Tu Tập Như Bốn Yếu Tố Tứ Đại - Practice Like The Four Elements
Ajahn Chah - Translated by: Paul Breiter
Người dịch: Lê Kim Kha
Tu Tập Như Bốn Yếu Tố Tứ Đại
Tu tập sự định tâm (samadhi) cũng giống như vậy. Chúng ta nghĩ rằng nó dễ làm. Nhưng khi ngồi thiền, chân bị đau, lưng nhức mỏi, ta cảm thấy mệt, nóng nực và ngứa ngáy. Rồi ta thấy nản chí, nghĩ rằng thiền định là điều xa vời, như chuyện trên trời trên mây vậy. Ta chẳng biết làm gì nữa và trong đầu toàn thấy những khó khăn. Nhưng nếu ta được chỉ dẫn thì có thể sẽ dễ dàng hơn.
Khi mới bắt đầu, tu tập thiền định là việc khó. Bất cứ việc gì cũng đều khó nếu ta không biết cách làm. Nhưng nếu chịu tập luyện thì sẽ có thay đổi. Việc gì hữu ích thì cũng đáng làm hơn những thứ vô ích. Chúng ta thường sợ phấn đấu—đó là thói thường, và chúng ta cần phải vượt qua nó. Do vậy, sự học tu và tập luyện một thời gian là điều cần thiết. Cũng giống như mở một con đường băng qua rừng rậm. Lúc đầu thật khó khăn, gặp nhiều chướng ngại, vật cản. Nhưng cứ quay lại làm tiếp, phát hoang, chặt bỏ cây cối, di dời đá núi, đắp đường, làm cầu...dần dần người ta sẽ mở ra được con đường. Đó cũng giống như cách tu tập cái tâm. Cứ tu tập kiên trì, tâm sẽ được phát quang, phát sáng. Đức Phật và các vị đại đệ tử ngày xưa cũng là những người bình thường, nhưng họ đã tu tập bản thân để tiến triển đến những tầng giác ngộ. Họ làm được nhờ tu tập, luyện tập.
Lời khuyên của Đức Phật về tu thiền là gì?. Phật dạy chúng ta hãy tu tập như đất, tu tập như nước, tu tập như gió, tu tập như lửa. Tu tập như những “thứ xưa”, những thứ cấu tạo nên chúng ta: Yếu tố cứng của đất, yếu tố lỏng của nước, yếu tố động của gió, yếu tố nhiệt của lửa.
Nếu có ai đào xới đất, đất chẳng thấy phiền hà. Nó có thể chịu bị cày, bị xới, bị làm ngập nước. Những thứ thúi rửa có thể được chôn trong đất. Nhưng đất vẫn bàng quan, chẳng than phiền gì. Nước thì có thể bị đông lạnh ngắt, hay bị nấu sôi sục, hoặc bị dùng để rửa những thứ dơ bẩn, nhưng nó chẳng hề gì. Lửa có thể dùng để đốt cháy những thứ đẹp, thứ xấu, thứ thơm tho, thứ bẩn thỉu. Nó cũng chẳng phiền hà gì. Khi gió thổi, nó thổi bay tất cả mọi thứ, thứ tươi đẹp và thứ xấu xí, thứ hữu ích và thứ vô ích. Nó chẳng để ý gì đến những thứ đó.
