MỤC LỤC, PHỤ LỤC 1 - CONTENTS OF APPENDIX ONE | |
Phụ lục 1 - Hướng dẫn tập thiền 1) Giới luật 2) Ý nghĩa của Vipassana 3) Ghi nhận trong tỉnh thức 4) Tọa thiền 5) Thiền hành 6) Tỉnh thức đối với các hoạt động hàng ngày 7) Cái Đau và đức kiên nhẫn Đau là chìa khóa để mở cánh cửa Niết bàn 8) Ghi nhận các trạng thái tâm và cảm xúc Đừng dính mắc vào tư duy và lý thuyết Ghi nhận sự buồn ngủ một cách mạnh mẽ, thật nhanh và liên tục 9) Năm tâm căn (pancindrya) Trình pháp |
Appendix One 1 - Moral Conduct 2 - The Meaning Of Vipassana 3 - Note Mindfully 4 - Sitting Meditation 5 - Walking Meditation 6 - Mindfulness Of Daily Activities 7 - Pain And Patience 8 - Noting Mental And Emotional States 9 - The Five Faculties Of A Meditator Meditation Guidelines |
Phụ lục 1 - Appendix One | |
Phụ lục 1. Hướng dẫn tập thiền
Giới luật
Thanh tịnh giới luật là điều kiện tiên quyết để một thiền giả đạt tiến bộ trong hành thiền. Chỉ khi đó anh ta mới không bị lương tâm dằn vặt vì mặc cảm tội lỗi, không bị dính mắc và có thể định tâm một cách dễ dàng. Trong khoá tu thiền, hành giả phải tuân theo tám giới:
1) Không sát sinh.
|
Appendix One: MEDITATION GUIDELINES
Moral Conduct
Purification of moral conduct is a prerequisite for a meditator to achieve progress in his practice. Only then will he be free from a guilty conscience and be detached and able to concentrate easily. In a meditation retreat, the meditators are required to observe the eight precepts: -
|
Ý nghĩa của Vipassana
Nếu một thiền sinh không hiểu mục đích của thiền Vipassana, anh ta sẽ không cố gắng nỗ lực khám phá một điều gì đó bằng việc ghi nhận các tiến trình thân và tâm.
Vipassna là kếp hợp của hai từ: vi- và passana. Vi có nghĩa là đa dạng, tức là ba đặc tính (vô thường, khổ, vô ngã). Passana có nghĩa là chính kiến hay nhận thức đúng nhờ sự tỉnh thức đối với các trạng thái tâm và thân. Vipasana có nghĩa là trực tiếp nhận thấy ba đặc tính của các trạng thái tâm và thân. |
The Meaning of Vipassana
If a yogi does not understand the purpose of Vipassana medication, he will not try to discover something by his noting of mental and physical processes.
Vipassana is a compound of two words: vi - and passana. Vi means various, i.e. the three characteristics (transiency, unsatisfactoriness, non-self). Passana means right understanding or realization by means of mindfulness of mentality and physicality. Vipassana therefore means the direct realisation of the three characteristics of mentality and physicality. |
Ghi nhận trong tỉnh thức
Ghi nhận chăm chú và chính xác.
Việc ghi nhận hời hợt có thể làm tâm trí bạn trở nên rối loạn, vọng tưởng nhiều hơn.
Ghi nhận trong hiện tại, sống trong hiện tại.
Nếu bạn tìm kiếm điều gì đó trong khi thực hành, tâm trí bạn sẽ ở trong hiện tại.
Nguyên tắc cơ bản là quan sát bất cứ điều gì khi nó vừa sinh khởi.
"Gọi tên" là một người bạn của sự tỉnh thức khi mà định còn yếu. Nếu bạn không đặt tên, bạn sẽ có xu hướng quên mất đối tượng. Các từ ngữ không phải là cần thiết nhưng đôi khi lại đặc biệt hữu ích khi mới bắt đầu thực hành. Trừ khi nó trở thành một chướng ngại, bạn không nên bỏ việc đặt tên.
