Phật Pháp Là Thuốc Chữa Bệnh (Trích đoạn)
ye keci osadhā loke vijjanti vividhā bahū, dhammosadhasamaṃ na-tthi; etaṃ pivatha bhikkhavo.
dhammosadhaṃ pivitvāna ajarāmaraṇā siyuṃ, bhāvayitvā ca passitvā nibbutā upadhikkhaye ti ~ Millinda-panho 335
Bất cứ loại thuốc nào được tìm thấy Trên thế gian nầy - dù cho có nhiều loại khác nhau - Nhưng chẳng có loại thuốc nào sánh với Phật Pháp. Nầy các Tỳ Kheo, hãy uống thuốc nầy đi!
Và sau khi uống xong Thuốc của Phật Pháp, Các ông sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi sự già nua và cái chết. Các ông đã thiền tập và đã thấu hiểu - (Nên các ông sẽ) được chữa lành bệnh, vì không còn dính mắc nữa. ~ Vua Millinda Vấn Đạo 335
GHI CHÚ CỦA ANDREW OLENDZKI
Hai câu kệ nầy cho chúng ta thấy biểu tượng chữa lành bệnh qua giáo lý của Đức Phật. Ngài thường được xem như là một vị thầy thuốc giỏi bậc nhất, ngài nhìn thấy sự đau khổ của tất cả chúng sinh trên thế gian nầy, ngài áp dụng công thức y khoa của Bốn Sự Thật Cao Quý cho mọi người: 1) diễn tả các triệu chứng của "đau khổ, không như ý, không hoàn hảo"; 2) điều tra các nguyên nhân tạo ra các triệu chứng nầy; 3) nhờ sự hiểu biết các nguyên nhân nầy, cho nên tìm được phương cách chữa trị; và cuối cùng 4) đưa ra một phương cách điều trị thich ứng, để giúp cho con người thoát ra khỏi sự đau khổ, và để họ có tinh thần và thể chất khoẻ mạnh lâu dài.
Hãy chú ý rằng thuốc chỉ có hiệu lực khi chúng ta uống thuốc. Phật Tử không đặt nặng vào sự phân tích lý thuyết về tình trạng của con người, dù cho điều nầy thì hay ho và hấp dẫn, mà chúng ta đặt nặng vào việc uống thuốc chữa bệnh (thật sự) và sự hiệu quả khi chúng ta thực hành. Bác sĩ không thể làm gì hơn là kê đơn thuốc cho chúng ta - và chúng ta phải tự mình đi lấy thuốc uống. Uống thuốc cũng giống như là chuyện thực hành thiền định, và sự trau giồi các trạng thái tâm trong sạch trong từng giây phút thì rất quan trọng.
Tất cả các sự đau khổ của chúng ta phát triển qua thời gian bởi vì sự dính mắc (upadana), rồi chúng ta rèn luyện (upadhi) công trình dính mắc nầy, con đường dẫn đến tự do hoặc hạnh phúc "để chấm dứt sự đau khổ" (nibbuta) sẽ mở ra, khi chúng ta học cách từ bỏ các công trình dính mắc nầy, và rồi "các dính mắc" bắt đầu suy giảm dần (khaya). Phương pháp chữa bệnh nầy là xử dụng trí tuệ, và khi chúng ta bắt đầu thiền tập (bhavayitva) trí tuệ sẽ nẩy sinh, rồi từ đó chúng ta thấy rõ ràng hơn (passitva) bản chất của các trải nghiệm mà chúng ta xây dựng nên. Khi bệnh của chúng ta được chữa khỏi, không có nghĩa là quá trình của sự già nua và cái chết sẽ dừng lại (vì bất cứ điều gì được xây dựng nên, đều phải trải qua sự thay đổi). Tuy nhiên, thông qua trí tuệ, chúng ta có thể "không còn bị ảnh hưởng" bởi sự già nua và cái chết. Hạnh phúc gồm có một sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về bản chất của mọi sự vật, nên chúng ta không còn bị dính mắc vào bất cứ điều gì trên thế gian nầy. Thuốc chữa bệnh chính là sự không dính mắc. |
The Healing Medicine Of The Dhamma (excerpt)
ye keci osadhā loke vijjanti vividhā bahū, dhammosadhasamaṃ na-tthi; etaṃ pivatha bhikkhavo.
dhammosadhaṃ pivitvāna ajarāmaraṇā siyuṃ, bhāvayitvā ca passitvā nibbutā upadhikkhaye ti ~ Millinda-panho 335
Whatever medicines are found In the world — many and varied — None are equal to the Dhamma. Drink of this, monks!
And having drunk The medicine of the Dhamma, You'll be untouched by age and death. Having meditated and seen — (You'll be) healed by ceasing to cling. ~ Millinda-panho 335
TRANSLATOR'S NOTE
These two verses point to the healing symbolism of the Buddha's teaching. He is often pictured as the great physician who, seeing the suffering of all beings in the world, applies the medical formula of the four noble truths to 1) describe the symptoms of suffering; 2) investigate its specific causes; 3) using this information, reverse the causes to conceive a cure; and finally 4) lay out a flexible program of treatment that will lead a person out of affliction to lasting health of body and mind.
Notice that the medicine will only work if it is drunk. The heart of the Buddhist message is not so much the theoretical analysis of the human condition, subtle and compelling as it is, but rather the practical effect of actually taking the cure. The physician can do no more than offer us the medicine — it is up to each of us to drink of it ourselves. This is where the practice of meditation and the moment-to-moment cultivation of wholesome mind states is so important.
Since all of our afflictions ultimately grow from our attachments (upadana), and from the clinging constructions we forge (upadhi), the path to freedom or health (nibbuta = the cessation of suffering) will unfold as we learn to abandon these constructions and as they begin to wane (khaya). The mechanism for this cure is wisdom, which emerges as we begin to meditate (bhavayitva) and hence see more clearly (passitva) the nature of our constructed experience. Being cured does not mean that the process of aging and dying simply stops (since whatever is constructed must undergo change). But we can, through wisdom, be "untouched" by aging and death. Health consists of a sufficiently deep understanding of the nature of things that we do not cling to anything in the world. Non-attachment is itself the cure. |