Đức Phật đã dùng ví dụ này. Cái đống thân của ta chỉ đơn giản là sự kết hợp của bốn yếu tố tứ đại đất, nước, khí nhiệt. Nếu ta muốn tìm thấy có ‘ai’ trong đó, ta chẳng tìm thấy gì. Đó chỉ là tập hợp của bốn yếu tố tứ đại. Nhưng cả đời chúng ta chẳng bao giờ hiểu được đống thân này chỉ là những yếu tố đó, chẳng bao giờ phân tách ra như vậy. Chúng ta chỉ nghĩ rằng “Đây là ta. Đây là thân của ta”. Chúng ta luôn nhìn mọi thứ với một cái ‘ta’, cái ‘ngã’, một ‘con người’, mà chẳng hề nhìn ra thân này chỉ là đất, nước gió, lửa. (Ngay cả khi nhìn một xác chết đang tan rã và thối nát, chúng ta vẫn không nghĩ ra đó chỉ thực sự là một đống đất, nước, gió, lửa). Đức Phật đã dạy về điều này. Phật dạy về bốn yếu tố tứ đại và mong chúng ta nhìn ra rằng thân chỉ là vậy, chẳng có ‘ai’ ở bên trong cái đống thân đó cả. Hãy quán niệm (suy xét) về những yếu tố này của thân để thấy được không có một ‘ai’ hay một ‘người’ nào bên trong nó, đó chỉ là đất, nước, gió, lửa.
Điều này thật sâu sắc, phải không? Đó là điều sâu sắc đang bị che giấu—người ta nhìn nhưng chẳng mấy ai thấy được điều đó. Chúng ta chỉ quen nghĩ về cái ‘ta’, về ‘con người ta’, về ‘thân tướng của ta’ hoặc ‘của ai đó’. (Chúng ta cứ coi thân này là một ‘con người’, mỗi người mỗi thân tướng, mỗi thân là mỗi ‘người’). Nếu còn nghĩ về một cái ‘ta’ và ‘thân của ta’ như vậy thì sẽ rất khó mà tu thiền cho được thâm sâu. Nó không nhìn ra lẽ thật và không đạt đến chân lý, và do vậy chúng ta không thể vượt qua vẻ về ngoài (giả danh) của mọi thứ. Chúng ta còn bị dính kẹt vào những quy ước của thế gian; và khi còn dính kẹt vào những quy ước thế gian có nghĩa là vẫn còn dính trong vòng luân chuyển luân hồi: Có rồi mất, sinh rồi tử, tử rồi sinh, vẫn còn chịu khổ trong cảnh giới ngu mờ vô mình. Những gì chúng ta muốn và ước không bao giờ xảy ra theo ý ta, bởi vì chúng ta nhìn mọi thứ một cách sai lầm.
Với loại gông cùm chấp thủ (ngã chấp, thân kiến) như vậy, chúng ta vẫn còn ở rất xa với con đường chứng ngộ giáo pháp.
Hãy bắt tay vào việc từ bây giờ. Chỉ có tu hành theo Giáo Pháp thì mới giúp chúng ta vượt qua khổ đau. Nếu chúng ta không thể vượt qua hết mọi khổ đau, chúng ta vẫn có khả năng vượt qua một ít khổ đau ngay bây giờ, trong hiện tại. Ví dụ, nếu chúng ta có tu tập, khi có ai chửi mắng ta, ta không khởi tâm tức giận, thì ta đã vượt qua một thứ khổ đau (sân). Nếu chúng ta luôn tức giận, chúng ta chưa chuyển hóa được khổ đau đó.
Khi có ai chửi mắng ta, nếu ta biết soi chiếu vào giáo pháp, chúng ta sẽ thấy rằng chỉ có cái đống thân này bị chửi. Ừ, ai chửi thì cứ chửi—thực sự họ chỉ đang chửi một đống đất. Một đống đất này đang chửi một đống đất khác. Nước đang chửi nước. Gió đang chửi gió. Lửa đang chửi lửa. Chẳng có ‘ai’ đang chửi ‘ai’ cả.
Nếu chúng ta hiểu được như vậy, ta không hề thấy bị xúc phạm hoặc phản ứng lại khi bị chửi mắng: có lẽ họ sẽ cho rằng ta là đồ điên. “Thằng đó bị chửi mắng mà chẳng nói gì. Nó chắc không có cảm giác!”. Đến khi có ai đó chết, ta cũng không cảm giác tuyệt vọng, đau đớn và khóc than: có lẽ họ cũng cho rằng ta là đồ điên dại và trơ tráo.
