Thấy Biết: Bây Giờ Và Ở Đây, Mười Bài Pháp Thoại
(To Be Seen) Here And Now, Ten Dhamma Talks
Sister Ayya Khema - Việt dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Nguồn: accesstoinsight.org, thuvienhoasen.org
|
|
Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay __________________
LỜI NGƯỜI DỊCH
Duyên lành lại theo gió đưa đến tôi với quyển “To Be Seen: Here and Now” của Ni sư Ayya Khema. Lúc đầu do hiểu lầm đây là quyển sách cuối cùng được dịch ra tiếng Anh của Ni sư: Visible Here and Now(1), mà tôi hằng khấn nguyện có đủ tâm trí để dịch, sau khi đã dịch năm quyển sách đầu tiên: Vô Ngã Vô Ưu, Ốc Đảo Tự Thân, Khi nào Chim Sắt Bay, Hãy Đến để thấy, và Tôi Là Ai, nên tôi vội vã bắt tay vào việc.
Nhưng sau hai chương đầu tôi nhận ra điều ngộ nhận của mình. Đây là quyển sách tập hợp mười bài Pháp thoại mà Ni sư đã giảng trong một khóa tu tại Trung tâm Đào tạo Tu sĩ Pelmadulla, ở Tích Lan, năm 1989. Tuy nhiên nhận thấy các bài Pháp này vẫn đầy hữu ích cho mình, nên tôi nghĩ cố dịch hết cho người khác đọc cũng không phải là việc làm vô ích.
Quyển Being Nobody, Going Nowhere (Vô Ngã, Vô Ưu), của Ni sư Ayya Khema mà tôi được phước duyên chuyển ngữ, đã được tái bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức (chính quy hay đạo văn) cũng đã nói lên được sự hấp dẫn, dễ hiểu, dễ thấm của các bài giảng của Ni sư. Có một số đề tài cũng đã được giảng, viết trong các quyển sách khác của Ni sư, nhưng có đọc thêm nhiều lần nữa chắc ta vẫn thấy có cái để mình suy gẫm, để mình rà soát lại mình. Tôi đã dịch quyển sách này với tâm nguyện như thế. Mong bạn đọc cũng chấp nhận nó như thế.
Dầu cố gắng đến mấy, sự hiểu biết của tôi vẫn luôn vô cùng hạn hẹp, nhất là với các trải nghiệm riêng của Ni sư. Do đó có những đoạn tôi dịch theo như chúng được viết, chưa hẳn đã nắm bắt được những điều Ni sư nhắn gửi. Vì thế, nếu có nhiều sơ suất trong sách là do sự kém cõi của cá nhân người dịch, hoàn toàn không do định ý của Ni sư. Mong giác linh Ni sư cũng như bạn đọc niệm tình tha thứ và chỉ bảo thêm cho. Xin cảm niệm công đức của Ni sư Ayya Khema vì đã để lại cho chúng con những bài Pháp thoại đầy ý nghĩa, giúp chúng con thêm phương tiện để hiểu Pháp Phật thâm sâu.
Nguyện cho Phật pháp mãi trường tồn trên thế gian. Nguyện cho chúng con ngày càng tiến sâu vào Pháp hầu được giảm bớt khổ đau và dần đạt được trí tuệ giải thoát.
Nay kính,
__________________
LỜI MỞ ĐẦU Các khóa thiền là thời gian để ta suy xét nội tâm. Vì các thời khóa thường diễn ra trong im lặng, ngoại trừ thời gian dành cho Pháp thoại hay vấn đáp, tâm càng lúc càng trở nên chánh niệm, định tĩnh. Điều này càng thúc đẩy ta nghe thêm Pháp, để chân lý trong những lời dạy của đức Phật có thể được lưu giữ trong tâm trí ta dài lâu.
