Truyện Võ Sĩ Đạo: Anh Học Viên Và Vị Thầy Giáo
Samurai Story: The Student and The Teacher
Edmond Otis - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: theshotokanway.com
Truyện Võ Sĩ Đạo: Anh Học Viên Và Vị Thầy Giáo
Một vị thầy giỏi về nghệ thuật sống thì họ ít phân biệt giữa việc làm và chơi đùa, lao động và giải trí, tâm trí và thân thể, giáo dục và giải trí, tình yêu và tôn giáo. Đối với họ, tất cả mọi việc đều giống nhau - họ luôn luôn làm cả hai việc". ~ Sự giảng dạy về Thiền.
Lần đầu tiên tôi nghe câu chuyện về võ thuật tôi yêu thích nầy, khi tôi mới bắt đầu học võ karate. Giờ đây tôi kể lại chuyện nầy cho những người học trò của tôi, và chẳng có gì là ngạc nhiên, khi tôi kể lại chuyện nầy cho các khách-hàng qua sự trình diễn cá nhân của tôi và khách-hàng doanh nghiệp của tôi. Đấy không phải là những chuyện nhiều kịch tính, có hành động dũng cảm hoặc hy sinh -- và đấy cũng không phải là chuyện có sự giết hại nhiều (một tá) kẻ thù, hoặc là sự chiến đấu vì danh dự của gia đình cho đến chết. Câu chuyện nầy thì đơn giản, tuy nhiên, sự hữu ích của chuyện (đã được giải thích rõ ràng) có thể được áp dụng vào các bài học căn bản nhất của võ thuật -- đó là sự cân bằng của chính mình, đối với những thách thức lớn nhỏ trong cuộc sống.
Trong một bài viết thứ hai, tôi sẽ chia sẻ một số ý tưởng của tôi về lý do tại sao chúng tôi huấn luyện người khác.
ANH HỌC VIÊN
Có một chiến sĩ trẻ tài giỏi đi đến trường của một vị thầy nổi tiếng, anh có ý muốn được làm đệ tử của thầy. Vị thầy mời anh học viên vào, và trong khi họ ngồi chờ đợi trà ngấm vào nước trong bình, anh học viên bắt đầu kể thầy nghe về các kẻ thù của mình, về những trận chiến anh ta đã thắng, về những trận anh ta đã thua, về giai đoạn chiến thắng bị cướp đoạt (không công bằng) ra khỏi bàn tay của anh. Anh nói về những kỹ thuật mà anh đã nhuần nhuyễn, về các người học trò của anh, và quan trọng nhất, là những gì anh mong đợi từ sự giảng dạy của vị thầy nầy.
Vị thầy lịch sự mỉm cười. Mắt ông theo dõi anh. Tai ông lắng nghe anh. Ông chờ đợi. Cuối cùng trà đã sẵn sàng, và vị thầy bắt đầu rót trà cho khách của ông. Cái tách nhỏ đã được rót đầy đến miệng ly, và vị thầy, vẫn nhìn vào người khách, tiếp tục rót thêm vào. Nước trà đã tràn ly, và nước bắt đầu tràn ra bàn, chảy xuống, và rơi vào lòng của anh học viên. Sau một giây phút khó chịu, anh học viên cuối cùng nhảy nhổm lên và la lớn tiếng: "Hãy dừng tay, Thầy ơi! Hãy dừng tay! Cái tách đã đầy tràn. Thầy không thể nào rót thêm được nữa." Vị thầy, vẫn mỉm cười, và mắt ông tiếp tục nhìn anh học viên, thong thả ngừng rót trà, và ông nói, "Đúng rồi. Cái tách thì giống như con. Đã tràn đầy. Thầy không thể dạy cho con bất cứ điều gì nữa, cho tới khi con đến với thầy bằng một cái tách trống rỗng."
VỊ THẦY GIÁO
Trong năm đầu học nghề, vị thầy huấn luyện anh học viên nghệ thuật chiến đấu mỗi ngày. Mặc dù vị thầy già hơn, và ông không còn mạnh mẽ và ông không còn nhanh nhẹn bằng anh học viên trẻ, tuy nhiên, ông có khả năng và kinh nghiệm, hơn anh gấp nhiều lần. Từ ngày đầu tiên, giống như là sự mong đợi của anh học viên, anh không phải là đối thủ của vị thầy. Sự huấn luyện rất dữ dội, áp lực liên tục không ngừng, và cây gươm gỗ (dùng để thực tập) của vị thầy thì rất là, rất là cứng. Bên cạnh đó, anh học viên chẳng bao giờ có thời gian nào thật sự gọi là an toàn. Vị thầy đánh anh trong nháy mắt, bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm - bất cứ lúc nào sự chú ý của anh lỏng lẻo hoặc là lúc nào tâm anh đi lang thang.