Hãy tu tập để nhìn nhận, nhìn thấy cái ‘bản thân’ của chúng ta đích thực là gì. Hãy tu hành để vượt qua khổ đau của kiếp người, việc đó không phụ thuộc vào ý kiến người khác nghĩ về ta ra sao. Vượt qua được khổ đau hay không là tùy thuộc vào trạng thái tâm của ta, tùy thuộc vào việc ta có tu tập các trạng thái tâm của ta được hay không. Đừng chấp nê những gì người đời nói về mình—nếu ta có thể chứng ngộ được sự thật cho chính mình, thì chúng ta có thể sống bình an và thư thái.
Lúc nào gặp khó khăn, hãy quán chiếu (soi xét, suy xét, quán niệm, tưởng nhớ) về Giáo Pháp. Suy xét về những điều các bậc sư thầy đã chỉ dạy chúng ta. Họ dạy ta buông bỏ, kiềm chế và tự chủ, đặt mọi thứ xuống; họ đã dạy chúng ta như vậy để giải quyết những khó khăn chúng ta gặp trong tiến trình tu tập. Giáo pháp chúng ta đã nghe học là được dùng để xử lý và đối trị những khó khăn trong tu tập.
Những khó khăn nào? Gia đình? Ta đang có những thứ khó khăn nào? Về con cái, vợ hoặc chồng, bạn bè, hay về công việc? Những thứ này đôi lúc cũng gây nhức đầu, đúng không? Đó cũng là những khó khăn trong đời tu tập. Lời dạy của các sư thầy chỉ cho chúng ta cách áp dụng giáo pháp để giải quyết những khó khăn hàng ngày.
Chúng ta được sinh ra làm người. Chúng ta có trách nhiệm làm sao để sống với cái tâm hạnh phúc. Chúng ta làm mọi việc theo hướng có trách nhiệm đó. Khi gặp thứ gì khó khăn, chúng ta tập tính chịu đựng. Làm những công việc nghề nghiệp chân chính (chánh mạng) là một cách thực hành Giáo Pháp, thực hành lối sống đạo đức. Sống một cách hạnh phúc và hòa hợp như vậy đã là điều khá tốt.
Tuy nhiên chúng ta thường để mất. Đừng để mất! Nếu ta đến chùa hay thiền viện để tu tập, rồi sau đó về nhà đánh lộn, cãi nhau thì đó là sự để-mất. Quý vị có nghe rõ điều tôi nói không? Làm tu tập mà làm vậy thì tu chỉ để mất chứ chẳng được gì. Nếu cứ làm vậy có nghĩa là quý vị chẳng nhìn thấy một chút nào của Giáo Pháp - chẳng được chút lợi lạc nào. Mong quý vị hiểu rõ chỗ này.
|
Practice Like The Four Elements
A city person may like to eat mushrooms. He asks, "Where do the mushrooms come from?" and someone tells him, "They grow in the earth.” So he picks up a basket and goes walking out into the countryside, expecting the mushrooms will be lined up along the side of the road for him to pick. But he walks and walks, climbing hills and trekking through fields, without seeing any mushrooms. A villager has gone picking mushrooms before, and she knows where to look for them; she knows which part of which forest to go to. But the city person only has the experience of seeing mushrooms on his plate. He heard they grow in the earth and got the idea that they would be easy to find, but it didn't work out that way.
Training the mind in samadhi, meditative stability, is similar. We get the idea it will be easy. But when we sit, our legs hurt, our back hurts, we feel tired, we get hot and itchy. Then we start to feel discouraged, thinking that samadhi is as far away from us as the sky from the earth. We don't know what to do and become overwhelmed by the difficulties. But if we can receive some training, it will get easier little by little.
When we are new to it, training in samadhi is difficult. Anything is difficult when we don't know how to do it. But training at it, this can change. That which is useful can eventually overcome and surpass that which is not. We tend to become fainthearted as we struggle—this is a normal reaction, and we all go through it. So it's important to train for some time. It's like making a path through the forest. At first it's rough going, with a lot of obstructions, but returning to it again and again, we clear the way. After a while, we have removed the branches and stumps, and the ground becomes firm and smooth from being walked on repeatedly. Then we have a good path for walking through the forest. This is what it's like when we train the mind. Keeping at it, the mind becomes illumined. The Buddha and his disciples were once ordinary beings, but they developed themselves to progress through the stages of enlightenment. They did this through training.
