Mae Chee Kaew: Hành Trình Tới Giác Ngộ Và Giải Thoát
Mae Chee Kaew: Her Journey To Spiritual Awakening And Enlightenment
Compiled from Thai sources & written by: Bhikkhu Silaratano
Dịch: Diệu Hạnh
Source-Nguồn: forestdhamma.org
MỤC LỤC - CONTENTS |
|
Danh sách tên riêng tiếng Thái 11 Lời người dịch 13 Lời mở đầu 17 Lời giới thiệu 21
* Phần một — Phúc lành Ngọc đá trong suốt 31 Tinh thần chiến đấu quả cảm 39 Phúc lành của cả một đời 46 Bãi dâu 54 Chìm trong công việc vô tận 61 Bé Kaew 66
* Phần hai — Xuất gia Bỏ lại sau lưng tất cả 75 Tìm lại kho báu đã mất 80 Chọc phải tổ ong 87 Chỉ là gánh nước 92 Bước qua cổng 96 Chú lợn rừng 103 Ma quỷ trong núi 108 Động Nok Kraba 114 Sự thất bại tâm linh 121 Quán thân 127 Vị nữ tu lý tưởng 133 Hành hương 139
* Phần ba — Cốt lõi Đường nghiệp gặp nhau 149 Dấu hiệu của Pháp 158 Cái xác trong mình 168 Hay biết tự nhiên 175 Cốt lõi lung linh 181 Sến đỏ nở rộ 186
* Phần bốn — Thanh tịnh Sông và đại dương 197 Ơn sâu 202 Sự thanh tịnh của tâm 211
Lời kết 219 Những bài pháp sưu tập được 223 Về tác giả 235
|
Preface 9 Introduction 13
Part One — Blessing Moonstone Pearls 23 Fearless Warrior Spirit 33 Blessing of a Lifetime 41 The Mulberry Grove 50 Immersed in Endless Work 58 Little Kaew 64
Part Two — Renunciation Leaving It All Behind 75 Reclaiming Lost Treasure 80 Stirring up a Hornet’s Nest 87 Simply Fetching Water 92 Through the Access Gate 97 The Wild Boar 104 Ghosts of the Mountain 109 Contents Failings of the Spirit 123 Body Contemplation 129 Ideal Buddhist Nun 135 Pilgrimage 141
Part Three — Essence Intersecting Karmic Paths 151 A Portent of Dhamma 161 The Corpse Within 172 Spontaneous Awareness 180 Luminous Essence 187 Phayom in Full Bloom 193
Part Four — Purity River and Ocean 203 Unstinting Gratitude 209 Lifelong Commitment 215 Pureness of Heart 219
Epilogue 227 Collected Teachings 231 About the Author 243 |
Lời mở đầu
Khi tôi ở tại thiền viện trong rừng Nakamnoi năm 2007, hòa thượng trụ trì, Ajaan Inthawai Santussako đề nghị tôi dịch một bản tiểu sử về Mae Chee Kaew từ tiếng Thái sang tiếng Anh mà ngài dự định sẽ ấn tống bằng cả hai thứ tiếng. Mặc dù bản tiểu sử ngài đưa tôi khá tóm tắt, Ajaan Inthawai đã rộng lượng cho tôi tất cả những ghi chép trước đây về cuộc đời của Mae Chee Kaew mà ngài đã sưu tầm được. Sau khi dịch xong bản tóm tắt về cuộc đời của Mae Chee Kaew sang tiếng Anh, tôi quyết định viết một cuốn truyện đầy đủ dựa trên những tìm hiểu khác nữa về các sự kiện tạo nên cuộc đời cô và đánh dấu mỗi bước đi trên hành trình tới giải thoát của cô. Thiền viện ẩn lâm Nakamnoi đã cho tôi một môi trường yên tĩnh và động viên tôi làm việc, và các vị sư ở đó đã giúp tôi có những nghiên cứu quý giá. Những lời giảng thu thập được của Mae Chee Kaew mà trích đoạn của chúng được đặt ở đầu mỗi chương là đặc biệt khó vì phần lớn trong số đó được ghi lại bằng tiếng Phu Tai, ngôn ngữ mẹ đẻ của cô. Tôi vô cùng biết ơn các vị sư dân tộc Phu Tai đã giúp tôi giải nghĩa các từ Phu Tai này.