Bạn đọc thân mến, khi mở sách ra, có thể bạn hãy nghĩ mình đang tham dự một khóa tu thiền, nơi không có gì quan trọng hơn là sự trong sáng, thiện lành của tâm bạn. Có nghĩa là hãy để tất cả mọi lo toan hằng ngày sang một bên và chuyên chú vào sự tự do tuyệt vời mà giáo lý và sự thực hành theo lời Phật dạy có thể mang đến cho ta. Mong là quý vị có thể tìm thấy niềm vui trong những trang sách kế tiếp và tìm thấy đôi điều hữu ích trong đó.
__________________
LỜI TRI ÂN
Xin tri ân tất cả những ai đã tham dự khóa tu thiền vào tháng 11, 1987 tại Trung tâm Đào tạo Tu sĩ Pelmadulla, tại huyện Ratnapura, Tích Lan. Những người đã giúp ghi lại các bài Pháp thoại trong suốt khóa thiền. Do nghĩ rằng người khác cũng có thể được lợi ích, nên họ đã hỗ trợ, sách tấn chúng tôi để quyển sách này giờ đây đã thành hình.
Tôi không chỉ cảm ơn họ về sự giúp đỡ trong quyển sách này, mà quan trọng hơn là sự có mặt của họ ở khóa tu, tạo cơ hội cho tôi có những bài nói chuyện này.
Tôi đặc biệt hàm ân Lasanda Kurukulasuriya, người đã hết lòng, hết sức đánh máy đi, đánh máy lại bản thảo sách này.
Xin cảm ơn tiến sĩ Ariyaratne trong Phong trào Sarvodaya Shramadana đã giúp đỡ chúng tôi về phương tiện di chuyển và cho chúng tôi được sử dụng các phòng ốc tại Trung tâm, là một công đức đáng ghi nhận khác trong nhiều hoạt động nhân đạo của họ.
Cuối cùng là người bạn, người sư tỉ của tôi, Ayya Nyanasiri (HelenWilder) đã trau chuốt lại quyển sách cũng như cho tôi nhiều lời khuyên vô giá, mà không có chúng, tôi đã chẳng phát hành được quyển sách nào.
Mong là các công đức của Pháp thí này mang đến nhiều lợi ích cho tất cả.
__________________
VỀ TÁC GIẢ
AYYA KHEMA (1923-1997) sinh ra trong một gia đình người Do Thái tại Bá Linh. Năm 15 tuổi, bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật.
Bà đã sống một cuộc đời nhiều biến động trong thế tục – lập gia đình, có con cái ở Mỹ, và những cuộc phiêu lưu đến Nam Mỹ, Á châu và Úc châu - nhưng sau đó, bà dốc lòng hướng đến một đời sống tâm linh vào những năm bà bốn mươi. Năm 1979 bà được thọ giới làm nữ tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Nguyên thủy, với pháp hiệu Khema, có nghĩa là “an toàn và chắc chắn”, (Ayya có nghĩa là Sư cô).
Ayya Khema đã góp công lớn vào việc gầy dựng lại ni đoàn Phật giáo. Tại Tích Lan, Ni sư đã thiết lập Trung tâm Nữ Phật tử Quốc tế và Đảo Parappuduwa dành cho ni chúng và các nữ cư sĩ. Vào năm 1987 Ni sư phối hợp tổ chức một hội thảo về Ni đoàn Phật giáo Quốc tế lần đầu tiên, mà kết quả là ni đoàn Sakyadhita, một tổ chức nữ Phật giáo quốc tế được thành hình.
Ni sư đã viết hơn 20 đầu sách về thiền và Phật giáo bằng tiếng Anh và Đức, tác phẩm nổi tiếng nhất của Ni sư là Being Nobody, Going Nowhere (Vô Ngã Vô Ưu), đã được giải thưởng Christmas Humphreys (Christmas Humphreys Memorial Award). Các tác phẩm của Ni sư đều thể hiện được sự nhận thức sâu xa trong thực hành, sự lợi ích của thiền tập, và lời kêu gọi đơn giản hóa cuộc sống hàng ngày của chúng ta, cũng như thanh tịnh hóa thân tâm bằng cách ứng dụng những lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống.
