Thư Thái Với Sayadaw U Tejaniya
Taking A Relaxed Approach With Sayadaw U Tejaniya
Mirka Knaster - Dịch giả: Trần Thái
Source-Nguồn: inquiringmind.com, coinguonhanhphuc.blogspot.com
Thư Thái Với Sayadaw U Tejaniya
Vào năm 2007, Sayadaw U Tejaniya, một nhà sư người Miến điện, đến thăm các trung tâm Phật Pháp Phương Tây tại Mỹ lần thứ hai. Tôi đã có cơ hội đến nghe Thầy giảng pháp ở một vài nơi, phỏng vấn Thầy và người phiên dịch xuất sắc của Thầy là cô Tet- Tet và trò chuyện với các thiền sư và thiền sinh về kinh nghiệm của họ trên cách tiếp cận mới mẻ của Thầy đối với sự thực hành Giáo Pháp.
Cách hướng dẫn độc đáo của Sayadaw giờ đây đang ảnh hưởng một số các thiền sư phương tây dạy thiền minh sát. Thầy nhấn mạnh đến việc thực hành một cách thư giãn nhưng liên tục, thay cho ép mình phải cố gắng; mở rộng sự hay biết đến mọi đối tượng của các giác quan hơn là bắt đầu với một đề mục chính để thiết lập định tâm, đi thiền hành với tốc độ bình thường hơn là chậm rãi khi tham dự khóa tu tích cực; không ấn định một thời gian biểu cố định trong thời gian khóa tu; và tập trung vào mối quan hệ giữa hành giả và đối tượng hơn là chính đối tượng. Sự phối hợp các yếu tố này có vẻ như có tác dụng củng cố ngũ căn (indriya) – tín, tấn, niệm, định, tuệ. – và làm sâu sắc hơn khả năng thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
THỰC HÀNH THƯ GIÃN
“Ở giai đoạn này khi Phật Pháp phát triển tại phương Tây, dường như đang có sự chín muồi đối với cách tiếp cận thư giãn và cởi mở của Sayadaw,” Cô Myoshin Kelley, một thiền sư tại trung tâm
“Chánh niệm tự nhiên là ghi nhận tất cả những gì đang xẩy ra mà không cần quá cố gắng”, Sayadaw U Tejaniya nói. “Bạn cần quan sát cả ngày, nhưng bạn không thể định tâm cả ngày được. Thiền là mọi lúc – bây giờ, luôn luôn, khắp nơi – chứ không phải là thưởng thức việc ở trong rừng trong một khóa tu.” Thầy so sánh Vipassana (thiền minh sát) như là một cuộc chạy maratông, chứ không phải là cuộc thi chạy tốc độ 100m. Chúng ta cần phải giữ được sự dẻo dai, nhưng trong thư giãn. Thay cho dùng năng lượng thân và tâm quá mức, khả năng nhẫn nại và sự bền bỉ sẽ tự nhiên tạo đà chánh niệm và giúp sự thực hành đi xa hơn.
Tự nhiên là một từ được Sayadaw cũng như các thiền sinh đã thực hành với Thầy sử dụng rất nhiều. Alexis Santos, một thiền sinh đã thực hành lâu năm tại thiền viện Shwe Oo Min, sử dụng từ ấy để miêu tả những gì anh đã học được ở đó:
Điều ấy rất tự nhiên - tìm hiểu mình là ai và thực tại là gì – đó là một hiện tượng tự nhiên và luôn luôn xẩy ra. Vì vậy chẳng có gì để kiểm soát cả. Không có cơ hội nào không thể được sử dụng để chiêm nghiệm, hay cam kết, để học hỏi, để mở tâm mình nhận biết cái gì đang sinh khởi, để lắng nghe một cách sâu sắc. Khi ấy ta cảm nhận được rằng cuộc đời mình sẽ không bị bó hẹp trong những tờ lịch.
