Chúng ta sẽ nhớ đến ai? Làm như vậy, những người nếu chưa sẵn sàng, có thể có cảm giác đau khổ hoặc khó chịu. Tuy nhiên, suy niệm về một tình huống không dễ chịu như vậy có thể giúp người đó có sự chuẩn bị tốt hơn, thực tập để đối mặt trước với cái chết trong thời gian còn lại của cuộc đời, để có khả năng đương đầu với sự đau khổ khi khoảnh khắc mất mát thực sự đến.
Sau đây thêm một số ý kiến về việc suy niệm và cái chết và sự hấp hối:
1. Thực hành chết khi nằm trên giường trước khi ngủ:
Vào cuối ngày - thời gian để thân và tâm được nghỉ ngơi – đây là một cơ hội tốt để suy niệm về sự không tránh khỏi của cái chết. Thực tập tiến trình chết như thể chúng ta đối mặt với nó ngay tại giây phút này. Tư thế thích hợp là nằm xuống và thư giãn toàn thân từ đầu đến chân, đặc biệt là mặt. Thở vào và thở ra thật tự nhiên. Hãy cảm nhận sự xúc chạm nhẹ nhàng của hơi thở khi đi ra, đi vào chạm vào cửa mũi. Bỏ qua mọi suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai.
Khi tâm trở nên yên tĩnh, hãy nghĩ chúng ta đến đang tiến gần đến với cái chết ra sao. Chúng ta không biết khi nào chúng ta sẽ chết. Tối hôm nay có thể là đêm cuối cùng của chúng ta. Ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến. Hãy tưởng tượng từng hơi thở của chúng ta sẽ tan biến ra sao khi cái chết đến. Tim sẽ ngừng đập. Thân sẽ không còn cử động được nữa, trở nên lạnh và cứng, chẳng khác gì một khúc gỗ vô dụng.
Hãy nghĩ đến của cải quý giá mà chúng ta đã kiếm được và cố để dành chúng sẽ không còn là của chúng ta nữa. Chúng sẽ thuộc về người khác. Chúng ta không thể làm gì với chúng. Những gì chúng ta thường cố giữ vì cho là quý giá sẽ rời bỏ chúng ta như những thứ của cải vô chủ.
Hơn nữa, chúng ta sẽ không còn có một cơ hội nào khác để nói chuyện với con cái của chúng ta hay những người mà chúng ta thương yêu. Mọi thứ mà chúng ta thường làm sẽ trở thành quá khứ. Chúng ta sẽ không còn có thể thăm viếng cha mẹ của chúng ta hoặc làm thêm bất cứ điều gì cho họ. Ngay cả thời gian để nói lời từ biệt cũng không có, hay thời gian để sửa chữa những gì mà chúng ta đã miễn cưỡng làm cho xong cũng không có. Mọi công việc rồi sẽ phải bỏ lại đằng sau, ngay cả những công việc chưa làm xong. Chúng ta sẽ không còn có thể xem xét thêm về chúng. Cho dù công việc đó quan trọng cách mấy đi nữa, nó cũng sẽ bị bỏ lại. Tương tự như vậy đối với những kiến thức và kinh nghiệm mà chúng ta đã tích lũy được – chúng sẽ cùng biến mất với chúng ta.
Mọi thứ như danh vọng, quyền lực và chỗ dựa sẽ rời khỏi chúng ta. Cho dẫu chúng ta có quyền lực đến mấy đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể đem chúng theo với chúng ta. Đừng mong chờ mọi người sẽ cầu nguyện cho chúng ta sau khi chết. Ngay cả tên của chúng ta cuối cùng rồi cũng bị lãng quên. Khi chúng ta quán chiếu về việc này, hãy quan sát cảm xúc của chúng ta. Chúng ta có lo lắng, hối tiếc, hay dính mắc gì với bất cứ điều gì trong số ấy? Chúng ta có sẵn sàng chấp nhận những mất mát này không? Nếu không, điều gì vẫn cứ làm cho ta xúc động? Quán chiếu như vậy sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ rằng có một vài thứ chúng ta nên làm nhưng chưa làm (hoặc làm chưa đủ), cũng như có những thứ mà chúng ta hết sức dính mắc vào đó, nó cũng buộc chúng ta phải làm những việc quan trọng nhưng chúng ta vẫn thường bỏ sót, và giúp chúng ta thực tập nghệ thuật buông bỏ.