Ngoài việc luyện tập thân thể, anh học viên cũng chịu trách nhiệm quản lý công việc trong gia đình, và bên ngoài xã hội của vị thầy. Nhiệm vụ nầy không phải dễ dàng. Vị thầy quan tâm đến nhiều đề tài khác nhau, và ông thay đổi kế hoạch hàng ngày, và cùng lúc ông có vô số yêu cầu bất hợp lý, làm anh học viên mất rất nhiều thời gian và sức lực. Thêm vào đó, anh học viên được gửi đi để ứng phó với vô số những người dốt nát, bướng bỉnh và độc ác, từ một nhiệm vụ khó khăn nầy qua đến một nhiệm vụ khó khăn khác. Bất kể tình huống đã được anh giải quyết như thế nào, anh học viên chẳng bao giờ có thể làm vừa lòng vị thầy nầy.
ANH HỌC VIÊN
Có lần trong lúc học nghề, anh học viên bắt đầu nhìn ra được lòng nghi ngờ chính mình. Lần đầu tiên trong đời, anh cảm thấy xấu hổ vì những hiểu biết giới hạn của mình. Anh cảm thấy lo lắng, hốt hoảng và bực bội. Kết quả của việc anh làm (như là một người có các cuộc tranh luận nghiêm túc nhưng thân thiện với thầy mình) trở nên tồi tệ, thay vì tốt đẹp hơn. Có nhiều lần anh học viên chỉ muốn chạy trốn, biến ra khỏi trường. Anh có những giây phút ngắn ngủi đáng sợ, khi anh nghĩ đến chuyện tự tử. Vào những ngày khác, anh bị cám dỗ bởi ý nghĩ dùng thanh gươm của mình đi giết người, những người mà nhìn anh giễu cợt - chẳng hạn như vị thầy của mình.
Cuối cùng, anh học viên không biết làm gì khác, anh đến gặp thầy. Anh nói với vị thầy già rằng, chắc phải có điều gì sai trái với anh. Có thể anh đang bị đau ốm. Vị thầy già hiểu biết về y học, và cách chữa bệnh - vì có nhiều người đến từ các vùng khác nhau đã được thầy chữa lành bệnh. "Thưa Thầy", anh học viên nói, mắt anh nhìn xuống, "Con xin lỗi, vì con bị đau ốm. Xin thầy cho con thuốc để giúp con khỏe lại. Chắc phải có phương thuốc để trị bệnh nầy ..."
VỊ THẦY GIÁO
Vị thầy già nhìn anh học viên trẻ một lúc lâu trong yên lặng, rồi ông nói bằng một giọng nói nhẹ nhàng, hơn là những gì anh đã quen nghe nhiều lần trước đây, "Con trai của ta ơi, con không bị đau ốm gì cả. Con chỉ cần kiểm soát cảm xúc của con. Giờ đây, cơn giận dữ điều khiển con. Nỗi sợ hãi điều khiển con. Điều tệ hại nhất, là con đã lãng phí năng lượng lo lắng về những gì sẽ xảy ra ngày mai, lo lắng là thầy có hài lòng về con không, lo lắng là con có sống sót ở đây không. Con giống như một chiếc lá bị cơn gió bão thổi ra từ trong tâm con, do chính con gây tạo ra."
Khi nghe xong các lời nói nầy, anh học viên choáng váng - nhất là, sau khi thân tâm anh đã phải chịu đựng quá nhiều. Anh trở nên tức giận, anh đập tay lên bàn, rồi qua dòng nước mắt giận dữ (mà anh không thể kiểm soát được), anh la hét lên, "Thầy ơi! thầy nói không đúng đâu! con không phải là đứa trẻ không kiểm soát được sự giận dữ của mình! Vì trong suốt cuộc đời của con, con chưa từng sợ hãi bất cứ điều gì! Con có nhiều đối thủ, và con sống sót qua nhiều cuộc chiến đấu sinh tử rồi ..."
Cuối cùng, với nỗ lực anh học viên dừng lại, rồi anh lấy lại sự bình tĩnh. Vị thầy, vẫn còn nhìn anh, cuối cùng thầy nói, "Thầy không phải là người con cần thuyết phục. Con không cần tranh luận với thầy - mà con cần tranh luận với chính mình."
ANH HỌC VIÊN
Đêm hôm đó anh học viên nằm trên tấm thảm rơm, nhìn chằm chằm lên trần nhà, suy nghĩ về ngày mai. Anh lo lắng, "nếu thầy không hài lòng về anh, thì sao?"