“Đừng coi cái gì đó là một vấn đề ,” Sayadaw khuyên. “Hãy thấy nó như nó đang là.” Allan Price ngẫm lại việc mình luôn coi sự thực hành của mình có vấn đề. Và điều ấy đã thay đổi qua quá trình tu tập theo cách tiếp cận của Sayadaw trong một khóa tu với các thiền sư lâu năm Steve Amstrong và Kalama Masters :
Tôi có xu hướng cố gắng hết mức, vì vậy, khi tôi được dạy phải cảm nhận hơi thở, thì dù chuyện gì xẩy ra đi nữa, tôi cũng phải cố để cảm nhận hơi thở. Thái độ điển hình của tôi khi trình pháp trong khóa tu là nói: “Con không đạt được điều ấy”. Tôi thấy cách hướng dẫn mới này thật hữu ích vì nó giúp tôi đối diện với pháp một cách dễ dàng hơn. Với cách tiếp cận này, tôi thực sự có thể vẫn ngồi dù bất cứ điều gì đến bởi vì cái gì xảy ra cũng không quan trọng. Giờ đây, tôi không cảm thấy rằng có những pháp này giá trị hơn pháp kia.
CŨNG CỐ TUỆ CĂN
“Nếu bạn chỉ muốn sự an lạc, hiểu biết sẽ không tới,” Sayadaw nói. “Và mối nguy hiểm nữa là, nếu bạn chỉ muốn sự an lạc, bạn sẽ dễ nổi sân.” Thầy cười khi nhớ lại bài học của chính mình khi còn trẻ. Thầy kể chuyện có lần Thầy định tâm và hưởng hỷ lạc suốt cả ngày nên đã quyết định tiếp tục thực hành thâu đêm không ngủ. Trong mấy giờ đầu, Thầy có đầy năng lượng, tuy nhiên, đến khoảng 2h sáng, một con rận cắn thầy và làm phá vỡ định lực. Bực bội, Thầy lầm bầm một chút, nhưng vẫn nghĩ rằng định lực sẽ quay trở lại. Vì Thầy đã không thấy thái độ ấy của tâm – tham hỷ lạc- nên càng cố gắng bao nhiêu, lại càng tạo thêm bực bội và căng thẳng bấy nhiêu. Sau 3 ngày, Thầy mệt lử. “Tôi bỏ cuộc,” Thầy nói. “ Nó [định lực] không quay lại nữa cũng chẳng sao. Tôi đau đầu quá. Tôi sẽ không cố gắng nữa.” Tự nhiên, lúc đó định lực lại xuất hiện trở lại. Do tập trung thái quá, Thầy đã không thể sử dụng trí tuệ của mình. Tuệ căn đã trở nên yếu ớt.
Trong cách thực tập này, việc áp dụng trí tuệ nhiều hơn nỗ lực cao độ là cái mang lại sự an lạc và khi có trí tuệ, sự an lạc đó luôn luôn có mặt. Theo Thiền sư, không phải do chúng ta làm chậm lại mà trí tuệ và an lạc sinh khởi. Thầy không dạy đi chậm mà dạy duy trì chánh niệm liên tục nhưng thư giãn. Với thái độ đúng và sự hay biết liên tục, tâm không phản ứng dần phát triển định lực(samadhi) mà không bị căng thẳng khi đi đứng với nhịp độ bình thường, nói chuyện hay nhìn xung quanh. Thiền sư nói, “Thay cho làm mọi thứ chậm lại để trông coi cái tâm và giúp nó thấy được thân, chúng ta cần phải tập luyện tâm sao cho có thể theo kịp tất cả mọi thứ.” Steve Amstrong thừa nhận, “Ngược với ý kiến của tôi trước đây, bạn có thể có được định lực tốt khi đi nhanh. Điều này là một khám phá đối với tôi.” Nguyên nhân làm tuệ giác nảy sinh không phải là việc đi chậm lại mà là sự vắng mặt của tham, sân, si. Khi định căn quá mạnh, tuệ căn thường yếu ớt, và thiền sư coi trọng việc phát triển trí tuệ hơn là các tầng định.
Khác với samatha, mục đích của thiền minh sát là tuệ giác. Sự chú ý được đặt trong tâm quan sát: ta không chìm vào đối tượng mà phải liên tục kiểm tra tâm quan sát và nhận biết cái gì đang sinh khởi, không cố đạt được một kết quả nào hay loại trừ cái gì đó. “Để phát triển tuệ giác, tâm cần phải thấy được bức tranh rộng lớn hơn,” Sayadaw nói. “Nó cần phải học cách liên hệ với tất cả các đối tượng và cách xả chúng đi.”