2. Suy niệm về cái chết trong các trường hợp khác nhau
Trong thực tế, người ta có thể suy niệm về cái chết bất cứ lúc nào trong ngày. Khi di chuyển bằng xe hơi, thuyền hoặc máy bay, luôn luôn phải chuẩn bị. Nếu cái gì đó không thuận lợi xảy ra trong vài giây tiếp theo, chúng ta nên đối đầu với nó như thế nào? Những gì chúng ta sẽ nghĩ đến đầu tiên? Chúng ta có sẵn sàng để từ bỏ tất cả mọi thứ mà chúng ta cảm thấy gắn bó vào thời điểm đó không?
Khi chúng ta ra khỏi nhà, hãy nghĩ rằng đây có thể là chuyến đi cuối cùng và chúng ta có thể sẽ không còn quay về để gặp lại cha mẹ, vợ chồng, con cái của chúng ta. Có những gì còn sót lại chưa làm mà chúng ta có thể phải hối tiếc vì đã không hoàn tất chúng trước? Có những cuộc xung đột mà có thể chúng ta mong ước được hòa giải? Quán chiếu như vậy sẽ giúp cho chúng ta cố gắng đối xử với những người thân trong gia đình chúng ta tốt hơn và giải quyết ngay những gì cần phải giải quyết , không đợi đến ngày mai vì ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến.
Đọc báo, đặc biệt là những bài tường thuật về những vụ tai nạn và thiên tai là những khoảnh khắc thích hợp để quán chiếu về sự vô thường của cuộc sống. Mọi thứ có thể xảy ra không báo trước, con người có thể chết bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Hãy cố gắng nghĩ rằng những việc như vậy cũng có khả năng xảy đến với chúng ta ra sao. Liệu chúng ta có đủ khả năng để đối mặt với nó? Chúng ta có chuẩn bị để sẵn sàng ra đi?
Dự đám tang cũng là khoảng thời gian để tự nhắc nhỡ chúng ta rằng cái chết nhất định sẽ xảy đến với chúng ta vì người vừa qua đời cũng đã từng đi đứng và di chuyển giống như chúng ta. Trong tương lai, chúng ta cũng sẽ nằm xuống giống như họ, chúng ta sẽ chẳng có thể mang theo điều gì ngoại trừ các việc làm thiện hoặc ác của chúng ta.
Vị thầy dạy Pháp tốt nhất cho chúng ta chính là cái thi thể đang nằm trong quan tài trước mặt . Kẻ ấy đang thức tỉnh chúng ta khỏi những mê đắm và buông lung trong cuộc sống. Kẻ nào tin rằng mình vẫn còn vài năm nữa mới chết sẽ phải suy nghĩ lại nếu họ dự đám ma của một đứa trẻ hay của một thiếu niên. Những ai mê mãi theo quyền lực của mình cũng nên hiểu rõ rằng cho dẫu họ có quyền cao chức trọng cỡ nào, cuối cùng thì họ cũng trở thành nhỏ bé hơn cái quan tài chứa đựng thi thể của họ.
Tương tự, khi thăm viếng người bệnh, chúng ta nên nhắc nhở mình rằng một ngày nào đó thân của chúng ta cũng lâm vào hoàn cảnh bệnh hoạn như vậy. Lại nữa, nếu người bệnh ở vào giai đoạn cuối, họ cũng giống như vị thầy dạy Pháp cho chúng ta. Mọi phản ứng của họ - lo lắng, đau đớn, tuyệt vọng – đều đang dạy cho chúng ta biết cách để tự chuẩn bị cho chúng ta để khi đến lượt , chúng ta có thể sẽ không bị đau khổ nhiều như họ. Nếu người bệnh dường như đang ở trong tình trạng an bình và vẫn duy trì được sự bình tĩnh mặc dù thân của họ cho thấy đang chịu sự đau đớn lại là tấm gương cho chúng ta, chúng ta nên tự chuẩn bị cho mình tinh thần tương tự như vậy để đón nhận cái chết, đặc biệt khi sức khỏe của chúng ta còn đang ở tình trạng tốt.