Ghi nhận chính xác tất cả các tiến trình thân và tâm là rất quan trọng và chúng cần được nhận ra theo đúng bản chất của chúng. |
Note mindfully
Note attentively and precisely.
Superficial noting may make your mind more distracted.
Note the present, live in the present.
If you are looking for something while practising, the mind will be in the future.
The fundamental principle is to observe whatever arises at the very moment it arises.
'Labelling' is a friend of mindfulness when concentration is weak. If you do not label, you will tend to miss the object. Words are not essential but are sometimes helpful, especially in the beginning. Unless it becomes a hindrance, do not drop labelling.
It is important to note precisely every mental and physical process - which need to be realized in their true nature. |
Toạ thiền
Khi ngồi thân của thiền giả phải cân bằng.
Không được ngồi dựa vào tường hay những thứ nâng đỡ khác. Điều này sẽ làm suy giảm sự tinh tiến (samma-vayama) và bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ.
Ngồi trên đệm bị nén chặt hay đắp nổi sẽ làm cho thân bị đổ về trước. Điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên không sử dụng bất kỳ một đệm nào để ngồi thiền.
Trước khi ngồi thiền bạn phải đi thiền một giờ đồng hồ (có thể giảm nếu không ở trong thiền viện và thời gian bị giới hạn).
Khi đổi từ đi thiền sang ngồi thiền, không nên phá vỡ sự tỉnh thức và định tâm.
Khi mới bắt đầu tập người mới tập có thể bị bối rối vì không biết phải ghi nhận cái gì. Đại đức Mahasi Sayadaw hướng dẫn là một thiền sinh có thể bắt đầu bắt việc quan sát chuyển động phồng xẹp của bụng, ghi nhận trong tâm là "phồng" khi quan sát chuyển động ra và "xẹp" khi quan sát chuyển động vào.
Điều này phù hợp với chương về bốn đại trong kinh Maha Satipatthana Sutta. Chuyển động của bụng là vayo-dhatu (phong đại).
Mỗi yếu tố có các đặc tính riêng và chung của nó.
Các đặc tính riêng của địa đại (pathavi-dhatu) là cứng và mềm.
Các đặc tính riêng của thuỷ đại (apo-dhatu) là tính lỏng lẻo và tính dính kết.
Các đặc tính riêng của hoả đại (tejo-dhatu) là nóng và lạnh.
Các đặc tính riêng của phong đại (vayo-dhatu) là chuyển động, nâng đỡ, chống đỡ.
Khi một người chính niệm và nhận diện được chuyển động của bụng thì ta có thể nói rằng người đó hiểu đúng bản chất thật của phong đại và phá vỡ được quan niệm sai lầm về bản ngã.
Khi mới bắt đầu tập bạn có thể đặt bàn tay lên bụng nếu bạn không thể cảm thấy chuyển động ở bụng.
Việc thở phải bình thường. Đừng thở nhanh hay sâu, bạn sẽ mệt. Thư giãn tâm và thân càng nhiều càng tốt.
Khi chuyển động ở bụng từ từ và rõ ràng hơn, bạn có thể ghi nhận thường xuyên hơn: "phồng... phồng....phồng", "xẹp...xẹp...xẹp". Nếu chuyển động phức tạp, chỉ nên ghi nhận chung.
Mặc dù thiền sinh được dạy là bắt đầu với việc theo dõi sự phồng xẹp của bụng, anh ta không được dính mắc vào nó. Nó không phải là đối tượng duy nhất mà chỉ là một trong rất nhiều đối tượng khác nhau của thiền Vipassanà.
Nếu bạn nghe thấy âm thanh, hãy ghi nhận "đang nghe”. Lúc đầu thì điều đó không dễ nhưng càng ghi nhận nhiều càng tốt. Chỉ khi sự tỉnh thức đã đủ, bạn mới có thể trở về đối tượng cơ bản của thiền (có nghĩa là "phồng" và "xẹp").
