[05] GIẢI THÍCH BÁT THÁNH ĐẠO
1) CHÁNH KIẾN (samma ditthi)
Sự hiểu biết chánh đáng, tức là hiểu biết Bốn Chân Lý Cao Thượng:
- Chân lý về sự đau khổ (Khổ)
- Chân lý về nguyên nhân của đau khổ (Tập)
- Chân lý về sự chấm dứt đau khổ (Diệt)
- Chân lý về con đường dẫn tới sự chấm dứt đau khổ (Đạo)
2) CHÁNH TƯ DUY (samma sankappa)
Tức là những tư tưởng chánh đáng không có:
- Tham: bị dính níu
- Sân: có ác ý
- Si: chấp ngã chấp pháp, lợi mình hại người
3) CHÁNH NGỮ (samma vaca)
Lời nói chánh đáng, tức là tránh:
- nói dối
- nói xấu
- lời ác (làm người khác đau khổ hay bực tức)
- nói tầm phào, nói tục tĩu
4) CHÁNH NGHIỆP (samma kammanta)
Hành động chánh đáng, tức là tránh:
- giết hại (sát)
- trộm cắp (đạo)
- tà dâm (dâm)
5) CHÁNH MẠNG (samma ajiva)
Nghề nghiệp chánh đáng, tức là tránh:
- buôn bán khí giới
- buôn người (nô lệ, đĩ điếm, vv...)
- bán thịt súc vật hay nuôi súc vật để ăn thịt
- bán chất say (rượu, thuốc hút, ma túy, vv...)
- bán chất độc
6) CHÁNH TINH TIẾN (samma vayama)
Sự cố gắng chánh đáng, tức là:
- loại trừ điều xấu đã xảy ra (sám hối, sửa chữa lỗi lầm)
- ngăn ngừa điều xấu chưa tới
- mở mang điều tốt chưa tới
- phát triển điều tốt đã có
7) CHÁNH NIỆM (samma sati)
Sự nhớ tưởng chánh đáng, tức là sự tỉnh giác đối với:
- thân thể
- cảm xúc
- tâm hành (khuynh hướng của bản tâm)
- ý niệm, tư tưởng, quan niệm và đối tượng của tâm (dhammas: pháp)
8) CHÁNH ĐỊNH (samma samadhi)
Sự tập trung chánh đáng, tức tập trung tâm ý mà không chấp tướng hay nhằm mục tiêu sái quấy - tức không phải tà định.
____________________
TỪ VỰNG TIẾNG PALI
Anapanasati: quán hơi thở, một hình thức thiền định
Anicca: vô thường, biến dịch, thay đổi
Ajiva: vô minh, tức sự ngu tối về Bốn Chân Lý Cao Thượng.
Brahma Viharas: sự an trú trong bốn vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả)
Bojjhanga: bảy yếu tố cần thiết cho sự giác ngộ (Thất Bồ Đề Phần), trong đó Tỉnh Giác là yếu tố đầu tiên.
Citta-nupassana: sự quán sát tâm ý (quán tâm)
Dhamma: chân lý, giáo pháp, sự chánh đáng, học thuyết, thiên nhiên, pháp (mọi sự mọi vật)
Dhamma-nupassana: sự quán đối tượng của tâm/ trí thức
Dukkha: sự khổ, đối nghịch, bất toàn
Jhanic Samadhi: tình trạng xuất thần trong đó tâm hoàn toàn đắm chìm trong một đối tượng duy nhất, vô tưởng định.
Karuna: lòng Bi, tâm muốn ban vui cứu khổ
Kaya-nupassana: quán sát thân thể, quán thân
Khanikha Samadhi: sự tập trung tức khắc của tâm (có tính tạm thời), định hiện tiền, định tạm thời của các lối tu Sinh Hoạt Thiền.
Magga: đạo, con đường
Maya: ảo giác, lầm lạc.
Metta: tình thương vô biên và vô điều kiện, lòng Từ
Moha: sự ngu tối, vô minh
Mudita: sự chia vui, không ghen ghét, đức Hỉ
Nibbana: Niết-bàn, chân lý tối hậu, chân lý tuyệt đối, sự vô vi
Nirodha: sự chấm dứt đau khổ
Panna: tuệ giác, trí tuệ
Samadhi: định sâu, sự tập trung trong thiền cao cấp, tam- muội, tam-ma-đề
Samatha: tu Chỉ, luyện tâm tập trung
Samma Kammanta: Chánh Nghiệp, hành động đúng đắn
Samudhaya: Tập, nguyên nhân của đau khổ
Satipathana: tu tập tỉnh giác, thiền quán tâm
Tadanga Nirodha: sự tạm dừng đau khổ
Theravada: nghĩa đen là 'Trường Phái Trưởng Lão', hình thức chính thống, nguyên thủy của Phật giáo đang thịnh hành ở Tích-lan, Miến-điện, Thái-lan, Lào và Cao-miên - gọi là Phật giáo Nguyên thủy.
Upekha: tâm Bình Thản, Bình Đẳng Tâm, tâm Xả
Vipassana: thiền quán, thiền minh sát