Cuối cùng, mọi chuyện qua đi, cơn khủng khoảng của người chiến sĩ trẻ cũng trôi qua như thế, sau đó anh tiếp tục học nghề.
Tới một lúc nào đó, giống như người làm ảo thuật, anh học viên bắt đầu kiểm soát được cảm xúc của mình. Từ đó trở đi, anh không còn giận dữ, anh không còn sợ hãi, và anh cũng không còn cảm thấy lo lắng nữa. Anh có thể nhìn thấy cách giải quyết cho mọi vấn đề, anh đánh bại các đối thủ thách thức anh, và anh tìm ra câu trả lời cho mọi câu đố của thầy.
Trên thực tế, lúc nầy vị thầy già không thể xem thường anh giống như một đứa trẻ con, mà ông thật sự tìm thấy nơi anh là một sự thử thách. Vị thầy cũng không thể thình lình chụp bắt được anh, hoặc dùng tay đập mạnh vào người anh lúc anh đang ngủ, hoặc vào lúc anh cúi người trên bếp nấu các bữa ăn cho hai thầy trò, hoặc quay ngược người anh lại trong lúc anh đứng tiểu trên sông.
Từ buổi sáng nầy cho tới buổi sáng kế tiếp, anh học viên luôn luôn chú tâm, và anh không để xao lãng bất cứ giây phút nào. Anh chú tâm tuyệt đối. Anh học viên trẻ trở thành y hệt cái đồng hồ yêu quý của vị thầy - đó là "một cái đồng hồ lớn có quả lắc" kỳ lạ, món quà tặng cho thầy từ một người bảo trợ ngoại quốc. Cái đồng hồ thật là chính xác, chạy đúng giờ, và mặc dù đồng hồ chạy liên tục, nhưng không có gì làm cho nó hỗn loạn, hoặc là gây trở ngại cho nó. Đây là một trong số những tài sản ít ỏi và đơn giản của vị thầy, và ông yêu thích cái đồng hồ nầy rất nhiều.
VỊ THẦY GIÁO
Một ngày kia, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cho thầy, anh chiến sĩ trẻ trở về nhà, và anh nhìn thấy một chuyện làm tâm anh rúng động. Trên sàn nhà, vị thầy ngồi mỉm cười, vì ông đang làm việc với sự say mê cao độ giống như một đứa trẻ. Từng phần nhỏ của cái đồng hồ đẹp nằm la liệt xung quanh ông. Chậm rãi và kiên nhẫn, thầy anh đang thực hiện việc tháo rời chiếc đồng hồ ra từng mảnh.
Anh học viên đứng ở ngưỡng cửa trong một lúc lâu, anh quan sát, và anh cố gắng suy ngẫm đây có phải là bài kiểm tra mới của thầy không. Cuối cùng, anh hỏi vị thầy tại sao thầy lại làm hư hỏng cái đồng hồ quý giá của thầy như thế. Vị thầy già cười ầm lên, như thể ông cảm thấy vui mừng vì anh học viên tài giỏi một lần nữa đã không nhìn ra điểm quan trọng. "Con trai của ta ơi", vị thầy nói, "con đã trở thành người mạnh mẽ, và con làm việc rất có hiệu quả, tuy nhiên, con quên đi niềm vui sống và lòng ham thích học hỏi, mà đó là lý do đưa con đến đây (lần đầu tiên). Con nghĩ tại sao thầy lại làm chuyện nầy? Con hãy nói đi."
|
Samurai Story: The Student and The Teacher
“The master in the art of living makes little distinction between his work and his play, his labor and his leisure, his mind and his body, his education and his recreation, his love and his religion. To him it is all the same – he is always doing both”. ~ Zen teaching
I first heard my favorite martial art story when I was new to karate. I re-tell it now to my own students and, not surprisingly, to my personal performance and corporate clients as well. It isn't about dramatic feats of courage or sacrifice -- and it isn't about slaying a dozen enemies or fighting to the death for the family honor. The story is simple, yet it clearly illustrates how useful it can be to apply the martial arts' most fundamental lesson -- personal balance, to life's large and small challenges.
In my second column I’ll share some of my thoughts about why we train.
THE STUDENT
A talented young warrior goes to the school of a famous teacher, intent on being accepted as a student. The teacher invites the student in, and as they sit waiting for a pot of tea to steep, the student begins to tell the teacher about his enemies, about the battles he has won, those he has lost, and the times victory has been unfairly snatched from his grasp. He talks about the techniques he has mastered, his own students, and most importantly, what he expects this teacher to teach him.