THẨM ĐỊNH CÓ NGHĨA LÀ TẬP TRUNG VÀO MỐI LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TA VỚI ĐỐI TƯỢNG
“Khi chúng ta không nhận biết trạng thái của tâm, một ngọn lửa lớn có thể bùng phát và đốt cạn năng lượng của chúng ta”, Sayadaw nói. Nét đặc trưng trong phương pháp dạy của Thiền sư là hướng các thiền sinh phát triển thói quen không chỉ đơn thuần hay biết đối tượng, mà còn phải hay biết trạng thái của tâm khi quan sát đối tượng ấy: nó có lộn xộn, mệt mỏi, thư giãn hay gò bó? Thầy dạy thiền sinh tập nhìn qua một ống kính góc rộng thay cho là chúi mũi vào một cái kính hiển vi, và Thầy khuyên họ đừng áp dụng những kiểu thực hành làm cho mình mệt mỏi. Mỗi sự bất toại nguyện sinh khởi không cố hữu ở trong đối tượng mà nằm ở trong cái cách mà tâm liên hệ với đối tượng, như là sự đau đớn của sân hoặc tham, hay khi chấp vào ta/của ta. Thấy được điều ấy là trí tuệ. “Chúng ta cần nhận thức được tâm đang hoạt động với năng lượng, thái độ như thế nào v.v.,” Sayadaw nói, “Chúng ta không thể trở nên thiện xảo nếu không biết rõ chúng.”
Sau khi nghe Sayadaw nhấn mạnh khía cạnh thẩm định của trí tuệ, Joseph Goldstein, đồng sáng lập viên và thiền sư tại Insight Meditation Society và Forest Refuge, tự nhắc mình và mọi người bằng một câu chốt dễ nhớ: “Chỉ mỗi chánh niệm thôi chưa đủ.” Tâm cũng cần phải hiểu nữa. Đương nhiên là chúng ta vẫn nói ngay từ đầu rằng, mối quan hệ với hiện tượng quan trọng hơn bản thân hiện tượng,” ông nói thêm, “nhưng cách mà thiền sư nhấn mạnh nó khiến mối quan hệ ấy được đưa lên cận cảnh thay cho đứng ở nền. Tôi thấy điều ấy thật hữu ích. Việc phải nhớ kiểm tra thái độ thường làm lộ ra những thứ có thể ta không để ý tới.”
Steve Amstrong chỉ ra rằng đối với Sayadaw, hiểu kinh nghiệm của mình là căn bản:
Tôi nghĩ rằng, khi nghe trình pháp, nhiều thiền sư thường đưa ra chỉ dẫn hay một kỹ thuật nào đó. Ta ít khi nghe Sayadaw [U Tejaniya] đưa ra kỹ thuật. Thông thường, Thầy tìm cách gạn ra sự hiểu ngộ mà thiền sinh có được từ kinh nghiệm đó. Không có sự đánh giá kinh nghiệm. Không cần thiết phải đánh giá mình theo một tiêu chí võ đoán, mong đợi hay tưởng tượng về cái gọi là một thiền sinh tốt. Khi bạn thực hành theo cách này và niềm tin tăng trưởng, khi đó bạn sẽ tự hiểu ra một điều rằng: “Bất cứ kinh nghiệm nào cũng đều ổn cả”.
Thực hành theo cách này, một cách cùng tột, cũng làm sinh khởi nhiều từ bi, nhưng không phải vì ta có chủ đích nuôi dưỡng các phẩm chất ấy. Sayadaw không trực tiếp dạy tâm từ. Thầy nói rằng nó sẽ tự sinh khởi một cách tự nhiên khi phiền não giảm bớt. Patricia Genoud-Feldman, đồng sáng lập viên và hướng dẫn viên thiền tập tại thiền viện Vimalakirti ở Geneve, Thụy sĩ, nói, “Nếu mọi người luôn quan sát tâm họ và biết họ đang nghĩ và làm gì, chắc chắn trí tuệ sẽ vượt lên trên tham, sân, si. Tâm từ hay tâm bi hay đức hạnh sẽ tự nhiên có mặt nhiều hơn.”
