Khi Thiếu Con Mắt Trí Tuệ, Thế Gian Nầy Mù Lòa
Câu Chuyện Về Cô Gái Trẻ Dệt Vải, Kệ 174
Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa
Without Eye Of Wisdom, This World Is Blind
The Story of the Weaver-Girl, Verse 174
Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada
Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Illustrations by- Hình Vẽ: Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net
Khi Thiếu Con Mắt Trí Tuệ, Thế Gian Nầy Mù Lòa - Câu Chuyện Về Cô Gái Trẻ Dệt Vải, Kệ 174 BÀI KỆ 174:
174. Andhabhūto ayaṃ loko tanuk’ettha vipassati sakunto jālamutto’va appo saggāya gacchati. (13:8)
Thế gian nầy trở nên mù lòa bởi vì, tại đây có ít người nhìn thấy rõ ràng (bản-chất vô thường của mọi vật) giống như, chỉ có vài con chim thoát ra khỏi lưới cũng như thế, chỉ có ít người lên được cõi trời.
Trong khi cư trú tại Tu viện gần đền Aggāḷava ở quốc gia Āḷavi (trong nước Ấn Độ), Đức Phật đã nói bài kệ nầy với một cô gái trẻ làm nghề dệt vải.
Vào lúc kết thúc ngày lễ cúng dường trai tăng ở Āḷavi, Đức Phật đã thuyết giảng về sự vô thường của năm uẩn (khandhās). Những điểm chính yếu Đức Phật đã nhấn mạnh vào ngày đó, có thể được diễn tả như sau: "Cuộc đời của chúng ta là vô thường: đối với mọi người, chỉ có cái chết là điều chắc chắn. Chúng ta chắc chắn sẽ chết: cuộc đời của chúng ta sẽ kết thúc bằng cái chết. Cuộc đời của chúng ta thì tạm bợ, và không cố định: chỉ có cái chết là điều chắc chắn và không thay đổi." Đức Phật cũng đã thúc giục mọi người phải luôn luôn tỉnh thức, và cố gắng nhận ra bản chất thật sự của mọi vật. Ngài cũng nói rằng, "Khi chúng ta chuẩn bị một cây gậy, hoặc một ngọn giáo để đối mặt với kẻ thù (thí dụ như một con rắn độc), thì cũng như thế, người nào luôn luôn chú tâm đúng đắn về cái chết, họ sẽ bình thản khi phải đối mặt với cái chết. Lúc đó, họ sẽ từ giã thế gian nầy để đi đến một cõi an lành (sugati). Nhiều người không chú tâm nghe theo lời khuyên nói trên, tuy nhiên, có một cô gái dệt vải mười sáu tuổi, là người đã hiểu rõ ràng thông điệp nầy của Đức Phật. Sau khi thuyết pháp xong, Đức Phật trở về Tu Viện Jetavana (Kỳ Viên).
Ba năm sau đó, khi Đức Phật (dùng Phật nhãn) quan sát thế gian, ngài nhìn thấy cô gái trẻ dệt vải trong tầm mắt của ngài, và ngài biết rằng thời gian đã chín muồi để cho cô gái đạt được Sơ Quả Nhập-Lưu (Tu-đà-hoàn = sotāpatti). Vì vậy, Đức Phật đi đến Āḷavi để giảng Phật Pháp lần thứ nhì. Khi cô gái nghe tin Đức Phật một lần nữa đi đến cùng với năm trăm nhà sư, cô muốn đến và nghe Đức Phật thuyết pháp. Tuy nhiên, bố cô cũng yêu cầu cô phải cuốn chỉ vào các suốt chỉ, bởi vì bố cô đang cần gấp, vì vậy cô gái nhanh chóng cuốn một số suốt chỉ, rồi mang chúng đến cho bố cô. Trên đường đi đến chỗ bố cô, cô dừng chân lại một lát ở rìa ngoài của các khán giả, đang tập họp để lắng nghe Đức Phật giảng pháp.
Trong khi đó, Đức Phật biết rằng cô gái trẻ dệt vải sẽ đến nghe bài thuyết pháp của ngài: và ngài cũng biết rằng cô gái sẽ chết khi cô đến tiệm dệt vải. Vì thế, điều rất quan trọng là cô phải nghe được Phật Pháp trước cô đi đến tiệm dệt vải, vì cô không còn dịp nào để trở về. Do đó, khi cô gái trẻ xuất hiện ở rìa ngoài của các khán giả, Đức Phật dõi mắt nhìn cô. Khi cô trông thấy mắt ngài nhìn cô, cô đã buông giỏ của cô xuống, rồi cô tiến gần đến Đức Phật đảnh lễ.
