Kinh Pháp Cú (TTS), Phẩm 19, Phẩm Pháp Trụ - The Dhammapada, Chapter 19, The Just
Translated By: Acharya Buddharakkhita - Dịch từ tiếng Hán: Thích Thiện Siêu
Illustrations by - Tranh Vẽ: Mr. P. Wickramanayaka
Phẩm 19 – Kệ 256-272 – Phẩm Pháp Trụ (*)
(*) Pháp trụ (Dhammattha), có nghĩa là thực hành đúng pháp,
an trụ phụng thờ đúng pháp, nên cũng dịch là “Phụng pháp”.
Chapter 19 – Verses 256-272 – Dhammatthavagga: The Just
256. Not by passing arbitrary judgments does a man become just; a wise man is he who investigates both right and wrong.
256. Xử sự lỗ mãng(144) đâu phải hạnh của người phụng thờ Chánh pháp, vậy người trí cần biện biệt đâu chánh và đâu tà.
(144) Lỗ mãng (Sahasa), bao hàm nghĩa cẩu thả, khinh xuất, độc đoán. Ở đây chỉ cho cái quan niệm bất chính xác, bởi chịu ảnh hưởng của tham, sân, si, bố úy mà sinh ra.
257. He who does not judge others arbitrarily, but passes judgment impartially according to the truth, that sagacious man is a guardian of law and is called just.
257. Không khi nào lỗ mãng, đúng phép và công bình mới là người dẫn đạo. Kẻ trí nhờ sống đúng pháp nên gọi là người an trụ pháp.
258. One is not wise because one speaks much. He who is peaceable, friendly and fearless is called wise.
258. Chẳng phải cậy nhiều lời cho là người có trí, nhưng an tịnh không cừu oán, không sợ hãi, mới là người có trí.
259. A man is not versed in Dhamma because he speaks much. He who, after hearing a little Dhamma, realizes its truth directly and is not heedless of it, is truly versed in the Dhamma.
259. Chẳng phải cậy nhiều lời cho là hộ trì pháp, nhưng tuy ít học mà do thân thực (145) thấy pháp, không buông lung, mới là người hộ trì pháp.
(145) Do thân (Kayena), nguyên chú thích là “do danh thân” (Namakayena). Trong văn Pali chia năm uẩn ra hai loại : A. Danh thân (Namakayena), tức danh uẩn là thọ, tưởng, hành, thức uẩn ; B. Sắc thân (Rupakayena) tức là sắc uẩn. Như vậy, do thân thật thấy Chánh pháp tức là nói do tâm thật thấy Chánh pháp, là do tự nội tâm chứng ngộ Chánh pháp, đích thực, chứ không vịn lấy chỗ ngộ do người làm cho mình ngộ … Chữ thân là một chứa nhóm, đồng nghĩa với chữ uẩn.
260. A monk is not Elder because his head is gray. He is but ripe in age, and he is called one grown old in vain.
260. Trưởng lão(146) chẳng phải vì bạc đầu. Nếu chỉ vì tuổi tác cao mà xưng trưởng lão, thì đó là chỉ xưng suông.
(146) Trưởng lão (Thera), tiếng tôn xưng người đã giữ giới Tỷ kheo mười năm trở lên, nhưng vốn trọng về thực tu thực chứng, nếu không thì chỉ là cách gọi suông.
261. One in whom there is truthfulness, virtue, inoffensiveness, restraint and self-mastery, who is free from defilements and is wise — he is truly called an Elder.
261. Đủ kiến giải chân thật(147), giữ trọn các pháp hành(148), không sát hại sinh linh, lo tiết chế (149) điều phục(150), người có trí tuệ đó trừ hết các cấu nhơ, mới xứng danh trưởng lão.
(147) Chỉ lý Tứ Đế.
(148) Chỉ bốn quả, bốn hướng và Niết bàn.
(149) Chỉ hết thảy giới luật.
(150) Đặc biệt chỉ điều phục năm căn: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân.
262. Not by mere eloquence nor by beauty of form does a man become accomplished, if he is jealous, selfish and deceitful.
262. Những người hư ngụy, tật đố và xan tham, tuy có biện tài lưu loát, tướng mạo đoan trang, cũng chẳng phải người lương thiện.
