Kinh Pháp Cú (TTS), Phẩm 12, Phẩm Tự Ngã - The Dhammapada, Chapter 12, The Self
Translated By: Acharya Buddharakkhita - Dịch từ tiếng Hán: Thích Thiện Siêu
Illustrations by - Tranh Vẽ: Mr. P. Wickramanayaka
Phẩm 12 – Kệ 157-166 – Phẩm Tự Ngã
Chapter 12 – Verses 157-166 – Attavagga: The Self
157. If one holds oneself dear, one should diligently watch oneself. Let the wise man keep vigil during any of the three watches of the night.
157. Nếu biết tự thương mình, phải tự gắng bảo hộ, trong ba thời có một, người trí nên tỉnh ngộ, chớ mê man(103).
(103) Thông thường nói ba thời là đầu đêm, giữa đêm, cuối đêm. Ở đây ba thời chỉ vào một đời người thanh niên, trung niên, lão niên. Người ta lúc thanh niên nên nỗ lực học tập, trung niên nên hoằng pháp, tu Thiền định v.v... Nhưng trong hai thời gian đó mà chưa kịp thích thời hành sự thì lúc lão niên phải tỉnh ngộ học tập gấp rút, nếu không thì luống uổng một đời, mang lấy thống khổ chẳng ích chi.
158. One should first establish oneself in what is proper; then only should one instruct others. Thus the wise man will not be reproached.
158. Trước hãy tự đặt mình vào chánh đạo rồi sau giáo hóa kẻ khác, hiền giả như vậy mới tránh khỏi điều lỗi lầm xảy ra.
159. One should do what one teaches others to do; if one would train others, one should be well controlled oneself. Difficult, indeed, is self-control.
159. Nếu muốn khuyên người khác nên làm như mình, trước hãy sửa mình rồi sau sửa người. Tự sửa mình vốn là điều khó nhất.
160. One truly is the protector of oneself; who else could the protector be? With oneself fully controlled, one gains a mastery that is hard to gain.
160. Chính tự mình làm chổ nương cho mình (104) chứ người khác làm sao nương được ? Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương dựa nhiệm mầu (105).
(104) Phật giáo chủ trương mỗi cá nhân phải tự lực lo giải thoát cho mình. Phật giáo đồ phát nguyện quy y phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo, không có nghĩa là phát 1 lời cầu đảo để Tam Bảo lo giải thoát cho. Song Tam Bảo là thầy chỉ đạo tu hành đúng đường để được giải thoát. Vậy nên, muốn đến cảnh giới giải thoát tự tại thì tự mỗi người phải gắng sức thực hành đúng lời Tam Bảo chỉ dạy.
(105) Chỉ quả vị La hán.
161. The evil a witless man does by himself, born of himself and produced by himself, grinds him as a diamond grinds a hard gem.
161. Ác nghiệp chính do mình tạo, từ mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cang phá hoại bảo thạch.
162. Just as a single creeper strangles the tree on which it grows, even so, a man who is exceedingly depraved harms himself as only an enemy might wish.
162. Sự phá giới làm hại mình như giây man la bao quanh cây Ta la làm cho nó khô héo(106). Người phá giới là làm điều mà kẻ thù muốn làm cho họ.
(106) Mạn la phạm (Maluva) một loại dây bìm. Cây ta la khi đã bị nó leo quấn vào thì khô chết ngay.
163. Easy to do are things that are bad and harmful to oneself. But exceedingly difficult to do are things that are good and beneficial.
163. Việc ác dễ làm nhưng chẳng lợi gì cho ta, trái lại, việc lành có lợi cho ta thì lại rất khó làm.
164. Whoever, on account of perverted views, scorns the Teaching of the Perfected Ones, the Noble and Righteous Ones — that fool, like the bamboo, produces fruits only for self destruction. [14][14] Certain reeds of the bamboo family perish immediately after producing fruits.
164. Những người ác tuệ ngu si, vì tâm tà kiến mà vu miệt giáo pháp A la hán, vu miệt người hành chánh đạo và giáo pháp đức Như lai để tự mang lấy bại hoại, giống như cỏ Cách tha, hễ sinh quả xong liền tự diệt (107).
(107) Cách tha cách (Kattha), loại cây lau. Có tên là Cách tha cách trúc (Velusankhatakattha), hễ ra hoa kết trái rồi thì chết liền.
165. By oneself is evil done; by oneself is one defiled. By oneself is evil left undone; by oneself is one made pure. Purity and impurity depended on oneself; no one can purify another.
165. Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta ; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được.
166. Let one not neglect one's own welfare for the sake of another, however great. Clearly understanding one's own welfare, let one be intent upon the good.
166. Chớ vì lợi ích cho kẻ khác mà quên hẳn lợi ích cho chính mình(108). Người biết lo lợi ích mình mới thường chuyên tâm vào những điều ích lợi tất cả.
(108) Chỉ việc giải thoát sanh từ.
Kinh Pháp Cú (TTS), Phẩm 01-26 - The Dhammapada, Chapter 01-26