Bên cạnh việc thành lập Wat Buddha Dhamma (Ngôi Nhà Phật Pháp) ở Úc, một lâm viên theo truyền thống Nguyên thủy, Ni sư còn đỡ đầu cho Buddha-Haus (Ngôi Nhà Phật) ở Đức, nơi Ni sư viên tịch vào năm 1997.
|
(To Be Seen) Here and Now Ten Dhamma Talks by Sister Ayya Khema © 1994 __________________ Those who attended the meditation retreat in November 1987 at Pelmadulla Bhikkhu Training Centre, Ratnapura District, Sri Lanka, Have made it possible to print these Dhamma talks given during the retreat. They felt that others too could benefit from them and supported and encouraged this project so that it has now come to fruit. Not only am I thankful for their help with this book, but also most appreciative of their presence at the retreat, which enabled me to give these talks. Special gratitude is offered to Lasanda Kurukulasuriya, who selflessly and lovingly typed and re-typed the manuscript. The Sarvodaya Shramadana Movement through their President Dr. Ariyaratne kindly provided us with transport and offered the use of the Centre premises, which was another meritorious service in the long list of their humanitarian efforts. As always, my friend and Dhamma sister Ayya Nyanasiri (Helen Wilder) has given the last polish and much invaluable advice, without which I would probably never have published any books at all. May the merits of this Gift of Dhamma bring much benefit to all. Sister Ayya Khema
__________________ Meditation retreats are a time for introspection. Because they are held in silence, except for Dhamma talks and questions, the mind becomes more and more used to mindfulness and concentration. This gives added impetus to the hearing of Dhamma, so that the truth of the Buddha's teaching can leave a lasting impression. When you open this book, dear reader, may be you could imagine being in a meditation retreat, where nothing else matters except the clarity and wholesomeness of your own mind. This means leaving all daily preoccupations aside and focusing strictly on the wonderful freedom the Buddha's teaching and practice can provide. May you enjoy the following pages and find something useful in them. Sister Ayya Khema The following Pali words encompass concepts and levels of ideas for which there are no adequate synonyms in English. The explanations of these terms have been adapted from the Buddhist Dictionary by Nyanatiloka Mahathera. Anagami: The "non-returner" is a noble disciple on the 3rd stage of holiness. Anatta: "No-self," non-ego, egolessness, impersonality; "neither within the bodily and mental phenomena of existence, nor outside of them can be found anything that in the ultimate sense could be regarded as a self-existing real ego-identity, soul or any other abiding substance." Anicca: "Impermanence," a basic feature of all conditioned phenomena, be they material or mental, coarse or subtle, one's own or external. Anusaya: The seven "proclivities," inclinations or tendencies. Arahat/arahant: The Holy One. Through the extinction of all cankers, he reaches already in this very life the deliverance of the mind, the deliverance through wisdom, which is free from cankers, and which he himself has understood and realized. Ariya: Noble Ones. Noble Persons. Avijja: Ignorance, nescience, unknowing, synonymous with delusion, is the primary root of all evil and suffering in the world, veiling man's mental eyes and preventing him from seeing the true nature of things. Bhavaraga: Craving for continued existence; one of the seven tendencies. Citta-viveka: Mental detachment, the inner detachment from sensuous things. Devas: Heavenly Beings, deities, celestials are beings who live in happy worlds, but are not freed from the cycle of existence. Dhamma: The liberating law discovered and proclaimed by the Buddha, summed up in the Four Noble Truths. Ditthi: View, belief, speculative opinion. If not qualified by "right," it mostly refers to wrong and evil view or opinion. Dukkha: (1) In common usage: "pain," painful feeling, which may be bodily or mental. (2) In Buddhist usage as, e.g., in the Four Noble Truths: suffering, ill, the unsatisfactory nature and general insecurity of all conditioned phenomena. Jhana: Meditative absorptions. Tranquillity meditation. Kalyanamitta: Noble or good friend is called a senior monk who is the mentor and friend of his pupil wishing for his welfare and concerned with his progress, guiding his meditation; in particular the meditation teacher. Kamma/Karma: "Action" denotes the wholesome and unwholesome volitions and their concomitant mental factors, causing rebirth and shaping the character of beings and thereby their destiny. The term does not signify the result of actions and most certainly not the deterministic fate of man. Kammatthana: lit.: "working-ground" (i.e., for meditation) is the term for subjects of meditation. Kaya-viveka: Bodily detachment, i.e., abiding in solitude free from alluring sensuous objects. Khandha: The five "groups," are called the five aspects in which the Buddha has summed up all the physical and mental phenomena of existence, and which appear to the ordinary man as his ego or personality, to wit: body, feeling, perception, mental formations and consciousness. Lokiya: "Mundane," are all those states of consciousness and mental factors arising in the worldling, as well as in the noble one, which are not associated with the supermundane. Lokuttara: "Supermundane," is a term for the four paths and four fruitions. Magga-phala: Path and fruit. First arises the path-consciousness, immediately followed by "fruition," a moment of supermundane awareness. Mana: Conceit, pride, one of the ten fetters binding to existence, also one of the underlying tendencies. Mara: The Buddhist "tempter" figure, the personification of evil and passions, of the totality of worldly existence and of death. Metta: Loving-kindness, one of the four sublime emotions (brahma-vihara) Nibbana: lit. "Extinction," to cease blowing, to become extinguished. Nibbana constitutes the highest and ultimate goal of all Buddhist aspirations, i.e., absolute extinction of that life-affirming will manifested as greed, hate and delusion and clinging to existence, thereby the absolute deliverance from all future rebirth. Nivarana: "Hindrances," five qualities which are obstacles to the mind and blind our mental vision, and obstruct concentration, to wit: sensual desire, ill-will, sloth and torpor, restlessness and worry, and skeptical doubt. Papañca: "Proliferation," lit. "expansion, diffuseness," detailed exposition, development, manifoldness, multiplicity, differentiation. Paticcasamuppada: "Dependent Origination" is the doctrine of the conditionality of all physical and psychical phenomena. Puthujjana: lit. "one of the many folk," worldling, ordinary man, anyone still possessed of all the ten fetters binding to the round of rebirths. Sacca: Truth, such as the "Four Noble Truths." Sakadagami: The once-returner, having shed the five lower fetters, reappears in the higher world to reach Nibbana. Sakkaya-ditthi: Personality-belief is the first of the ten fetters and is abandoned at stream-entry. Samatha: Tranquillity, serenity, is a synonym of samadhi (concentration). Samsara: Round of rebirth, lit, "perpetual wandering," is a name by which is designated the sea of life ever restlessly heaving up and down. Sangha: lit. Congregation, is the name for the community of monks and nuns. As the third of the Three Gems and the Three Refuges, it applies to the community of the Noble Ones. Samvega: "The sources of emotion," or a sense of urgency. Sankhara: Most general usage: formation. mental formations and kamma formations. Sometimes: bodily functions or mental functions. Also: anything formed. Silabbataparamasa: Attachment to mere rules and rituals is the third fetter and one of the four kinds of clinging. It disappears on attaining to stream-entry. Sotapatti: Stream-entry, the first attainment of becoming a noble one. Vicikiccha: Skeptical doubt is one of the five mental hindrances and one of the three fetters, which disappears forever at stream-entry. Vipassana: Insight into the truth of the impermanence, suffering and impersonality of all corporal and mental phenomena of existence. Yatha-bhuta ñana-dassana: The knowledge and vision according to reality, is one of eighteen chief kinds of insight. |