Cuốn sách này cũng không thể hoàn thành được nếu không có nỗ lực của bạn bè và nhiều người trợ giúp. Tôi vô cùng biết ơn họ. Đặc biệt, tôi xin cám ơn Swe Thant, biên tập viên lâu dài của tôi trong việc khéo léo làm mềm mại đi những chỗ thô kệch trong tập bản thảo đầu tiên và giúp thay đổi giọng văn chung của cuốn sách. Rachel Claveau tiếp đó đã rất khéo léo cắt tỉa bớt những từ không cần thiết và chỉnh sửa cấu trúc ngữ pháp cho hay hơn. Rachel cũng yêu cầu tôi phải giải nghĩa nhiều đoạn khó hay không rõ nghĩa để thể hiện đúng ý nghĩa muốn diễn đạt. Tôi đặc biệt cảm ơn Mae Chee Melita Halim, người đã một mình thiết kế bìa trước và bìa sau của cuốn sách, thiết kế bên trong sách và vẽ các bức vẽ chì. Cô đã làm việc không mệt mỏi nhiều tháng trong điều kiện khó khăn để chuẩn bị bản bông để in. Tôi thấy thật may mắn có được nhà xuất bản nhiệt tình và hảo tâm Silpa Siam Packaging & Printing Co., Ltd. Họ không chỉ giúp cho việc xuất bản mà còn giúp gây quỹ tài trợ chi phí in ấn. Không có hảo tâm của rất nhiều người đóng góp, cuốn sách này không thể được ấn tống. Tên họ nhiều không thể kể hết được, nhưng mỗi người trong số họ xứng đáng được chúng ta tán dương nhiệt thành. Và cuối cùng, xin vô cùng cám ơn Forest Dhamma Books, mạng lưới bạn bè toàn cầu, về thời gian và công sức họ đã bỏ ra giúp đỡ để hoàn thành cuốn sách này.
Bhikkhu Dick Sīlaratano Tháng Tư năm 2009
__________________ “Lúc còn nhỏ, khi đến thiền viện, tôi phải có cha mẹ đi cùng, và không được đi hay ngồi chung với các sư. Khi các sư giảng Pháp, tôi luôn ngồi bên dưới, chỉ đủ tầm để nghe. Vị thiền sư đáng kính dạy chúng tôi cách đảnh lễ Đức Phật và tụng kinh xưng tán ân đức của Ngài. Thiền sư khuyến khích chúng tôi rải tâm từ cho mọi chúng sinh, và giữ tâm luôn rộng mở và quảng đại. Ngài dạy chúng tôi rằng dù công đức bố thí cúng dường của Phật tử có nhiều thế nào đi nữa cũng không thể sánh với phạm hạnh của việc xuất gia làm tu nữ đắp y màu trắng và tu tập tinh tấn theo con đường diệt tận khổ đau. Lời dạy đó luôn ở trong tâm tôi.” — Mae Chee Kaew
|
Preface
While I was living at Nakamnoi Forest Monastery in 2007, the abbot, Ajaan Intawai Santussako, asked me to translate a biographical sketch of Mae Chee Kaew from Thai into English, which he intended to publish in both languages. Although the sketch he gave me was rather brief, Ajaan Intawai graciously made available all previous writings about Mae Chee Kaew’s life that he had collected. After translating the shortened version of her life into English, I decided to write a complete account based on more extensive research into the events that shaped her life and marked each step on her path to enlightenment. Nakamnoi Forest Monastery provided me with a calm and supportive environment in which to work, and the monks there provided valuable research assistance. Mae Chee Kaew’s collected teachings, excerpts of which are quoted at the beginning of each chapter, presented a special challenge as most of them were recorded in her native Phu Tai dialect. I am indebted to those ethnic Phu Tai monks who helped me to decipher their meaning.
This book would not have been completed without the dedicated effort of many friends and helpers. My gratitude to them is immense. In particular, I would like to thank my longtime copy-editor, Swe Thant, for deftly smoothing over the rough edges of the first draft and helping to set the general tone of the narrative. Rachel Claveau then did a masterful job of trimming down superfluous language and improving the grammatical structure. Rachel also urged me to clarify many unclear or difficult passages to establish precisely the intended meaning. Special thanks go to Mae Chee Melita Halim, who single-handedly created the book’s front and back cover designs, the interior design and all of the pencil drawings. She worked tirelessly for many months in difficult circumstances to prepare the manuscript for publication. I feel blessed to have a generous and enthusiastic publisher, Silpa Siam Packaging and Printing Co., Ltd., who not only facilitated the publication, but also helped to solicit contributions to fund the cost of printing. Without the generosity of many dedicated donors, it would not have been possible to print this book and make it available for free distribution. Their names are too numerous to mention, but each one of them deserves our heartfelt appreciation. And finally, a hearty thank you to Forest Dhamma Books, a worldwide network of friends, for the time and effort they volunteered in support of this project.
Bhikkhu Silaratano __________________
“When I went to the monastery as a young girl, I had to be accompanied by my parents, and I wasn’t allowed to mingle with the monks. While listening to the monks discuss Dhamma, I sat way in the back, just within earshot. The venerable meditation master taught us how to pay homage to the Buddha and how to praise his virtues with chanting. He encouraged us to radiate loving kindness to all living beings, and to always be open-hearted and generous. He told us that no matter how generous we were as lay supporters, the virtue of that generosity could not compare with the virtue of ordaining as a white-robed nun and earnestly practicing the way to end all suffering. That message always remained close to my heart.” — Mae Chee Kaew |