Nếu có một khoảng cách giữa "phồng" và "xẹp" thì hãy ghi nhận là "đang ngồi” và/hoặc "đang xúc chạm”.
Không mở mắt trong khi ngồi thiền. Nếu bạn làm như vậy định sẽ bị phá vỡ.
Đừng vừa lòng với một tiếng ngồi thiền. Ngồi càng lâu càng tốt.
Đừng thay đổi tư thế của bạn.
|
Sitting Meditation
When sitting the body of the meditator should be balanced.
Do not sit leaning against a wall or other support. This weakens right effort (samma-vayama) and you will feel sleepy.
Sitting on raised and compressed cushions causes the body to bend forward. This will make you feel sleepy. Sariputta and Mogallana did not use any cushion to meditate.
Every sitting must be preceded by an hour of walking meditation (this may be reduced when not in retreat and the time available is limited).
When changing from walking to sitting practice, mindfulness and concentration should not be disrupted.
In the beginning of the practice, a beginner may be confused as to what to note. The Venerable Mahasi Sayadaw instructed that a yogi may start observing the rising and falling movement of the abdomen, mentally noting 'rising' when observing the outward movement and 'falling' when observing the inward movement.
This is in accordance with the chapter on the four elements in the Maha Satipatthana Sutta. The movement of the abdomen is vayo-dhatu (wind element).
Each element has its individual or specific characteristics.
The Earth element (pathavi-dhatu) has hardness and softness as its specific characteristics.
The water element (apo-dhatu) has fluidity and cohesion as its specific characteristics.
The Fire element (tejo-dhatu) has heat and cold as its specific characteristics.
The Wind element (vayo-dhatu) has motion, support and vibration as its specific characteristics.
When one is mindful of and realizes the movement of the abdomen, then one can be said to rightly understand the real nature of the wind element and destroy the false view of a self.
In the beginning you may put your hand on the abdomen if you are unable to feel the movement otherwise.
Breathing must be normal. Do not take quick or deep breaths, you will get tired. Relax the mind and body as much as possible.
When the abdominal movements are more gradual and clear, you may increase the frequency of the noting: - "rising...rising...rising", "falling...falling...falling". If the movements are complicated, just note them generally.
Although the yogi is taught to begin with the watching of the rise and fall of the abdomen, he must not be attached to it. This is not the only object, but only one of the many varieties of objects of Vipassana meditation.
If sounds are heard, note 'hearing'. At first it is not easy, but has to note as much as possible. Only when mindfulness is sufficient, may one return to the primary object of meditation (e.g. 'rising' and 'falling'). If there is a gap between 'rising' and 'falling', fill it with the noting 'sitting' and/or 'touching'.
Do not open your eyes while sitting meditation. If you do, concentration is broken.
Do not be contented with one hour sitting. Sit as long as you can.
Do not shift your posture. |
Thiền hành
Đi thiền một cách nghiêm túc. Chỉ bằng cách đi thiền một người có thể đạt đến quả vị Alahán, chẳng hạn như Đại đức Subhadda - đệ tử Alahán cuối cùng của Đức Phật.
Hướng sự chú ý của bạn vào bàn chân trong khi đi thiền. Ghi nhận chuyển động với ý thức sắc bén. Khi mới bắt đầu, chỉ ghi nhận toàn bộ từng bước chân, ghi nhận trong tâm "phải" và "trái".
Không nhắm mắt mà mở nửa mắt, nhìn về phía trước khoảng 1,2m đến 1,5m.
Không cúi đầu quá thấp. Nếu bạn cúi đầu thấp sẽ bị căng thẳng và chóng mặt trong một thời gian ngắn. Không nhìn xuống chân bạn, bạn sẽ bị vọng tưởng.
Khi bạn theo dõi chuyển động của bàn chân, bạn không được nhấc bàn chân quá cao.
Các đối tượng được ghi nhận được tăng lên từ từ, có nghĩa là số phần của một bước chân mà được quan sát được tăng lên dần dần.