Giữ tâm của chúng ta bình thản trong thời gian bệnh tật cũng tương tự như giữ cho tâm của chúng ta vững vàng khi đối mặt với cái chết. Vì vậy, hãy xem thời gian chúng ta bị bệnh như mà một sự thực tập để tự chuẩn bị cho chúng ta lúc chết. Bệnh tật giống như một số bài học vỡ lòng trước khi chúng ta tiến lên trình độ khó nhất – nếu chúng ta không thể đối phó với bệnh tật, làm sao chúng ta có thể đối mặt với cái chết?
3. Nhắc nhở về cái chết
Chúng ta có thể áp dụng bất cứ những gì chúng ta tình cờ gặp trong đời sống hàng ngày và dùng chúng để nhắc nhở chúng ta về cái chết. Nó tùy thuộc vào hoàn cảnh và “sự sáng tạo” của chúng ta. Một số Thiền sư Tây Tạng thường đổ hết nước trong ly của mình và đặt úp nó xuống bên cạnh giường. Họ làm như vậy vì không chắc rằng mình có thể thức dậy vào ngày hôm sau và sử dụng cái ly nữa hay không. Việc làm này giống như một lời nhắc nhở các vị thầy này rằng cái chết có thể đến với họ bất kỳ lúc nào.
Về sau, một nhà văn người Thái biết được câu chuyện này và tự áp dụng nó cho mình : Mỗi tối trước khi đi ngủ, bà luôn luôn đoan chắc rằng tất cả bát, đĩa đã được rửa sạch sẽ. Nếu bà có bất thình lình chết trong khi ngủ, sẽ chẳng còn bát, đĩa dơ nào để lại để làm phiền người khác, bà nói.
Một người đàn ông 55 tuổi sử dụng các viên bi như công cụ nhắc nhở mình về cái chết . Mỗi viên bi tương đương với một tuần sống. Người đàn ông tính toán rằng nếu ông đạt được tuổi thọ trung bình, khoảng 75 năm tuổi, ông sẽ có khoảng 1.000 tuần lễ còn lại. Vì vậy, ông đã mua 1.000 viên bi và bỏ chúng vào trong một hộp nhựa. Mỗi tuần, ông lấy một viên bi ra khỏi hộp. Số lượng các viên bi giảm dần nhắc nhở ông rằng những ngày còn lại của ông đã được đánh số. Nó nhắc nhở ông về cái chết đang tiến dần đến cho phép ông chọn để làm điều quan trọng nhất, và không để cho mình bị cuốn đi bởi những sự lo toan vụn vặt.
Mỗi người có thể chọn các cách "nhắc nhở" khác nhau -từ cảnh rạng đông cho đến hoàng hôn, hoặc một đóa hoa, từ nụ, nở ra hoa và cuối cùng úa tàn, hoặc một chiếc lá nhú lên từ một cành cây và cuối cùng rơi xuống mặt đất. Chúng nhắc nhở chúng ta về tính tạm bợ của cuộc sống. Đức Phật đã từng đề nghị chúng ta nên xem cuộc sống giống như đầu bọt sóng, hoặc như một giọt sương, một tia chớp - tất cả đều tạm thời, và đó chính là sự tồn tại của chúng ta
4. Các hoạt động khác để chuẩn bị cho cái chết
Chúng ta có thể thử một bài tập thử buông bỏ những người thân yêu và của cải của chúng ta . Chọn bảy đối tượng - chúng họ có thể là một người, một con vật cưng, hoặc một vật gì đó chúng ta cho là quý giá đối với chúng ta - và tự hỏi nếu chúng ta bị buộc phải từ bỏ một thứ trong số đó, nó sẽ là gì. Tiếp tục như vậy với sáu đối tượng còn lại. Chúng ta cũng có thể tưởng tượng chính chúng ta đang ở trong một tình huống không may – như đang phải đối mặt với một đám cháy, một trận động đất, hoặc một tai nạn – khiến chúng ta mất từng món mà chúng ta yêu quý. Chúng ta sẽ chọn để giữ lại những gì Và từ bỏ những gì?
