Mak Filiser
Tâm Minh Ngô Tằng Giao (chuyển dịch)
__________________
Trong một viện dưỡng lão ở nước Úc, cụ ông Mak Filiser, 86 tuổi, không có thân nhân nào thăm viếng trong nhiều năm. Khi cụ qua đời cô y tá dọn dẹp căn phòng của cụ và bất ngờ khám phá ra một mảnh giấy nhàu nát với những dòng chữ viết nguệch ngoạc. Đó là một bài thơ của cụ và đó là tài sản duy nhất, là cái vốn liếng quý giá nhất cho tuổi già cô đơn của cụ. Trong bài thơ cụ ghi lại những kỷ niệm gia đình, những nỗi nhớ về quãng đời mình đã trải qua và nhắn nhủ với người ở lại. Bài thơ khiến bao người cảm động. Bài thơ có tiều đề là “Cranky Old Man” (It was a poem written by Filiser. The poem “Cranky Old Man” is the only thing that has survived the old man after he left this world).
Khi các cô y tá phổ biến bài thơ lên mạng xã hội thời tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc và sau đó nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu. Không phải vì nghệ thuật ngôn từ của thơ mà chính yếu là vì trái tim của cụ già cao niên đã ký gửi trong từng con chữ, từng vần điệu của bài thơ, gửi gắm cả một ‘kho báu’ tâm hồn vô giá. Một trái tim đầy lửa, vẫn muốn sống hết mình với cuộc đời. Bài thơ đã làm thức tỉnh trái tіm của hàng triệu người trên thế giới…
Bài thơ thoạt tiên là những lời nhắn nhủ của cụ Mak đến những cô y tá phục vụ trong viện dưỡng lão. Đừng chỉ nhìn cụ như một cụ già ngớ ngẩn và lẩm cẩm, đừng chỉ mãi tất bật chăm lo và quên rằng thứ họ cần hơn là một người bạn để cùng chia sẻ những điều tâm sự. Nếu hời hợt và thoáng qua ta sẽ chỉ thầy bề ngoài khắc khổ và già nua. Phải đến khi thẩm từng câu chữ ta mới thấy được kho báu tâm hồn vô giá nằm ẩn sâu bên trong cụ Mak.
Bài thơ cũng đánh động đến chữ “Hiếu”, đến sự quan tâm của con cái đối với cha mẹ già lão. Có lẽ vấn đề làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con không đơn giản chỉ là gửi song thân vào viện dưỡng lão mà thôi mà hãy cố gắng ở bên song thân và chăm sóc tận tình. Vì rất có thể một ngày nào đó chúng ta muốn nói lời yêu thương với cha mẹ mình thì than ôi đã quá muộn mất rồi…
ÔNG GIÀ LẨM CẨM
Các cô y tá thấy chi? Này, này cô y tá ơi! Khi tôi tĩnh lặng, nơi đây yên ngồi Cả khi ăn uống theo lời cô khuyên. * Tôi Mười tuổi, mới lớn lên Có cha có mẹ kề bên thắm tình Anh chị em cùng vây quanh Yêu thương trong mái gia đình bên nhau. Khi tôi Mười Sáu tuổi đầu Đôi chân bay nhảy, trước sau mơ màng Mơ mình sớm gặp được nàng Người yêu lý tưởng dịu dàng xinh tươi. Làm chú rể tuổi Hai Mươi Nhịp tim thổn thức tứ thời khôn nguôi Nhớ lời chung thủy thề bồi Lòng mình tự hứa chung đời bền lâu. Giờ Hai Mươi Lăm tuổi đầu Tôi sinh con, phải dạy sao nên người Dựng xây mái ấm vui tươi Gia đình hạnh phúc, sống đời bình yên. Tôi Ba Mươi tuổi già thêm Thời con tôi đã trở nên trưởng thành Sợi dây ràng buộc gia đình Mãi luôn vững chắc kết tình dài lâu. Các con đều lớn, theo nhau đi rồi Chỉ còn vợ quý cạnh thôi Dù sao cũng chẳng khiến tôi muộn sầu. Rồi Năm Mươi tuổi tới mau Quanh chân tôi trẻ cùng nhau vui vầy Này con, này cháu một bầy Tôi cùng thân quyến nơi đây kết đoàn. * Thế rồi tới những ngày buồn Vợ tôi nay đã cõi trần lìa xa. Nhìn tương lai thấy nhạt nhòa Lòng tôi rung động thật là hoảng kinh Vì con tôi khi trưởng thành Phải lo nuôi nấng gia đình riêng thôi Mặc tôi lẻ bóng đơn côi Nhớ năm tháng cũ, nhớ người thương yêu. Giờ tôi già lão đi nhiều Bầy trò biến đổi già này Thành như một kẻ đêm ngày khùng điên. Tấm thân tàn tạ mãi thêm Còn đâu sinh lực, nét duyên hết rồi Trái tim nồng ấm một thời Giờ đây chai đá nhìn đời buồn thay. Nhưng trong thân xác già này Một trai trẻ vẫn nương đây ẩn tàng Cõi lòng nay lại dâng tràn Con tim trỗi dậy nhịp nhàng xiết bao. Nhớ niềm vui một thuở nào Nhớ luôn những nỗi khổ đau đủ điều Và tôi đang sống, đang yêu Cuộc đời như chợt mỹ miều hồi sinh Thấy sao quá ít lại đành trôi mau Nhận chân thực tế từ lâu Vô thường sự vật có đâu mãi còn. Mọi người hãy mở mắt luôn Để nhìn cho thấu, để còn thấy ra. Tôi đâu lẩm cẩm tuổi già Tới gần… nhìn kỹ để mà thấy… TÔI!
Tâm Minh Ngô Tằng Giao (chuyển dịch) |
CRANKY OLD MAN
What do you see nurses? What do you see? |