Sau đó thiền giả có thể theo dõi toàn bộ từng bước chân trong vòng mười phút, tiếp theo theo dõi ba phần "nhấc", "bước", "hạ". Cuối cùng có thể tăng lên nhiều hơn: "ý định”, “nhấc”, “bước”, “hạ”, “chạm”, “nhấn”.
Bạn nên xem xét điều này: trong vòng một tiếng đồng hồ đi thiền, tâm chắc chắn sẽ chạy lăng xăng vài lần.
Bạn không được nhìn ngó xung quanh trong khi đi thiền. Bạn đã có và sẽ có rất nhiều năm để nhìn quanh. Nếu bạn làm như thế trong thiền viện nghĩa là bạn nói lời tạm biệt với định. Ghi nhận “mong muốn” nhìn xung quanh. Cái tật ngó nghiêng là một vấn đề rất khó khăn đối với một thiền sinh.
Chúng tôi đề nghị mỗi ngày bạn nên ngồi thiền và đi thiền mỗi thứ ít nhất năm hoặc sáu tiếng. |
Walking Meditation
Take the walking meditation seriously. By merely doing walking meditation, one can reach Arahantship! Take the Venerable Subhadda the last Arahant disciple of the Buddha, as an example.
Bring your attention to the foot during walking meditation. Note the movement with sharp awareness. At the beginning, note the step in one part only, mentally note 'right' and 'left'.
Do not close your eyes but keep them half-closed, looking ahead about four or five feet.
Do not bend the head too low. This will cause tension and dizziness in a short time. Do not look at your feet. Your mind will get distracted.
When you follow the movement of the foot, you must not lift the feet too high.
The objects to be noted are increased gradually, that is, the number of parts of a step that are observed is gradually increased.
Later one may watch the step in one part about ten minutes, followed by three parts 'lifting', 'pushing', 'lowering'. Finally it may be further increased to: - 'intending', 'lifting', 'pushing', 'lowering', 'touching', 'pressing'.
Please consider this - within one hour of walking meditation, the mind is sure to wander off quite a few times.
You must not look around here and there during walking meditation. You have had and will have many years to look around. If you do so during the retreat, you say good-bye to concentration. Take note of the 'desire' to look around. The wandering eye is a very difficult problem for a yogi.
At least five to six hours each of walking and sitting meditation per day is recommended. |
Tỉnh thức đối với các hoạt động hàng ngày
Thiền tỉnh thức là cách sống của Đức Phật.
Ý thức rõ ràng các hoạt động hàng ngày là đời sống của một thiền sinh. Một khi thiền sinh không quan sát được một hoạt động thì anh ta đánh mất đời sống của anh ta. Có nghĩa là anh ta không phải là một thiền sinh bởi vì anh ta không có niệm, định và tuệ (sati, samadhi và pannà).
Hãy tỉnh thức đối với từng và tất cả các hoạt động hàng ngày.
Nếu bạn không thể tỉnh thức đối với các hoạt động hàng ngày, đừng trông chờ tiến bộ.
Không ghi nhận hoạt động hàng ngày dẫn đến những khoảng không tỉnh thức rộng. Tính liên tục là cần thiết để đưa sự tỉnh thức tiếp nối trong từng sát na.
Năng lực tỉnh thức (satindriya) của một thiền sinh liên quan đến sự tỉnh thức liên tục không gián đoạn trong cả ngày.
Sự tỉnh thức liên tục không gián đoạn làm phát sinh định sâu. Chỉ khi có định sâu thiền giả mới có thể nhận ra bản chất bên trong của các hiện tuợng tâm và thân, và đưa thiền giả đến diệt đế.
Mỗi ngày ta có thể khám phá ra nhiều điều mới lạ nếu bạn có sự tỉnh thức liên tục không gián đoạn.
Trong thời gian chuyên tu thiền, tất cả điều bạn phải làm là tỉnh thức. Bạn không cần phải vội vàng.