Những bài tập như vậy sẽ dạy cho cách để buông bỏ. Nó sẽ giúp chúng ta xem xét lại những dính mắc của chúng ta, để khám phá ra những gì chúng ta cho là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Một số có thể thấy rằng họ yêu thích hoặc lo lắng về những con chó hơn là anh em chị em của mình. Số khác có thể sẵn sàng từ bỏ mọi thứ, trừ con búp bê yêu thích của họ. Và số khác nữa sẽ chọn máy vi tính của họ là vật cuối cùng để từ bỏ. Chúng ta có thể phát hiện ra một cái gì đó trong chính chúng ta mà chúng ta đã không nhận ra trước đây - và sau đó chúng ta có thể cố gắng để thích ứng với hoàn cảnh thay đổi. Tất cả điều này rất quan trọng cho việc chuẩn bị cho cái chết vì cuối cùng chúng ta sẽ phải mất tất cả mọi thứ bằng cách này hay cách khác. Trên thực tế, ngay cả khi chúng ta vẫn đang còn sống, chúng ta cũng bị buộc đành để mất những vật nào đó hoặc những người nào đó, và thường không có khả năng chọn lựa để giữ lại những thứ mà chúng ta muốn giữ cũng như để mất đi những thứ mà chúng ta muốn mất. |
Think Of Death, Be Happy
Life and death are actually one and the same matter. We will die in more or less the same fashion as how we live. If we live in “ignorance”, our final moment will likely be spent in agony, without any sense of peace and mindfulness. But if we constantly cultivate merits and self-awareness, we should be able to pass away peacefully, being in the state of mindfulness until our last breath.
Life of the awakened one is to be aware of the prevalence of death all the time. There is this ever readiness to confront death. And even when the mind does not yet feel ready, it can be further trained every day as the person performs his or her duty to the best, having accepted that uncertainty is but a fact of life.
There are several methods to cultivate this contemplation on death or moranassati. Just a thought that we will all die sooner or later so we should maximise the remaining time we have is one example. However, for most people, such recollections may not be enough. They may be keen for a while, but eventually, their lives will fall back into the same patterns of habits, being again indulged in the work or entertainment at hand, while forgetting what is the most important thing to do in their lives.
One simple way to contemplate on death is to imagine what might happen to us if a death really took place _ now. What would we lose? Whom would we miss? There might arise a feeling of pain for those who think they are not yet ready. But such an unpleasant situation might help him or her to be better prepared, to practise for the remaining time we still have, in order to deal with the suffering when the moment of loss actually comes.
Here are some more ideas about how to contemplate on death and dying:
1. Practice dying at bedtime
At the end of the day, the time to rest the mind and the body, is a good opportunity to reflect on the inevitability of death. Practice the process of dying as if we were facing “it” at this very moment.
The suitable posture is to lie down and relax every part of the body from the head to the toes and especially the face. Breathe in and out freely. Feel the tip of your nose and the softness of the in- and out-breaths. Put down every thought, be it about the past or the future.
As the mind calms down, think of how we are approaching death. We just don’'t know when. Tonight might be the last night for us. Tomorrow might never come.
Think of how every breath will dissolve as death arrives. The heart will stop beating. The body will no longer be able to move, and it will turn cold and stiff, not unlike a useless log.
Then think of how every valuable material we have acquired and kept will no longer be ours. They will belong to someone else. We cannot do anything with them. What we used to hold dear will be left unattended. Moreover, we will no longer have another chance to talk with our children or our beloved. Everything we used to do with them will become the past. We will no longer be able to visit our parents or do anything more for them. There is not even time to say good-bye, or to make amends with those we have had grudges with.
All the work has to be left behind too, even those that have not been finished. We can no longer make any further revision. However important that work is, it will have to be abandoned. The same with all the knowledge and experiences we have accumulated _ they will all disappear with us.
All the fame, power, and supporters will leave our hands. No matter how powerful we are, we cannot take any of these things with us. Do not expect that people will continue to praise us after we die. Even our name will be finally forgotten.
As we reflect on this, observe our feelings. Do we worry, regret, or have an attachment to any of these? Are we ready to accept these losses? If not, what makes us still agitate? Such contemplation will help us realise that there are a few things that we should do but have not yet done (or done enough), as well as things that we still feel a strong attachment to. Such awareness will prompt us to do the important but often overlooked matters, as well as practicing the art of letting go.
2. Contemplation on death on various occasions
In fact, one can contemplate on death any time during the day. When traveling, by car or boat or plane, always be prepared. If there is something untoward happening in the next few seconds, how should we confront it? What would we think of first? Are we ready to give up everything we feel attached to at that point in time?
