Tu Liên Tục - Keep At It
Ajahn Chah - Translated by: Paul Breiter
Người dịch: Lê Kim Kha
Tu Liên Tục Từng chút, từng chút, rồi chúng ta có thể hành thiền. Chúng ta chưa có được sự hiểu biết (tri kiến) thâm sâu, chúng ta chưa thực sự biết mình đang làm gì, nhưng chúng ta có thể tập tiến mỗi lần một chút. Chúng ta có thể không biết mình có lợi ích từ việc tập thiền, nhưng chúng ta cứ thực hành nó, từng chút, từng chút. Khi chúng ta ăn, chúng ta có thấy no ngay sau khi ăn một muỗng?. Chưa. Chúng ta có thể nói mình no, mặc dù chưa no (bụng chưa đầy). Ăn thêm muỗng thứ hai và chúng ta sẽ no hơn, nhưng chỉ là no hơn một chút. Nếu chúng ta tiếp tục ăn, từng muỗng một, đến lúc nào đó chúng ta sẽ no đầy. Hãy suy nghĩ về điều này, biết nhìn trước, và ta sẽ thấy được mình đang đi đến đâu: cuối cùng chúng ta sẽ đến lúc đang chậm rãi ngồi nhai muỗng cơm cuối cùng. Từng muỗng nhỏ tích góp, và cơn đói giảm bớt từng chút, và cuối cùng chúng ta no đầy—có thể đến mức chúng ta chẳng thèm nhìn đến món ăn nào nữa. Những muỗng nhỏ thức ăn đã được ăn vào, từng muỗng một, đã làm no bụng chúng ta.
Những lão làng ở đây thường hay kể chúng ta chuyện trong cây tre khô có lửa. Thời xưa, diêm quẹt còn rất hiếm và diêm quẹt không phải lúc nào cũng quẹt ra lửa được. Khi người ta đi vô rừng, họ chỉ cần tìm những khúc cây khô, họ biết có lửa bên trong cây. Khi nào họ cần lửa nấu ăn, họ chỉ cần cọ sát hai khúc tre khô để nó phát ra lửa. Họ cọ sát liên tục hai khúc tre. Ban đầu thân tre còn lạnh. Sau một hồi có sát, khúc tre nóng lên, rồi sau đó bốc khói. Phải mất thời gian để hai khúc tre nóng lên, rồi mất thêm thời gian nữa mới bốc khói, và sau đó mới phát ra lửa.
Thời bây giờ con cháu của họ sống trong thời hiện đại không còn kiên nhẫn như cha ông trước kia. Thời bây giờ, nếu chúng ta cầm hai khúc tre khô để tạo ra lửa, chúng ta chỉ mới cọ sát hai phút là bắt đầu thấy mệt mỏi. Chúng ta chán nản và bỏ khúc tre xuống ngay. “Thôi, mệt quá, nghỉ một chút đã”. Sau đó chúng ta lại cầm mấy khúc tre lên, tre đã lạnh trở lại. Chúng ta lại cọ sát lần nữa, nhưng phải bắt đầu lại từ đầu nên tre không dễ nóng lên nhanh được. Và rồi ta lại hết kiên nhẫn...Cứ như vậy, chúng ta cứ làm theo kiểu đó hàng giờ hoặc cả ngày thì cũng chẳng tạo ra chút lửa nào. Chúng ta cọ sát rồi ngưng, cọ sát rồi ngưng. Rồi ta bắt đầu xỏ xiêng những lão làng: “Những lão già làng đúng là điên. Tui chẳng hiểu mấy ổng nói kiểu gì, lửa đâu mà lửa. Chắc mấy ông già bịa chuyện cho vui. Tui đã cọ sát mấy khúc tre đến rã tay ra mà có thấy chút lửa nào đâu!”.
Điều đó cũng xảy ra tương tự nếu chúng ta không hiểu biết và không cố gắng tu tập đến nơi đến chốn!. Chúng ta không làm đủ nóng mà lại mong có được lửa. Những người xưa đã làm được như vậy, nhưng họ biết phải cần có nhiều nỗ lực liên tục mới tạo ra được lửa. Bạn phải cọ sát liên tục, không ngừng, vì nếu bạn ngưng thì bạn chỉ có được mấy khúc tre lạnh mà thôi.