Đại đức Mahasi Sayadaw so sánh một thiền giả với một người ốm đi lại loanh quanh rất chậm.
Làm mọi việc cực kỳ chậm làm tâm bạn định. Nếu bạn có ý định đạt được một điều gì đó trong hành thiền, bạn phải quen với việc làm chậm lại.
Khi một cái quạt chạy nhanh, bạn không thể nhìn thấy nó như thật. Nếu nó chạy chậm, bạn có thể nhìn thấy nó như thật. Vì thế bạn phải làm chậm lại để có thể nhìn rõ ràng các tiến trình thân và tâm như chúng đang thật sự là.
Khi bạn bị bao quanh bởi những con người đang làm việc hối hả, bạn phải quên những gì xung quanh và nỗ lực ghi nhận bất kỳ hoạt động thân hay tâm nào.
Nói chuyện là một mối nguy hại ghê gớm đối với sự tiến bộ của trí tuệ.
Năm phút nói chuyện có thể phá vỡ sự định tâm của một thiền sinh trong cả ngày.
Đừng đọc, kể lại hay hồi tưởng lại. Chúng là những chướng ngại đối với tiến bộ trong hành thiền của bạn. |
Mindfulness of Daily Activities
Mindfulness Meditation is Buddha's way of life.
Awareness of daily activities is the life of a yogi. Once the yogi fails to observe an activity he loses his life. That is, he is not a yogi, because he is devoid of sati, samadhi and panna.
Be mindful of each and every daily activity.
If you cannot be mindful of daily activities, do not expect progress.
Not noting daily activities leads to wide gaps of non-mindfulness. Continuity is needed to carry mindfulness forward from one moment to the next.
The faculty of mindfulness (satindriya) of a yogi involves constant and uninterrupted mindfulness for the whole day.
Constant and uninterupted mindfulness gives rise to deep concentration. Only with deep concentration can one realize the intrinsic nature of mental and physical phenomenon, which leads one to the cessation of dukkha.
There are many new things to discover everyday if you have constant and uninterrupted mindfulness.
During a retreat, all you have to do is to be mindful. You need not hurry.
The Venerable Mahasi Sayadaw compared a meditator to a sick person who moves about very slowly.
Doing things extremely slowly makes your mind concentrated . If you intend to achieve something in your meditation, you must get accustomed to slowing down.
When a fan is turning fast, you cannot see it as it really is. If it is turning slowly, then you can do so. So you will have to slow down to be able to see clearly the mental and physical processes as they really are.
When you are surrounded by people who are doing things in a rush, you must be oblivious to the surroundings and energetically note any mental or physical activity.
Talking is a greater danger to the progress of insight.
Five minutes' talk can wreck a yogi's concentration for the whole day.
Do not read, recite or recollect. They are hindrances to your meditation progress. |
Cái Đau và đức kiên nhẫn.
Cái đau là người bạn của thiền giả, đừng lẩn tránh nó, nó có thể dẫn bạn đến Niết bàn.
Cái đau không phải thông báo cho bạn biết về sự xuất hiện của nó. Nó có thể biến mất. Nếu nó biến mất, bạn có thể khóc vì nó vì người bạn đã đi mất. Một vài thiền sinh thậm chí còn cố tình gây cảm giác đau bằng cách gập chân lại và ngồi lên.
Cái đau được quan sát không phải để làm cho nó biến đi mà là để nhận ra bản chất thật của chúng.
Đau là chìa khoá để mở cánh cửa Niết bàn.
Khi ta có sức định tốt thì cái đau không thành vấn đề. Nó là một tiến trình tự nhiên, không khác "phồng - xẹp". Nếu bạn quan sát nó một cách chăm chú, tâm trí sẽ bị cuốn hút vào nó và khám phá ra bản chất thật của nó.
Khi cái đau đến nó sẽ được ghi nhận một cách trực tiếp nhưng chỉ được lờ đi nếu nó trở nên dai dẳng một cách thái quá. Nó có thể bị vượt qua nhờ định sâu được đem lại bởi sự tỉnh thức liên tục.