SỰ LINH HOẠT TRONG KHÓA TU THÚC ĐẨY SỰ THẨM ĐỊNH CÁC HIỆN TƯỢNG
Trong một khóa tu, không có thời khóa cố định. Thay cho việc phải tuân thủ một thời gian biểu cố định để có kỷ luật, các thiền sinh phải tự chịu trách nhiệm và tự giác. Cách thức này tạo điều kiện cho một bầu không khí thẩm định. Chính đặc điểm hay đặt câu hỏi của thiền sư làm khuấy lên sự tò mò và ham thích trải nghiệm ở thiền sinh: Tại sao tôi lại ngồi? Tại sao bây giờ tôi lại đứng lên để đi? Tại sao tôi lại quay đầu ở chỗ này? Tại sao tôi lại mặc áo ngắn tay hay dài tay? Tại sao tôi lại đặt ra các câu hỏi như vậy? Thầy nói, làm mọi thứ thôi chưa đủ, mà còn cần phải hiểu tại sao ta lại làm những thứ ấy.
Đối với Sayadaw, thẩm định kinh nghiệm của mình là một phần căn bản của sự thực hành. Đối với những người trong chúng ta vốn hiểu nhầm rằng tư duy và thiền là hai thứ không thể đi đôi, việc cho phép đặt câu hỏi quả là một sự giải tỏa. Tuy nhiên, Sayadaw không bảo chúng ta đi vào các câu chuyện và lạc trong nội dung [của những câu chuyện ấy]. Thầy nhắc nhở không nên sa đà vào suy nghĩ về những thứ làm tăng trưởng tham, sân, si. Thầy khuyến khích ta nuôi dưỡng những tư duy có thể giúp trí tuệ và chánh niệm nảy nở: Tại sao tôi đang hay biết? Tôi sẽ làm như thế nào? Làm sao tôi có thể làm tốt hơn? Cái này có cần thiết không? Có hữu ích không?
Trong khóa tu, ngoài các bữa ăn được qui định ở những giờ nhất định cho tất cả mọi người, Sayadaw không bắt các thiền sinh phải theo một thời khóa nhất định cho thiền đi và thiền ngồi. Khi được thông báo sẽ không có thời gian biểu trong khóa tu tại thiền viện
TU “GIỎI” VÀ TU “KÉM”
Nhờ duy trì được sự hứng thú, Linda đã phát hiện ra rằng, việc không có thời gian biểu còn một có ích lợi nữa: “Nó giúp bạn nhả ra được sĩ diện được coi là một thiền sinh “tốt”. Bạn không cần phải là người ngồi cuối cùng trong thiền đường và rồi dậy từ ba giờ sáng để thành người đầu tiên có mặt ở đó. Chẳng quan trọng gì cả. Mọi người tới lui liên tục, vì vậy, cái sĩ diện kia hoàn toàn biến mất."
“Tại sao chúng ta có thời thiền tốt và thời thiền xấu? Sayadaw hỏi. “Trạng thái tâm của ta tô vẽ cho sự tu tập. Khi chúng ta trở nên thiện xảo, sẽ không có thời thiền xấu, mặc dù có thể ta đang gặp phải các pháp khó khăn.”
Steve Armstrong có kể về một phụ nữ trẻ người châu Âu tại thiền viện nơi Sayadaw hướng dẫn thiền tại Miến điện:
Cô ấy không thể ngồi nổi 10 phút vì quá đau đớn. Cô ấy phải đứng dậy và đi. Cô thất thểu lượn đi lượn lại. Rồi thì ngủ cả buổi chiều. Cô ấy lúc nào cũng trông có vẻ rất ghê tởm, giận dữ và chán ngấy. Nhưng, cái thú vị là – cô ấy thực sự thích thú với sự tu tập của mình mặc dầu nó rất khó khăn. Cô ấy không tự phán xét mình là “vô dụng” hay “kém cỏi” hoặc bất cứ cái gì khác bởi lẽ cô ấy đang học hỏi về bản thân và sự thực hành.
Ngạc nhiên khi gặp lại cô ở thiền viện sau một năm rưỡi – lúc này trông cô thậm chí là sáng ngời, Steve Amstrong hỏi thăm về sự tu tập của cô. Cô ấy nói, “Đó là thời gian tốt nhất. Rất quan trọng đối với tôi – nó làm thay đổi cả cuộc đời tôi.”
