MỤC LỤC |
Giới thiệu 7
BÀI GIẢNG VỀ KINH THỪA TỰ PHÁP 11 Mở đầu 11 Giới thiệu bài kinh 13 Kinh thừa tự pháp (dhammadàyàda sutta) 13 Phần giảng giải 20 So sánh việc thừa tự tài vật 21 Ví dụ về hai vị tỳ-kheo 28 Câu hỏi của trưởng lão xá-lợi-phất 30 Các chướng ngại (nīvāraṇas) trên đạo lộ 33 Tham và sân (lobha và dosa) 35 Định (samādhi) là cần thiết cho tuệ minh sát 39 Thực hành theo trung đạo 43 Thực hành để giác ngộ 46 Chánh tinh tấn 47 Chánh niệm 48 Chánh định 48 Makkha (vô ơn) và palāsa (tự phụ) 53 Tự phụ, ganh tỵ và bỏn xẻn 55 Xảo trá (māyā) và đạo đức giả (sātheyya) 59
Cứng đầu (thambha) và hợm hĩnh (sarambha) 61 Mạn (māna) và tăng thượng mạn (atimāna) 62 Sự khiêm tốn của trưởng lão xá-lợi-phất 64 Kiêu hãnh (mada) và phóng dật (pamāda) 66 Đồ chúng, sự giàu sang, sắc đẹp, kiến thức và sự thông minh 69 Thâm niên, khổ hạnh, sức chịu đựng và danh tiếng 71 Các nguyên nhân khác của mada (kiêu hãnh) 71 Pamāda hay phóng dật 73 Sáu loại phóng dật 75 Hai cách thực hành 78 Phụ lục 81
GIẢNG GIẢI KINH ĐẾ THÍCH VẤN ĐẠO 88 Giới thiệu bài kinh 90 Câu hỏi của sakka và câu trả lời của đức phật 100 Bỏn xẻn (macchariya) 103 Thích và ghét 106 Dục (chanda) là nhân của thích và ghét 108 Chinh phục tham ái, v.v… 110 Thọ hỷ và thững tư duy bất thiện 111 Hỷ thiện 113 Minh sát quán 116 Thọ ưu nên tầm cầu hay nên tránh 119 Xả (upekkhā) thiện và xả bất thiện 126 Sự tái sanh của đế thích (sakka) 130 Giới thu thúc theo giới bổn ba-la-đề-mộc xoa 132 Giới thu thúc lục căn 134 Chuyện trưởng lão mahātissa 137 Câu chuyện về trưởng lão cittagutta 138 Sự tự chế của ba vị trưởng lão 141 Sātipaṭṭhāna: một đống lớn thiện nghiệp 142 Sự khác biệt về quan kiến 143 Thường kiến và đạo phật 145 Đại thừa và thượng tọa bộ 146 Mục đích tối hậu 150 Sự thực hành của một ứng viên cho chức vụ sakka 155 Sự hân hoan của đế thích (sakka) 157
ĐỨC PHẬT Ở ĐÂU? 168 Lời dẫn 168 Đức Phật ở đâu ? 168 Về tác giả 186 Tôn giáo trong thời đại khoa học 188 Đạo Phật và Khoa Học 190 Những Giới Hạn của Khoa Học 191 Sự Ngu Dốt Thông Thái 193 Vượt Qua Khoa Học 195 Khoa Học Không Tôn Giáo 197 Sự Ngưỡng Mộ Đạo Phật 198 Bạn phải có tinh thần trách nhiệm 199 Nguyên Nhân Những khổ Não Của Bạn 200 Ai Phải Chịu Trách Nhiệm? 202 Những Cách Để Giảm Bớt Phiền Muộn 203 1. Đối Diện Với Những Vấn Đề Của Bạn 204 2. Trách Nhiệm Đối Với Sự Bình Yên Tâm Hồn 206 3. Cao Hơn, Ngang Bằng và Thấp Hơn: 208 4. Không Hy Vọng, Bạn Sẽ Không Bao Giờ Thất Vọng:208 6. Tha Thứ và Quên: 212 DANH SÁCH HÙN PHƯỚC IN KINH 215
|
Giới Thiệu
Bài Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta) này được thiền sư Mahāsī Sayādaw thuyết giảng nhân kỷ niệm ngày Đại Lễ Rằm Tháng Giêng (Ovāda và Pūja) năm 1970 và nó cũng được giảng lại trong một dịp lễ tương tự vào năm sau. Sự việc ngài Mahāsī Sayādaw thuyết cùng một bài pháp trong hai lần khiến ta chắc chắn về tầm quan trọng của bài kinh.