Nếu trong khi đi mà bị đau quá thì thiền giả nên thỉnh thoảng dừng lại và ghi nhận nó.
Kiên nhẫn dẫn đến Niết bàn, không kiên nhẫn dẫn đến địa ngục.
Hãy kiên nhẫn với bất kỳ thứ gì kích động tâm bạn.
Có ai đó đã nói rằng bất kỳ điều gì cũng đều đáng để cho ta thưởng thức? |
Pain and Patience
Pain is the friend of a meditator, do not evade it, it can lead you toNibbana.
Pain does not have to inform you of its coming. It may not disappear. If it does, you may cry over it, for your friends has gone away. Some yogis even induce pain by folding their legs beneath them.
Pain is observed not to make it go away but to realise its true nature.
Pain is the key of the door to Nibbana.
When concentration is good, pain is not a problem. It is a natural process no different from 'rising' - 'falling'. If you observe it attentively, the mind will be absorbed in it and discover its true nature.
When pain comes it is noted directly but ignored only if it becomes overly persistent. It can be overcome by deep concentration which is brought about by continuous mindfulness.
If there is intense pain while walking, one should stop occasionally and take note of it.
Patience leads to Nibbana. Impatience leads to hell. Be patient with anything and and everything that stimulates your mind.
Who said anything is enjoyable? |
Ghi nhận các trạng thái tâm và cảm xúc
Nếu bạn ghi nhận bất kỳ một trạng thái tâm hay cảm xúc nào, bạn phải ghi nhận khá nhanh, mạnh và chính xác để tâm ghi nhận liên tục và trở nên mạnh mẽ. Nhờ thế vọng tưởng sẽ tự nó dừng lại.
Ghi nhận các ý nghĩ một cách nhanh chóng như là bạn đang vụt chúng bằng gậy vậy:
"đang nghĩ, đang nghĩ, đang nghĩ ...” hay
"buồn ngủ, buồn ngủ, buồn ngủ ..." hay
"hạnh phúc, hạnh phúc, hạnh phúc ..." hay
"buồn, buồn, buồn ...".
chứ đừng chậm chạp như:
"đang nghĩ...đang nghĩ...” hoặc
"buồn ngủ.... buồn ngủ...".
Bạn đừng hy vọng định được tâm trừ khi bạn có thể ghi nhận tâm lăng xăng của bạn. Nếu tâm bạn vẫn lăng xăng điều đó chỉ có nghĩa là bạn vẫn chưa ghi nhận nhận một cách đủ mạnh. Khả năng ghi nhận này là rất cần thiết.
Nếu bạn ý thức rõ nội dung của ý nghĩ, nó sẽ có xu hướng tiếp tục. Nếu bạn ý thức bản thân ý nghĩ thì sự suy nghĩ sẽ chấm dứt.
Đừng dính mắc vào tư duy và lý thuyết.
Trí tuệ mang đến định sâu còn tự duy lôgíc và triết học đi kèm với sức định hời hợt.
Háo hức và lo lắng về việc đạt định có thể gây ra tán loạn, vọng tưởng.
Có thể vượt qua trạng thái lờ đờ hôn trầm bằng cách nỗ lực nhiều hơn. Đặt tên cho những hoạt động được ghi nhận cũng rất hữu ích.
Sự tò mò và trông đợi rõ ràng sẽ cản trở sự tiến bộ của bạn. Nếu chúng phát sinh, đừng bám vào chúng. Hãy ý thức sắc bén chúng.
Ghi nhận sự buồn ngủ một cách mạnh mẽ, thật nhanh và liên tục.
Nếu bạn muốn đạt được một điều gì đó trong hành thiền, bạn sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc thực hành.
Thực ra thì năng lực ghi nhận luôn có. Vấn đề là bạn không sẵn sàng sử dụng nó. Nhân tố tâm lý là rất quan trọng. Đừng bi quan. Nếu bạn lạc quan, nghĩa là bạn tạo ra cho mình cơ hội. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng trong mọi tình huống và bạn cũng ít bị vọng tưởng hơn.