Myoshin Kelley cũng phấn khởi, bởi sự hứng thú đã tác động mạnh mẽ đến sự thực hành của cô cũng như của các thiền sinh mà cô hướng dẫn, ngay cả khi ở giữa sự sân hận:
Cứ khi nào tôi thấy tâm mình đang quằn quoại, muốn xua đuổi, không muốn quan sát, thì lại xuất hiện một sự hứng thú mới: Cái gì đang xẩy ra đây? Đâu là thách thức? Sự hứng thú ấy làm mọi thứ nhẹ nhàng hơn và cho phép tôi nhìn vào những góc mà trước đó tôi đã tìm cách đóng kín với niêm phong “cấm vào”. Nó giúp tôi có được khả năng duy trì sự thực hành trong cả ngày tốt hơn.
Cô khuyến khích các thiền sinh của mình có một phương pháp tu tập cởi mở hơn – nhiều thư giãn và thẩm định hơn – và chứng kiến họ đi qua quá trình đối mặt với những kinh nghiệm đầy đau thương của cuộc đời và rồi tỏa sáng bước ra khỏi chúng.
TINH TẤN MỘT CÁCH THƯ GIÃN CÓ LỢI CHO CẢ KHÓA TU VÀ CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY
Nhiều thiền sinh nhận xét rằng, khi thấy có được sự thoải mái và rộng mở nhiều hơn, niềm tin vào con đường và khả năng theo đuổi con đường ấy cũng tăng trưởng. Kết quả có thể được thể hiện không chỉ trong thời gian khóa tu mà trong cả đời sống hàng ngày, bởi vì, như Rich Hill nhận thấy, khi thực hành với chánh niệm rộng và với sự thẩm định, thì biên giới giữa tọa cụ hành thiền và cuộc sống đời thường được xóa nhòa. Còn Patricia Genoud-Feldman thì nói thêm về tác động dễ dàng hơn trong các mối quan hệ bởi vì nhu cầu đòi hỏi mọi thứ xảy ra theo một cách nào đấy ít đi.
Một sư cô người Mỹ đã tu tập với Sayadaw chỉ ra tầm quan trọng của một cái tâm thư giãn: “Rõ ràng là bạn không thể làm cho tuệ giác phát sinh; nó tự sinh khởi, và chỉ khi tâm thư giãn. Tôi thật sự sửng sốt khi nhận ra lượng cố gắng thái quá mà tôi đã huy động trong vô thức.” Cô cũng thừa nhận, “Thật là ngượng ngùng khi phải nói ra, nhưng cứ thể như là tôi quan tâm đến sự tiến bộ nhiều hơn là tuệ giác.” Việc U Tejaniya nhấn mạnh đến thái độ tâm đã phá vỡ sự bế tắc đó và giúp cô quay về với pháp môn trước đây của mình một cách cân bằng hơn.” Các hình thức truyền thống đều có giá trị riêng,” cô nói. “Chúng ta chỉ cần gìn giữ nó theo những cách khác nhau.”
Khi các thiền sinh tới gặp Sayadaw tìm sự giúp đỡ sau khi đã gặp các pháp khó khăn ở các thiền viện khác, Thầy không bảo họ phải từ bỏ kỹ thuật mà họ đang thực hành. Thầy chỉ đơn giản bảo họ hãy hay biết thái độ của họ với việc họ đang thực hành như thế nào. Một khi họ đã hiểu ra, họ lại có thể tiếp tục thay cho từ bỏ những pháp môn cũ. Thiền sư nói:
“Nhiều thiền sinh quá căng thẳng vì họ thực hành với thái độ sai, với tà kiến hay với những tư tưởng sai lầm. Họ luôn cố để đạt đến một nơi nào đó. Vấn đề là đa phần họ không thiện xảo. Họ không biết trạng thái tâm của mình hoặc hoàn cảnh hay khả năng của mình. Tất cả những gì họ muốn là đạt tới – và đó chính là nguyên nhân khiến họ cố gắng thái quá.”
Vậy, cách tiếp cận của Sayadaw có thể áp dụng tốt cho tất cả các thiền sinh? Steve Amstrong ghi nhận, “Phương pháp thực hành của Sayadaw rất thích hợp đối với các thiền sinh tự giác, thực sự ham hiểu biết, nhiều nhiệt tâm. Nhưng nếu ai đó có sự cam kết hay dính mắc với một quan kiến Phật giáo nào đó, có thể họ sẽ khó tiếp thu.”