Cũng giống như những học trò từ xa khăn gói đến đây để học thiền. Họ lắng nghe vài điều chỉ giáo, rồi họ muốn thiền cho được nhanh chóng. Họ cứ muốn học phương pháp thiền nào giúp họ có được kết quả nhanh nhất. Tôi nói với họ: “Nếu các anh chị muốn ‘nhanh nhất’ thì chẳng được gì đâu”. Có một thứ được gọi là nguyên nhân và kết quả (nhân quả). Kết quả tu tập chỉ được tạo ra từ những nguyên nhân đúng đắn và phù hợp. Không có chuyện cầu được ước thấy ngay tức khắc. Cách ‘nhanh nhất’ ư—ngay cả Phật chắc cũng tìm không ra.
Chúng ta sẽ tiến bộ được trên đường tu tập nhờ vào sự nỗ lực liên tục, tu miên mật, cũng giống như một người cọ sát hai khúc tre liên tục và không ngừng thì mới tạo được lửa. Cọ sát không ngừng, nhiệt nóng sẽ tăng lên. Càng cọ sát thêm, nhiệt nóng càng tăng lên. Khi khói bốc lên, lửa gần xuất hiện; nhưng đang lúc khói bốc lên thì không nên ngưng lại. Đây không phải trò chơi (muốn chơi thì chơi, muốn ngưng thì ngưng để bữa sau chơi lại), người xưa hiểu được như vậy nên họ cọ sát liên tục liên tục và không ngừng. Đó là cách những người ấy tạo ra được lửa. |
Keep At It
Little by little, we can work at meditation. We don't have deep knowledge yet; we don't really know what we're doing, but we can progress a little at a time. We may not know that we benefit from it, but we do, little by little. When you eat your food, are you full after the first mouthful? You won't feel that way. But you could say you're full, though not very full. Take the second mouthful, and you're more full, but still it's just a little. If you keep on eating, a little at a time, you will get there. Think about it, look ahead, and you will see where you are going: finally you will be slowly chewing your last mouthful. Small things accumulate, and hunger is reduced, until finally you will be full-maybe to the point where you can't look at any more food. The mouthfuls you have eaten, one at a time, have filled you.
Old folks here will tell you there's fire in dry bamboo. In the past, matches were hard to come by and didn't always work. When people went into the forest, they could just find some dry wood, and they knew there was fire in it. Whenever they wanted to cook, they only had to rub two pieces of dry bamboo together to start a fire. They would just keep rubbing them together. At first the wood was cold. Rubbing for a while, it got hot, then after some time was smoke. But it did take a while to get hot, and even more time to make smoke and finally fire.
Now we, their children and descendants in these times, don't have much patience. If we try to rub pieces of bamboo to make fire, within two minutes we're getting restless. We get fed up and put the sticks down: "Time to take a break!" Then when we pick them up again, we find they're cold. We start rubbing once more, but we're starting from the beginning again so they don't get hot very quickly, and again we get impatient. Like this, we could keep at it for an hour or a whole day and wouldn't see any fire. We rub and stop, rub and stop. Then we start to criticize the old people: “These old-timers are crazy. I don't know what they're talking about. They must be lying. I've been rubbing the sticks all this time and still there's nothing."
This is what happens if our understanding and commitment to practice don't go far enough. There's not enough heat, but we expect to have fire. The old folks have done that, but they know it takes some effort. You have to keep rubbing without taking a break; if you take a break, you only get cold sticks.
It's like the students who travel here to study meditation. They listen to some teaching and they want to get it fast. They want to find the method of meditation that will give them results fastest of all. I tell them, "If you want ‘fastest' it won't work." There's such a thing as cause and result; the results will be born of the appropriate causes. It doesn't simply appear in an instant as we desire it to. "Fastest"-even the Buddha would be stumped.
We will progress on the path because of continuous effort, just like someone rubbing pieces of bamboo to get fire. Rubbing without stopping, the heat increases. The more she rubs, the hotter it gets. When smoke appears, fire is near; but at the point when she gets smoke, she doesn't take a break. It's not a game, so she knows she has to keep at it. In that way she gets fire. |