Nếu một thiền sinh tỉnh dậy vào 3 giờ sáng, anh ta phải dậy để thiền. Anh ta không nên đợi đến 4 giờ sáng. Đó không phải là một quan điểm đúng đắn.
Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ khi tỉnh dậy, bạn hãy đứng dậy và đi bộ. Nếu không bạn sẽ thích ngủ. (Trong thiền viện, theo thời gian biểu, thiền sinh phải thức dậy vào 4 giờ)
Nếu bạn buồn ngủ, hãy lùi nhanh về phía sau và đi nhanh về phía trước dưới ánh mặt trời.
Con người có những có rất nhiều sức mạnh và khả năng để làm nhiều việc. Bạn phải phấn đấu chứ không phải chỉ thử sức.
Nếu bạn nỗ lực đầy đủ, bạn có thể đạt được bốn quả vị.
Một tuần thực hành chỉ là một quá trình học. Sự thực hành thật sự chỉ bắt đầu sau đó.
Thiền siêu vượt thời gian và không gian. Vì thế đừng để thời gian và không gian làm gián đoạn. |
Noting Mental and Emotional States
If you note any mental or emotional state, it must be done somewhat quickly, energetically and precisely, so that the noting mind id continuous and becomes powerful. The the thinking will stop by itself.
Note the thoughts quickly as if you are hitting them with a stick: - 'thinking, thinking, thinking ...' or 'sleepy, sleepy, sleepy ...' or 'happy, happy, happy ...' or 'sad, sad, sad ...'. not slowly as, 'thinking ... thinking ...'or 'sleepy ...sleepy ...'.
Unless you can note the wandering thought you do not have a ope of concentrating the mind. If your mind is still wandering it just means that you still do not note energetically enough. This ability is indispensable.
If you are aware of the content of the thought, it will tend to go on. If you are aware of the thought itself, then thinking will cease.
Do not be attached to thinking and theory.
Insight comes with deep concentration but logical or philosophical thinking comes with shallow concentration.
Eagerness and worry about getting concentration can cause distraction.
Drowsiness can be overcome by putting in more effort. Labelling activities to be noted also helps.
Curiosity and expectation definitely delay your progress. If they arise, do not dwell on them. Give them sharp awareness.
Note sleepiness energetically - by doing it in quick repetition.
If you want to achieve something in your meditation, you will have to put more effort into yogi practice.
Actually, the energy to note is always there. The trouble is you are reluctant to use it. The mental attitude is very important. Don't be pessimistic. If you are optimistic, you offer yourself opportunity. Then there is satisfaction in every situation and you will also have less distraction.
If a yogi wakes up at 3.00 a.m. he must get up to meditate. He should not wait until 4.00 a.m. That is not the right attitude.
If you are sleepy on waking up, get up and walk. Otherwise you will enjoy sleeping. (In the retreat, yogis were scheduled to wake up at 4.00 a.m.)
If you are sleepy, walk quickly backwards and forwards in the sun.
A human being has a great variety of strengths and the ability to do many things. We must STRIVE, not TRY!
If you put in enough effort, you can achieve the four paths and fruitions
One week of practice is just a learning process. Real practice begins only after that.
Meditation is beyond time and space. So do not be caught up by them. |
Năm tâm căn (pancindrya)
Năm năng lực này của thiền giả phải khoẻ, mạnh, sắc bén và cân bằng.
Chúng là:
Saddhindriya - đức tin mạnh mẽ và vững chắc dựa trên chánh kiến (tín)
Năm năng lực này phải được cân bằng để đạt được tuệ. Đức tin phải cân bằng với tuệ, tấn lực phải cân bằng với định. Sự tỉnh thức không cần phải cân bằng với bất kỳ một yếu tố nào. Nó là năng lực quan trọng nhất để dẫn bốn yếu tố kia đi đến mục đích của chúng.
