Phật và Bồ-Tát - Buddhas and Bodhisattvas
Ajahn Chah - Translated by: Paul Breiter
Người dịch: Lê Kim Kha
Phật và Bồ-Tát
Khi tâm còn bị che mờ bởi tham sân si, đó là chúng sinh hữu tình. Nhưng khi chúng ta có những tâm phạm trú (brahma-vihara), tức là tứ vô lượng tâm từ, bi, hỷ, xả, được thiết lập trong tim, chúng ta được gọi là những chúng sinh xuất chúng, là những Bồ-tát. Ngay cả chúng sinh chưa có những phẩm hạnh đó cũng có thể tu tập để phát triển chúng và cuối cùng sẽ đến giác ngộ. Từ những kiếp trước, Đức Phật cũng chỉ là một chúng sinh con người. Nhưng người ấy đã tu tập bản thân để trở thành một chúng sinh xuất chúng, với đầy đủ tâm vô lượng, và do vậy được gọi là Bồ-tát. Rồi sau đó, Bồ-tát liên tục quán chiếu để hiểu biết sự thật, hiểu biết về lẽ thật vô thường, khổ và vô ngã, và sau cùng đạt đến sự hiểu biết hoàn toàn và đã giác ngộ thành một vị Phật. Do vậy, không nên nghĩ rằng chỉ có một vị Phật. Một vị Phật đích thực là chân pháp (saccadhamma), là chân lý, và ai giác ngộ hoàn toàn như vậy là một vị Phật. Có hàng trăm, hàng ngàn vị Phật, nhưng các vị đó đều đi theo một con đường, đó là con đường của tầm nhìn đúng đắn (chánh kiến).
Thật vậy, có một vị Phật, đó là chánh kiến. Ai giác ngộ hoàn toàn như vậy cũng không khác vị Phật đó. Do vậy Phật không cách xa chúng sinh là mấy. Phật là giác, chúng sinh là mê. Còn mê là chúng sinh, giác ngộ là Phật. Phật tính là thứ được chứng ngộ từ bên trong. Đó là sự chứng ngộ cái tâm nguyên thủy, chân tâm. Sau khi chứng ngộ được chân tâm, chúng ta sẽ thấy rằng chân tâm là không thể mô tả được và không thể san sẻ được cho người khác. Không cách gì để diễn tả về nó, chẳng có gì để so sánh về nó được. Nó vượt qua ngôn từ và khái niệm. Nếu chỉ dạy cho người khác thì người giác ngộ cũng phải dùng những ý tưởng bên ngoài để diễn tả về nó, còn mỗi người phải tự chứng ngộ cho mình. |
Buddhas and Bodhisattvas
You could say we are sentient beings working to become awakening beings, bodhisattvas. This is just the same as the Lord Buddha did.
When the mind is obscured by desire, aversion, and delusion, that is a sentient being. But whenever we have the brahmavihara, the "divine abidings" of loving kindness, compassion, empathetic joy, and equanimity established in our hearts, then we can be called excellent beings, or we could also be called bodhisattvas. Even beings without such qualities can develop them and eventually become enlightened. In the past, the one who was to become the Lord Buddha was also merely a human being. But he developed himself to be an extraordinary being, one who was suffused with the brahmaviharas, and thus he was called the Bodhisattva. Then through his persistent contemplation to know the truth, to know the facts of impermanence, suffering, and lack of a self, he attained to full knowledge and was awakened as the Buddha. So don't get the idea that there was only one Buddha. The one Buddha is actually the saccadhamma, the truth, and whoever is awakened to that is Buddha. There may be hundreds or thousands of buddhas, but they will all follow in this same track, that of correct view.
Yes, there is one Buddha, meaning right view. Whoever awakens to that is not different from the Buddha. So the Buddha and sentient beings are not far apart. This is something to be realized within. Realizing the truth of original mind, we will see that it is impossible to describe or give to another. There is no way to show it, nothing to compare it to. It is beyond speech or concept. Teaching others, we rely on externals to transmit ideas, but realization of the truth must be accomplished by each individual. |