Kế tiếp, Đức Phật hỏi cô bốn câu hỏi, và cô trả lời tất cả các câu hỏi nầy. Sau khi nghe xong các câu trả lời của cô, mọi người nghĩ rằng cô gái trẻ đã thiếu rất nhiều sự kính trọng (đối với mọi người).
Sau đó, Đức Phật yêu cầu cô giải thích ý nghĩa các câu trả lời của cô, nên cô bắt đầu giải thích. "Bạch Thế Tôn! Vì ngài biết con từ ngôi nhà của con đi đến đây, nên qua câu hỏi đầu tiên của ngài, ngài có ý hỏi, là con đến đây từ cõi nào trong quá khứ. Vì thế, câu trả lời của con là, 'Con không biết,' câu hỏi thứ hai của ngài (có ý) hỏi con, là con sẽ đi đến cõi nào trong tương lai; vì thế, câu trả lời của con là, 'Con không biết,' câu hỏi thứ ba ngài (có ý) hỏi con, là con có biết một ngày nào đó con sẽ chết không; vì thế, câu trả lời của con là, 'Dạ, con biết,' còn câu hỏi cuối cùng ngài (có ý) hỏi con, là con có biết ngày giờ nào con chết không; vì thế, câu trả lời của con là, 'Con không biết'".
Đức Phật hài lòng với các lời giải thích của cô, rồi ngài nói với mọi người: "Rất nhiều người không thể hiểu rõ ràng ý nghĩa các câu trả lời của cô gái dệt vải nầy. Đó là những người si mê, giống như họ đang ở trong bóng tối, họ chẳng trông thấy gì cả."
Sau đó, cô gái tiếp tục đi trên đường đến tiệm dệt vải. Khi cô đến đó, bố cô đang ngủ trên ghế của người dệt vải. Khi ông đột ngột thức giấc, ông vô tình kéo cái thoi dệt vải, vì thế mũi nhọn của cái thoi đâm ngay vào ngực cô con gái ông. Cô con gái chết ngay tại chỗ, và lúc đó trái tim của bố cô như tan vỡ ra. Với đôi mắt đầy lệ, ông đi đến gặp Đức Phật và cầu xin ngài cho phép ông gia nhập Tăng Đoàn. Rồi ông trở thành một nhà sư, và không lâu sau đó, ông đạt được quả A La Hán.
BÀI KỆ 174, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI
ayaṃ loko andhabhūto ettha tanuko vipassati jālamutto sakunto iva appo saggāya gacchati
ayaṃ loko: những người ở thế gian nầy; andhabhūto: bị mù lòa; ettha: trong số những người nầy ; tanuko: (chỉ) có vài người; vipassati: là có khả năng nhìn thấy rõ ràng (về bản-chất vô thường của mọi vật); jālamutto: thoát ra khỏi lưới; sakunto iva: giống như một con chim; appo: (chỉ) có vài người; saggāya gacchati: là lên được cõi trời
Hầu hết mọi người ở thế gian nầy không nhìn thấy rõ ràng (bản chất vô thường của mọi vật). Họ không thể nào nhìn ra thực tại một cách đúng đắn. Trong số những người nầy, chỉ một số rất ít người có khả năng hiểu biết (về bản-chất vô thường của mọi vật). Đấy là những người nhìn thấy rõ ràng. Giống như, chỉ có một số ít con chim thoát khỏi lưới, cũng như thế, chỉ một số ít người nầy có thể đi lên cõi trời.
Bài kệ 174 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:
(174) Đời này mù quáng vô vàn Ít người thấy được rõ ràng mà thôi Như chim thoát khỏi lưới rồi Ít con bay thẳng hướng trời cao xa.