Trình pháp
Hàng ngày, thiền sinh phải báo cáo thầy hướng dẫn thiền để kiểm tra sự thực hành của anh ta. Sau khi anh ta đã báo cáo về những gì anh ta đã làm và trải qua trong một ngày hành thiền, thầy hướng dẫn sẽ sửa chữa, hướng dẫn thêm hoặc khích lệ anh ta tiến bộ hơn nữa. Như vậy mối liên lạc hiệu quả giữa họ là cực kỳ quan trọng.
Ở thiền viện, mỗi nhóm trình pháp với Sayadaw vào các giờ khác nhau.
Một thiền sinh không nên cố gắng đến trước giờ qui định của mình trừ khi anh ta có lý do. Mặt khác, việc trình pháp không nên làm chướng ngại sự hành thiền của anh ta, anh ta có thể đến muộn hơn giờ đã định.
Khi đợi đến lượt mình trong nhóm đừng phí thời gian. Hãy ngồi xuống và chính niệm cho đến khi được gọi. Người tiếp theo nên sẵn sàng bên cạnh người đang được hỏi.
Các thiền sinh nên thận trọng, đặc biệt khi có nhiều thiền sinh đang đợi và thời gian là quí báu. Hãy nói ngắn gọn, xúc tích, và đi thẳng vào vấn đề:
Đừng trở nên hào hứng, lo lắng hay e ngại. Hãy bình tĩnh và cởi mở. Nói những câu đầy đủ rõ ràng, rành rẽ. Đừng nuốt từ hay nói lộn xộn, thì thầm.
Đừng đợi những lời nhận xét. Chỉ sau khi bạn đã kể lại tất cả các kinh nghiệm của bạn thì mới có lời nhận xét.
Hãy nghe một cách cẩn thận những lời hướng dẫn và tuân theo chúng một cách nghiêm khắc và siêng năng. Nếu có nghi ngờ hãy hỏi.
Khi được hỏi hãy trả lời mà đừng nói về một điều gì khác.
Hãy báo cáo những kinh nghiệm của mình mặc dù chúng có vẻ không quan trọng đối với bạn.
Ghi lại vài điều ngắn gọn ngay sau khi thiền có thể giúp ích nhưng thiền giả không nên khiến nó là một điểm phải ghi nhớ trong khi đang hành thiền bởi vì điều này sẽ gây cản trở cho định.
Đến và rời buổi trình pháp trong sự tỉnh thức.
|
The Five Faculties of a Meditator (Pancindriya)
A meditator must have these five faculties strong, powerful, sharpened and balanced.
They are:
These faculties must be balanced to attain insight. Faith or confidence must be balanced with wisdom, energy with concentration. Mindfulness need not be balanced with any other factor. It is the most important faculty that leads the other four to their goal.
Interviews or Reporting Sessions
Daily, the yogi has to report to the meditation instructor to check on his practice. Having given a report of what he did and experienced during the day's meditation, the instructor will correct, give further instruction or inspire him for further progress. As such, effective communication between them is of extreme importance.
In the retreat, different times were given to each group to report to the Sayadaw.
A yogi should not try to come in before their scheduled time unless he has reason to. On the other hand, it should not be a factor that hinders his meditation, he may come later than scheduled.
When waiting for your turn within the group do not waste time. Sit down and be mindful till called. The next one should get ready beside the one being interviewed.
Yogis should be considerate, especially when there are many other yogis waiting and time is precious. Be concise and to the point.
Do not get excited, nervous or afraid. Be composed and open. Speak clearly and audibly in complete sentences. Do not swallow your words, speak in a jumble or mutter.
Do not wait for remarks. Only after you have narrated all your experiences will any remarks be made.
Listen carefully to the instructions and follow them strictly and diligently. If in doubt, ask.
When asked a question, answer it; do not speak about something else.
Report experiences even though they may seem unimportant to you.
Taking short notes immediately after meditation is helpful but one should not make ita point to remember while meditating as this will disturb concentration.
Come and leave the reporting session mindfully. |