Thực vậy, Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta) là một lời dạy hết sức quan trọng của Đức Phật đáng được những người có lòng tôn trọng Phật Pháp lưu tâm một cách nghiêm túc. Vì cốt lõi của bài kinh Đức Phật khuyên các đệ tử của ngài nên tránh theo đuổi tài sản vật chất và hãy tìm kiếm sự thừa tự pháp qua việc thực hành Bát Chánh Đạo. Bức thông điệp của bài kinh này phù hợp với những lời dạy căn bản của Đức Phật.
Theo quan điểm của đạo Phật thì nhân căn để của khổ là tham ái, vì vậy nếu chúng ta muốn thành tựu sự giải thoát, nhất thiết chúng ta phải vượt qua tham ái cho đến mức cao nhất có thể. Lời dạy này đặc biệt liên quan đến các vị tỳ-kheo đệ tử Phật được cho là đã quyết lòng hướng đến Niết-bàn — giải thoát khỏi mọi khổ đau. Đức Phật thành lập Tăng Đoàn (Saṇghā) như một cộng đồng của những người nam và người nữ tìm kiếm sự bình yên nội tại và giải thoát bằng Vô Tham. Lối sống của các vị tỳ-kheo được dựa trên lý tưởng về sự vô tham vốn rất quen thuộc với những người nghiên cứu Luật Tạng (Vinaya Piṭaka), một bộ phận của Tam Tạng Pāḷi đề cập đến những điều luật dành cho các vị tỳ-kheo đệ tử Phật.
Vị tỳ-kheo được trông đợi sẽ chia xẻ những vật thực xin ăn hàng ngày với các vị tỳ-kheo khác. Đức Phật dạy, “Cho dù đó là một chút đồ ăn cuối của vị ấy, cho dù đó là miếng ăn cuối của vị ấy, một vị tỳ-kheo cũng không thọ hưởng nó mà không chia xẻ, nếu có người thọ nhận (nó).” (Udāna). Sự tích trữ vật thực bị cấm và việc sở hữu những tài sản khác hơn những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống (tứ vật dụng) cũng vậy. Theo Luật Tạng những món tài sản đặc biệt như Trú Xứ (cốc liêu, chùa chiền, thiền viện), giường nằm, ghế ngồi, bình hay chậu đựng nước, dụng cụ nấu ăn, v.v… thuộc về Tăng và không thể đem cho một cá nhân như một món quà hay chia chác.
Trong tất cả những đối tượng của lòng tham cám dỗ nhất vẫn là vàng, một kim loại từng nô dịch hóa nhiều người. Tất nhiên, vị tỳ-kheo bị cấm sở hữu vàng bạc một cách nghiêm ngặt và Luật Tạng còn có những hướng dẫn cụ thể cách xử lý những trường hợp vi phạm này. Nếu một vị tỳ-kheo có bất kỳ một miếng vàng hay bạc nào, vị ấy được đòi hỏi phải thú tội trước tăng chúng và xả bỏ nó. Vật xả bỏ khi ấy được trao cho một người cận sự nam (upāsakā) và người này có thể quăng nó đi hoặc (dùng nó) để mua cho các vị tỳ-kheo những gì họ được phép nhận. Đương nhiên các vị tỳ-kheo đều có thể hưởng (những gì người cận sự nam này mua) ngoại trừ vị tỳ-kheo phạm tội. Nếu không có người cận sự nam nào để nhận món vàng bạc ấy, một vị tỳ-kheo đáng tin cậy sẽ được chính thức chỉ định để quăng nó đi. Vị tỳ-kheo này phải quăng sao để thấy rằng nơi vật ấy nằm không thể bị nhận ra bằng bất kỳ dấu hiệu nào.
...