Joseph Goldstein nói thêm:
"Tôi có một ý kiến kiểu mandala. Giáo Pháp thật rộng lớn, và có biết bao nhiêu phẩm chất cần phải được phát triển. Tôi đã thấy nhiều thiền sư khác nhau tiếp cận sự tu tập bằng cách nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất kia. Vì vậy phát triển các phẩm chất ấy theo thứ tự nào hay phẩm chất nào lôi cuốn trước tiên ở mỗi người khác nhau sẽ khác nhau. Cho dù bạn khởi đầu bằng tu định hay bằng sự thẩm định, bất cứ cách tiếp cận nào đều là cánh cửa để bước vào. Nếu đó là một phương pháp đích thực, nó sẽ đưa đến phát triển các phẩm chất còn lại."
Mirka Knaster xin tri ân Sayadaw U Tejaniya và tất cả các cá nhân đã giúp cô chuẩn bị bài viết này.
Là tác giả của cuốn sách “Khám phá sự thông thái của Thân” (do Bantam Books xuất bản), hiện nay cô đang biên soạn cuốn “Sống một cuộc đời trọn vẹn”, một cuốn sách miêu tả các phẩm chất tâm linh thể hiện qua cuộc đời của Anagarika Munindra, một thiền sư người xứ Bengal (Ấn độ) đã giúp nhiều thiền sư phương tây đến với Giáo Pháp. |
Taking A Relaxed Approach With Sayadaw U Tejaniya
In 2007, Sayadaw U Tejaniya, a Burmese monk, made his second visit to Western Dharma centers in the
PRACTICING WITH EASE
“At this point in the Dharma’s unfolding in the West, there seems to be a ripeness for Sayadaw’s relaxed and open approach,” says Myoshin Kelley, teacher-in-residence at the Forest Refuge in
“Natural awareness is recognizing everything that’s happening without using a lot of effort,” says Sayadaw U Tejaniya. “You need to watch all day long, but you can’t be concentrating all day long. Meditation is for all the time—now, always, everywhere—not just to enjoy during a stay in the forest on retreat.” He compares vipassana to running a marathon, not a 100-meter dash. We need to keep at it relentlessly, but in a relaxed manner. It is not excessive mental and physical energy but a sense of patience and perseverance that will build up natural momentum and further our practice.
Natural is a word that comes up a lot with Sayadaw and those who have practiced with him. Alexis Santos, who practiced long-term at Shwe Oo Min Meditation Centre, employs it when referring to what he learned:
It’s natural—practicing Dhamma, understanding who we are and what reality is—it’s a natural event and it’s always happening. So there is nothing really to control. There’s never an opportunity that is not open for reflection or engagement, for learning, for opening the heart and mind to what is arising, for listening deeply. There’s a total sense of allowing this life not to be broken up into agendas.
“Don’t see something as a problem,” Sayadaw advises. “Just see it as it is.” Allan Price reflects on how he had always perceived his practice as a problem. That has changed through his work with Sayadaw’s approach on a retreat with senior vipassana teachers Steve Armstrong and Kamala Masters:
I’ve tended to have striving in my personality, so if I was supposed to feel the breath, then come hell or high water, I’m going to feel the breath. It was very typical for me on a retreat to go into one of my interviews and say, “I’m not getting it.” I just found the new instructions so helpful because it was much easier to be with the experience. With this approach, I can really sit with anything that comes up because it doesn’t matter what comes up. I don’t feel like there are experiences that are more or less valid now.
STRENGTHENING THE FACULTY OF WISDOM
“If you only want peace, understanding won’t come,” Sayadaw says. “And the other danger is, if you only want peace, then you’ll get angry more easily.” He laughs as he remembers learning this himself as a young man. He tells a story about a time when he was so concentrated and blissed out all day that he decided to keep practicing and not sleep that night. His energy was great for hours and then, around 2:00 a.m., a bedbug bit him and broke the samadhi. Annoyed, he groaned, but he also thought he could get it back. Because he didn’t see the mind’s attitude—craving bliss—he tried harder, generating more irritation and tension. After three days, he was worn out. “I give up,” he said. “Never mind if it doesn’t come back. I’ve got a headache. I’m not going to try anymore.” Suddenly, there was samadhi again. By overfocusing, he had zoned out and couldn’t use his intelligence; the faculty of wisdom had become weak.