263. But he in whom these are wholly destroyed, uprooted and extinct, and who has cast out hatred — that wise man is truly accomplished.
263. Những người trí nhờ diệt trừ tận gốc lòng sân hận, mới là người lương thiện.
264. Not by shaven head does a man who is indisciplined and untruthful become a monk. How can he who is full of desire and greed be a monk?
264. Người vọng ngữ và phá giới, dù cạo tóc cũng chưa phải là Sa môn ; huống còn chất đầy tham dục, làm sao thành Sa môn?
265. He who wholly subdues evil both small and great is called a monk, because he has overcome all evil.
265. Người nào dứt hết các điều ác, không luận lớn hay nhỏ, nhờ dứt hết các ác mà được gọi Sa môn.
266. He is not a monk just because he lives on others' alms. Not by adopting outward form does one become a true monk.
266. Chỉ mang bát khất thực, đâu phải là Tỷ kheo ? Chỉ làm nghi thức tôn giáo cũng chẳng phải Tỷ kheo vậy.
267. Whoever here (in the Dispensation) lives a holy life, transcending both merit and demerit, and walks with understanding in this world — he is truly called a monk.
267. Bỏ thiện(151) và bỏ ác, chuyên tu hành thanh tịnh, lấy “Biết”(152) mà ở đời, mới thật là Tỷ kheo.
(151) Thiện đây chỉ cái thiện hữu lậu, là cái Thiện làm với tâm bỉ thử ngã nhân.
(152) Biết giới, biết định, biết tuệ.
268. Not by observing silence does one become a sage, if he be foolish and ignorant. But that man is wise who, as if holding a balance-scale accepts only the good.
268 - 269. Kẻ ngu muội vô trí, dù làm thinh cũng không thể gọi được là người tịch tịnh. Kẻ trí tuệ sáng suốt như bàn cân, biết cân nhắc điều thiện lẽ ác mà chọn lành bỏ dữ, mới gọi là người tịch tịnh. Biết được cả nội giới và ngoại giới, nên gọi là người tịch tịnh.
269. The sage (thus) rejecting the evil, is truly a sage. Since he comprehends both (present and future) worlds, he is called a sage.
268 - 269. Kẻ ngu muội vô trí, dù làm thinh cũng không thể gọi được là người tịch tịnh. Kẻ trí tuệ sáng suốt như bàn cân, biết cân nhắc điều thiện lẽ ác mà chọn lành bỏ dữ, mới gọi là người tịch tịnh. Biết được cả nội giới và ngoại giới, nên gọi là người tịch tịnh.
270. He is not noble who injures living beings. He is called noble because he is harmless towards all living beings.
270. Còn sát hại chúng sanh, đâu được xưng là Thánh hiền, không sát hại chúng sanh mới gọi là Thánh hiền(153).
(153) Chữ Ariya có nghĩa là hiền đức, cao thượng. Phật đối với người đánh cá tên Ariya mà nói ra bài này.
271-272. Not by rules and observances, not even by much learning, nor by gain of absorption, nor by a life of seclusion, nor by thinking, "I enjoy the bliss of renunciation, which is not experienced by the worldling" should you, O monks, rest content, until the utter destruction of cankers (Arahantship) is reached.
271 - 272. Chẳng do giới luật, đầu đà(154), chẳng phải do nghe nhiều, học rộng(155), chẳng phải do chứng được tam muội, chẳng phải do ở riêng một mình, đã vội cho là ”hưởng được cái vui xuất gia, phàm phu không bì kịp”. Các ngươi chớ vội tin điều ấy, khi mê lầm phiền não của các ngươi chưa trừ.
(154) Giới luật đây chỉ cho Biệt giải thoát luật nghi giới, căn bản luật nghi giới. Đầu đà (Dhutanga) là hạnh tu kham khổ, tiết độ trong việc ăn, mặc, ở, để dứt sạch phiền não, gồm có mười hai hạnh, riêng cho một số người tu.
(155) Học ba tạng (Tripitaka).
Kinh Pháp Cú (TTS), Phẩm 01-26 - The Dhammapada, Chapter 01-26