What was the Buddha's advice on how to practice meditation? He taught to practice like the earth, to practice like water, to practice like fire, to practice like wind. Practice like the “old things," the things we are already made of: the solid element of earth, the liquid element of water, the warming element of fire, the moving element of wind.
If someone digs the earth, the earth is not bothered. It can be shoveled, tilled, or watered. Rotten things can be buried in it. But the earth will remain indifferent. Water can be boiled or frozen or used to wash something dirty; it is not affected. Fire can burn beautiful and fragrant things or ugly and foul things—it doesn't matter to the fire. When wind blows, it blows on all sorts of things, fresh and rotten, without concern.
The Buddha used this analogy. The aggregation that is us is merely a coming together of the elements of earth, water, fire, and air. If you try to find an actual person there, you can't. There are only these collections of elements. But for all our lives, we never thought to separate them like this to see what's really there; we have only thought, “This is me. This is mine." We've always seen everything in terms of a self, never seeing that there are merely earth, water, fire, and air. But the Buddha teaches in this way. He talks about the four elements and urges us to see that this is what we are. There are earth, water, fire, and air; there is no person here. Contemplate these elements to see that there is no being or individual, but only earth, water, fire, and air.
It's deep, isn't it? It's hidden deep-people will look but they can't see it. We're used to thinking in terms of self and other all the time. So our meditation is still not very deep. It doesn't reach the truth, and we don't get beyond the way things appear to be. We remain stuck in the conventions of the world, and being stuck in the world means remaining in the cycle of transformation: getting things and losing them, dying and being born, being born and dying, suffering in the realm of confusion. Whatever we wish for and aspire to doesn't really work out the way we want, because we are seeing things wrongly. With this kind of grasping attachment, we are still very far indeed from the real path of Dharma.
Let's get to work right now. Our practice of Dharma should be getting us beyond suffering. If we can't fully transcend suffering, then we should at least be able to transcend it a little, now, in the present. For example, when someone speaks harshly to us, if we don't get angry, we have transcended suffering. If we get angry, we haven't transcended dukkha.
When someone speaks harshly to us, if we reflect on Dharma, we will see it is just heaps of earth involved. OK, he is criticizing me-he's just criticizing a heap of earth. One heap of earth is criticizing another heap of earth. Water is criticizing water. Air is criticizing air. Fire is criticizing fire.
But if we really see things in this way, then others will probably call us mad. "He doesn't care about anything. He has no feelings!" When someone dies we won't get upset and cry, and they will call us crazy.
It really comes down to practicing and realizing for ourselves. Getting beyond suffering doesn't depend on others' opinions of us, but on our own individual state of mind. Never mind what they will say if we experience the truth for ourselves, then we can dwell at ease.
When difficulties occur, recollect Dharma. Think of what your spiritual guides have taught you. They teach you to let go, to have restraint and self-control, to put things down; they teach you to strive in this way to solve your problems. The Dharma that you study is just for solving your problems.
What kind of problems are we talking about? How about your families? Do you have any problems there? Any problems with your children, your spouses, your friends, or your work? All these things give you headaches sometimes, don't they? These are the problems we are talking about; the teachings are telling you that you can resolve the problems of daily life with Dharma.
We have been born as human beings. It should be possible to live with happy minds. We do our work according to our responsibilities. If things get difficult, we practice endurance. Earning a livelihood in the right way is one sort of Dharma practice, the practice of ethical living. Living happily and harmoniously like this is already pretty good.
We are usually taking a loss, however. Don't take a loss! If you go to a center or a monastery to meditate and then go home and fight, that's a loss. Do you hear what I'm saying? It's just a loss to do this. It means you don't see the Dharma even a tiny little bit - there's no profit at all. |