In this way of practicing, the application of wisdom rather than intense effort is what yields peace, and with wisdom that peace is always available. According to Sayadaw, it’s also not because we do something slowly that understanding and peace come to the mind. He does not teach slow walking but relaxed and sustained awareness. With the right attitude and consistent awareness, the nonreactive mind develops samadhi without becoming tight or tired while walking at a normal pace, talking or looking around. Sayadaw says, “Instead of slowing down to babysit the mind and help it see the body, we should be exercising the mind so we can keep up with everything.” Steve Armstrong admits, “Contrary to my earlier opinion, you can have great samadhi walking at a faster pace. That was really revelatory for me.” It is not slow walking that leads to insight but the absence of greed, hatred and delusion. When there is strong concentration, the wisdom faculty is weak, and Sayadaw considers it much more important to develop wisdom than meditative absorption.
In contrast to samatha practice, the goal of vipassana is insight. Attention is on the mind that’s observing. We don’t get absorbed in the object but continually check the observing mind and notice what’s arising, without trying to achieve any result or get rid of anything. “For wisdom to grow, the mind needs to see the bigger picture,” says Sayadaw. “It must learn how to relate to all objects and how to let go of them.”
INVESTIGATION: FOCUSING ON ONE’S RELATIONSHIP TO OBJECTS
“When we don’t notice the state of mind, a big fire can grow and consume all our energy,” says Sayadaw. In what is really his hallmark teaching, he urges students to make a habit of being aware not exclusively of objects but of how the mind is feeling while observing objects: is it chaotic, fatigued, relaxed or contracted? He teaches students to see through a wide-angle lens rather than peer through a microscope, and he advises them not to practice in any way that is tiring. Any suffering that occurs is not inherent in the object but in the mind’s relationship to the object, such as the pain of aversion or greed or identifying something as I/me/mine. Seeing this is wisdom at work. “We need to recognize the energy, attitudes, etc., that the mind is working with,” Sayadaw says. “We can’t become skillful without knowing them.”
After hearing Sayadaw accentuate the investigative side of wisdom, Joseph Goldstein, cofounder and guiding teacher of the Insight Meditation Society and the Forest Refuge, reminds himself and others with a catchy phrase: “Mindfulness is not enough.” The mind also needs to be discerning. “Of course, we’ve been saying from the beginning that it’s the relationship to the experience that’s important, not the experience itself,” he adds. “But the way Sayadaw emphasized this brought that relationship more to the forefront rather than being a background. I found that very helpful. To remember to check the attitude often reveals what might have gone unnoticed.”
Steve Armstrong points out that for Sayadaw understanding our own experience is key:
I think a lot of teachers, when they hear a yogi report, offer either instructions or a technique. You rarely hear Sayadaw offer techniques. More often, he tries to elicit the understanding that yogis have of their experience. There’s no judgment of the experience. It’s not a question of measuring yourself against some assumed or expected or imagined standard of what a good yogi should be doing. When you practice in this way and your confidence grows, then implicitly you get the message, “Whatever you experience is fine.”
Practicing in this way also serves, ultimately, to bring out lovingkindness and compassion, but not because we specifically cultivate these qualities. Sayadaw doesn’t teach lovingkindness directly. He says that it will arise naturally as the defilements diminish. Patricia Genoud-Feldman, cofounder and a guiding teacher at the Meditation Center Vimalakirti in
RETREAT FLEXIBILITY FOSTERS ATTENTION AND INVESTIGATION
On retreat with Sayadaw, there’s no strict format. Instead of depending on a fixed schedule for discipline, yogis have to assume self-responsibility or self-regulation. This structure fosters an atmosphere of investigation. Sayadaw’s own infectious inquiry invites curiosity and experimentation as well: Why do I sit? Why do I get up now to walk? Why do I turn around at this point? Why do I choose to wear long sleeves or short sleeves? Why do I ask such questions? He says it’s not sufficient only to do things; we also need to understand the why of doing them.
For Sayadaw, investigation of our experience is essential to practice. For those of us who have mistakenly thought that thinking and meditation are incompatible, permission for inquiry is a relief. However, Sayadaw is not advocating that we get into storytelling and lose ourselves in content. He warns against indulging in thinking about things that will make greed, aversion and delusion grow. He encourages us to cultivate thinking that will help awareness and wisdom to flourish: Why am I being aware? How shall I do this? How can I do it better? Is this necessary? Is it helpful?