When leaving the house, think if this could be our last trip and we may not be able to return to see our parents, beloved, or children again. Is there anything left that we may have regretted for not finishing them first? Are there any conflicts that we may wish we should have reconciled? Such awareness will urge us to try to treat our family better and not let certain issues to be resolved in the future _ for such a day may never come.
Reading newspapers, especially reports about accidents or disasters, is another opportune moments to contemplate on the uncertainty of life. Anything could happen without warning; people can die at any place and time. Try to think of how the same thing might happen to us too. Will we be able to confront it? Are we prepared to die?
Attending a funeral service should also be the time to remind ourselves of the imminence of death. Once the deceased also walked and moved about like us. In the future, we would all have to lie down like him or her, not being able to take anything with us except the effects of our good or bad deeds.
The best dharma teacher is the body in the coffin in front of us. He or she is trying to wake us up from indulgence and heedlessness in life. Whoever believes they still have a few more years to go will have to think again as they attend the funeral of a child or a teenager. Those engrossed in their power should realise that however “``big”'' they may have been, everyone will end up being smaller than the coffin that would contain their body.
Similarly, when visiting the sick person, we should remember that our body will one day be in similar conditions. Again, the patient, especially the terminally ill, is like our dharma teacher. Whatever their reactions _ anxious, traumatic, desperate _ they are teaching us how to prepare ourselves, so that when our turn comes, we may not suffer as much as they do. The sick person who seems to be in peace and able to maintain his or her composure despite the apparent physical pain, is also showing us examples on how we should likewise prepare ourselves, especially while we are still in good health.
To keep our mind still in time of sickness is the same matter as to keep our mind still when facing death. So think of the period when we fall sick as an exercise to prepare ourselves for death. Sickness is like the first few lessons before we move on to the most difficult level _ if we cannot deal with sickness, how then can we confront death?
3. Reminders on death
We could apply anything we come across in our daily life to remind us about death. It depends on one’'s circumstances and “creativity”. Some Tibetan meditation masters would pour all the water from their personal glasses and put them with the bottom up next to their beds. They did this because they were not certain if they would be able to wake up and use the glass again on the following days. The ritual thus served like a reminder for the masters that death could come to them at any given time.
Later, a Thai writer has learned about this story and applied it to herself: every night before she goes to bed, she always makes sure that every dish has been washed thoroughly. So if she happened to die in her sleep, there would be no dirty dishes left as burdens for others, she said.
A 55-year-old man used marbles as his “``death reminders”''. Each marble is equivalent to about a week of living. The man has calculated that if he were to reach the average life span, taken to be about 75 years old, he would have about one thousand weeks left. So he bought one thousand marbles and put them in a plastic box. Every week he would take out one marble from the box. The diminishing amount of the marbles reminds him that his days are numbered. It reminds him of the approaching death which enables him to choose to do the most important thing, and not letting himself drift away worrying over the inconsequential.
Each person can choose different ``reminders'' _ from the sunrise and sunset, or the flower that comes out in a bud, blooms and finally withers away, or a leave that springs from a tree's branch and finally falls down to the ground. They remind us of the transience of life. Lord Buddha once suggested one should view life not unlike the foamy top of the waves, or as a dew’s drop, a lightning flash _ they are all transitory, and thus is our own existence.
4. Other activities to prepare for death
We could try an exercise of “``letting go'' of our beloved people and belonging”. Choose seven objects _ they could be a person, a pet animal, or something we consider dear to us _ and ask yourself if we were forced to give up one thing, what would that thing be. Continue with each of the remaining six objects. We could imagine ourselves being in an unpleasant situation _ like facing a fire, an earthquake, or an accident _ that prompts us to lose each of our cherished items. What would we choose to keep? And what to give up?
Such exercise will teach us how to let go. It will help us review our own sets of attachment, to discover what we consider to be the most important in our lives. Some may find they love or worry about dogs more than their brothers and sisters. Others may be willing to give up everything but not their favourite doll. Still others would choose their computer as the last item to give up. We may uncover something in ourselves that we have not been aware of before _ and then we could try to adapt to the changing circumstances. All this is crucial for the preparation for death since ultimately we will have to lose everything one way or the other. Actually, even when we are still alive, we are bound to lose certain things or people, and often without the ability to make a choice of what we would like to keep and what's to lose. |