BÌNH LUẬN
andhabhūto: mù. Những người ở thế gian, mà không thể nào nhận ra con đường giải thoát, được mô tả ở đây như là những người mù lòa. Chỉ có một số rất ít người có khả năng "nhìn thấy" (rõ ràng bản-chất vô thường của mọi vật), là họ thoát ra được mạng lưới của thế gian, và lên được cõi trời. Sagga: những trạng thái hạnh phúc, chứ không phải là các cõi trời vĩnh cửu. |
Without Eye Of Wisdom, This World Is Blind - The Story of the Weaver-Girl, Verse 174 VERSE 174:
174. Andhabhūto ayaṃ loko tanuk’ettha vipassati sakunto jālamutto’va appo saggāya gacchati. (13:8)
This world is blind-become few are here who see within as few the birds break free from net so those who go to heavens.
While residing at the Monastery near Aggāḷava shrine in the country of Āḷavi, the Buddha spoke this verse, with reference to a young maid, who was a weaver.
At the conclusion of an alms-giving ceremony in Āḷavi, the Buddha gave a discourse on the impermanence of the aggregates (khandhās). The main points the Buddha stressed on that day may be expressed as follows: “My life is impermanent: for me death only is permanent. I must certainly die: my life ends in death. Life is not permanent: death is permanent.” The Buddha also exhorted the audience to be always mindful and to strive to perceive the true nature of the aggregate. He also said, “As one who is armed with a stick or a spear is prepared to meet an enemy (e.g., a poisonous snake), so also, one who is ever mindful of death will face death mindfully. He would then leave this world for a good destination (sugati). Many people did not take the above exhortation seriously, but a young girl of sixteen who was a weaver clearly understood the message. After giving the discourse, the Buddha returned to the Jetavana Monastery.
After a lapse of three years, when the Buddha surveyed the world, he saw the young weaver in his vision, and knew that time was ripe for the girl to attain sotāpatti fruition. So the Buddha came to Āḷavi to expound the Dhamma to the second time. When the girl heard that the Buddha had comeagain with five hundred monks, she wanted to go and listen to the discourse which would be given by the Buddha. However, her father had also asked her to wind some thread spools which he needed urgently, so she promptly wound some spools and took them to her father. On the way to her father, she stopped for a moment at the edge of the audience, assembledto listen to the Buddha.
Meanwhile, the Buddha knew that the young weaver would come to listen to his discourse: he also knew that the girl would die when she got to the weaving shed. Therefore, it was very important that she should listen to the Dhamma on her way to the weaving shed and not on her return. So, when the young weaver appeared on the fringe of the audience, the Buddha looked at her. When she saw him looking at her, she dropped her basket and respectfully approached the Buddha.
Then, he put four questions to her and she answered all of them. Hearing her answers, the people thought that the young weaver was being very disrespectful.
Then, the Buddha asked her to explain what she meant by her answers, and she explained. “Venerable! Since you know that I have come from my house, I interpreted that, by your first question, you meant to ask me from what past existence I have come here. Hence my answer, ‘I do not know;’ the second question means, to what future existence I would be going from here; hence my answer, ‘I do not know;’ the third question means whether I do know that I would die one day; hence my answer, ‘Yes, I do know;’ the last question means whether I know when I would die; hence my answer, ‘I do not know.’”
The Buddha was satisfied with her explanation and he said to the audience, “Most of you might not understand clearly the meaning of the answers given by the young weaver. Those who are ignorant are in darkness, they are unable to see.”
Then, she continued on her way to the weaving shed. When she got there, her father was asleep on the weaver’s seat. As he woke up suddenly, he accidentally pulled the shuttle, and the point of the shuttle struck the girl at her breast. She died on the spot, and her father was broken-hearted. With eyes full of tears he went to the Buddha and asked the Buddha to admit him to the Sangha. So, he became a monk, and not long afterwards, attained arahatship.
EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 174)
ayaṃ loko andhabhūto ettha tanuko vipassati jālamutto sakunto iva appo saggāya gacchati
ayaṃ loko: these worldly persons; andhabhūto: are blind; ettha: of them; tanuko: a few; vipassati: are capable of seeing well; jālamutto: escaped from the net; sakunto iva: like a bird; appo: a few; saggāya gacchati: go to heaven
Most people in this world are unable to see. They cannot see reality properly. Of those, only a handful are capable of insight. Only they see well. A few, like a stray bird escaping the net, can reach heaven.
COMMENTARY
andhabhūto: blind. The worldly people, who cannot perceive the way to liberation are described here as the blind. The handful capable of “seeing” escape the net of worldliness and reach heaven. Sagga: blissful states, not eternal heavens. |