Meals are at fixed hours for everyone on retreat, but Sayadaw does not ask yogis to follow a particular routine for sitting and walking. When presented with no schedule on a retreat at
LETTING GO OF “GOOD” AND “BAD”
By staying interested in her attitude, Linda discovered the lack of schedule useful in yet another way: “It helps you loosen the grip of identifying as a ‘good’ yogi. You don’t have to be the last one still sitting in the meditation hall and then get up at three in the morning to be the first one back the next day. It doesn’t matter. People are coming and going all the time, so that drops completely.”
“Why do we have good or bad meditation?” Sayadaw asks. “Our state of mind colors our practice. When we become skillful, there’s no bad meditation, though we might be having a difficult experience.”
Steve Armstrong witnessed this in a young European woman at the center where Sayadaw teaches in
She couldn’t sit for ten minutes; it was too painful. She’d have to get up and walk. She slumped and flapped around. Then she’d sleep all afternoon. She just looked really disgusted and angry and fed up all the time. But an interesting piece—she was enjoying her practice even though it was very difficult. She wasn’t judging herself by saying “I can’t do it” or “I’m no good” or anything else because she was learning about herself and about practice.
Surprised to see her—and even radiant—at the center a year and a half later, he inquired about her experience. She told him, “That was the best time. It was so important for me—it changed my life.”
Myoshin Kelley is also heartened by how joyful interest, even in the midst of much aversion, has affected her practice and that of yogis she works with:
Whenever I would see my mind squirming, wanting to pull away, wanting not to look, there was this renewed interest: What’s happening here? What’s the challenge here? It was very lighthearted and allowed me to look into corners that I have somehow managed to seal off as “don’t go there.” It helped me to have a greater sense of practicing throughout the day.
She is encouraging more of an open practice among her students—more relaxation and investigation—and watches how they go through the process of confronting experiences of deep wounding and immense suffering in their lives and come out beaming.
RELAXED EFFORT BENEFITS RETREAT AND EVERYDAY LIFE
Practitioners have remarked that by finding a greater sense of ease and spaciousness, confidence in the path and in their ability to walk it increases. The results are visible not only on retreat but also in everyday life because, as Rich Hill realized, practicing with general awareness and investigation “dissolves the divide between the cushion and lay life.” Patricia Genoud-Feldman comments on added ease in relationships because there’s less need for things to unfold in a certain way.
An American nun who has studied with Sayadaw identifies the importance of a relaxed mind: “It just became crystal clear that you cannot make insight happen; it arises by itself, and only if the mind is relaxed. I was really struck by how much unconscious effort I had been making.” She also admits, “It’s very embarrassing to say it, but it’s as though I cared more about progress than I did about understanding.” U Tejaniya’s accent on knowing the attitude in the mind broke that logjam and made it possible for her to resume her primary practice in a much more balanced manner. “There is value in traditional form,” she says. “We just need to hold it in a different way.”
When individuals come to Sayadaw for help after problematic experiences at other practice centers, he does not tell them to give up the method they’re trained in. He simply instructs them to become aware of their attitude toward how they’re doing it. Once they get straightened out, they’re able to continue rather than forsake their earlier training. Sayadaw says:
Yogis are often too tense because they are practicing with wrong attitudes, wrong views or wrong ideas. They are always striving to get places. The problem is that most of them are not skillful. They don’t know their state of mind or their situation or what they’re capable of. All they know is that they want to get it—and that’s why they overexert themselves.
But is Sayadaw’s approach skillful means for all yogis? Steve Armstrong notes, “Sayadaw’s style of practice works really well for strongly self-motivated, really curious, high energy–minded people. But if somebody has a commitment or attachment to a particular theoretical Buddhist perspective, they may not be able to hear his teachings.”
Joseph Goldstein adds:
I have a mandala-like view of it all. The Dharma is so vast and there are so many different qualities that all need to be developed. I see different teachers approaching the practice emphasizing one or another of these qualities. So what order they’re done in or what attracts people to start with will be different. Whether you start with concentration or you start with investigation, any approach is a doorway. If it’s an authentic approach, it will lead to all the rest.
Mirka Knaster is grateful to Sayadaw U Tejaniya and all the individuals who helped in the preparation of this article.
Mirka Knaster is the author of Discovering the Body’s Wisdom (Bantam Books, 1996). For her doctoral dissertation, she interviewed dharma teachers and rabbis on the transformation of ordinary habits of talking into a spiritual practice of personal speech ethics. She has organized interfaith forums on this practice as a way of finding common ground with traditions from around the world. |