The teacher smiles politely. He watches. He listens. He waits. Finally the tea is ready and the teacher begins to pour a cup for his visitor. The small cup fills to the brim and the teacher, still looking at his guest, keeps pouring. The cup overflows and tea begins to spill across the table, and down, onto the student’s lap. After an uncomfortable moment, the student finally jumps up and yells, “Stop, Master! Stop! The cup is full. You can’t put any more in.” The master, still smiling and still looking at the student, slowly stopped pouring the tea, and says, “Yes. The cup is just like you. Already full. I will not be able to teach you anything until you come to me with a cup that is empty.”
THE TEACHER
During the first year of the apprenticeship, the master trains the student in the arts of war on a daily basis. Although much older, and not as strong or fast as the younger man, the master is many times more skilled and experienced. From day one, as the boy had expected, it is never an even match. The training is intense, the pressure is constant, and the old man’s wooden practice sword is very, very, hard. Additionally, there is never a time when the student is truly safe. The master strikes him in the blink of an eye, anytime, day or night – whenever his attention lags or wanders.
In addition to his physical training, the student is also responsible for managing the master’s household and affairs. This task isn’t much easier. The teacher has many interests and arbitrarily changes his plans from day to day, all the while making countless unreasonable demands on the student’s time and energy. Additionally, the student is sent to deal with an endless number of ignorant, stubborn and cruel people, and on one impossible mission after another. Always, no matter how a situation is resolved, it seems to the young man that it was never good enough for the master.
THE STUDENT
At some point in his apprenticeship the student comes to doubt himself. For the first time in his life he feels ashamed at his limitations. He becomes nervous and jumpy. His performance as the master’s sparring partner gets worse – not better. There are many times that the student wants to just turn and run away. He has brief frightening moments where he thinks of taking his own life. On other days he is more tempted to take out his sword and kill the next person who looks at him in a funny way – the master included.
Finally, not knowing what else to do, the student goes to the teacher. He tells the old man that there must be something wrong with him. Maybe he is ill. The old man knows medicines and remedies – people come to him from across the region to be healed. “Please Master”, says the student, looking down, “I am sorry, but I am sick. Please give me something to feel better. There must be some medicine…”
THE TEACHER
The old man looks at the young one for a long quiet moment, and says, in a kinder voice then the student had heard in quite a while, “My son, you are not sick. You simply need to control your emotions. Right now, your anger controls you. Your fear controls you. Worst of all, you waste your energy worrying about what will happen tomorrow, whether you are good enough, whether you will survive here. You are a leaf blowing in a storm of your own making.”
The student is stunned to hear this – especially after all he has endured. He becomes angry, he slams his fist down on the table, and through barely controlled tears of rage yells, “No, Master! That is not true! I am not a child who cannot control his anger! And, I have never been afraid of anything in my entire life! I have had many opponents, and survived many life and death battles…”
Eventually, with effort, the student stops himself, and regains his composure. The teacher, still looking at him, finally says, “I am not the one you need to convince. Your argument is not with me – it is with yourself.”
THE STUDENT
That night he lay awake on his straw mat, staring at the ceiling, thinking about tomorrow. Worrying, “what if I am not good enough?” Eventually, as most do, the crisis passes for the young warrior and the apprenticeship continues.
At some point, as if by magic, the student gains control of his emotions. From then on, he is never angry, he is never afraid, and he never feels anxious. He is able to see the solution to every problem, defeat every opponent who challenges him, and find the answer to each of the master’s riddles.
In practice, the old man can no longer toy with him like a child, but rather, finds a true challenge. Nor can the teacher catch the student by surprise and smack him sharply as he sleeps, or bends over the stove to cook their meals, or stands with his back turned to relieve himself in the river.
From one morning to the next the student never allows a single opening or a single lapse in his attention. His focus is absolute. It occurs to the young student that he has become very much like the master’s one vanity – the strange “grandfather” clock the old man had received as a gift from a foreign patron. It is precise, exact, and although it moves constantly, nothing disturbs, or upsets, it. Of his few simple possessions, the master loves this object very much.
THE TEACHER
One day, the young warrior returns home from completing a task for the master and sees something that shocks him. On the floor, smiling and working with the intensity of a fascinated child sits the master. The beautiful clock lies around him in sections. Slowly, and patiently, he is going about the task of taking it apart, piece by piece.
The student stands in the doorway for a long moment, watching, trying to figure if this is another test. Finally, he asks the teacher why he is ruining his prized possession. The old man laughs out loud, as if delighted that this wonderful student is once again missing the point. “My son”, he says, “you have become very strong, and you are very efficient, but you have misplaced the joy of living and the curiosity that first brought you here. Tell me, why do you think I am doing this?” |