MỤC LỤC |
Ang Siew Mun, Malaysia.
2. Một kinh nghiệm Á Đông. 11 Bernadette, Hoa Kỳ.
3. Tôi đã đến với Phật giáo Theravada như thế nào? 13
4. Tôi biết tất cả chỉ là vô thường mà thôi. 16 Greg Bester, Canada.
5. Từ xa tới gần. 18 Jerry Douglas, Hoa Kỳ.
6. Một cuộc tìm kiếm lâu dài. 22 Jim Anderson, Canada.
7. Chỉ cần nhìn lại chính mình. 26 Joy Russell, Hoa Kỳ.
8. Từ đầu óc đến trái tim. 30 Lee Yu Ban, Malaysia.
9. Nhô ra từ bóng tối. 37 Mary Duggan, Hoa Kỳ.
10. Cuộc sống nhỏ bé trong vũ trụ bao la. 41 Michael G. Symonds, Hoa Kỳ.
11. Vì sao tôi theo đạo Phật? 44 Nghệ sĩ Bạch Tuyết, Việt Nam.
|
____________________
Version date: 29/06/2020 8:42 PM
Vào năm 1999, trên một diễn đàn Phật giáo quốc tế, người chủ diễn đàn là ông Lee Yu Ban – một Phật tử Malaysia – đề nghị các thành viên đóng góp vài dòng về lý do tại sao mình chọn theo đạo Phật. Sau đó, ông tổng hợp lại, đưa vào trang web của ông với tựa đề “Finding the Way” (Tìm thấy Con đường). Tôi giới thiệu đến Sư Thiện Minh và Sư rất thích các bài viết đó. Sư dịch sang tiếng Việt và xuất bản tập sách với tựa đề “Tại sao tôi theo Phật giáo” và gửi đến tôi bản vi tính. Mãi đến nay tôi mới có dịp đọc và hiệu đính lại, dựa theo bản tiếng Anh.
Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đạo.
Bình Anson
Tháng 9-2018.
____________________
Tôi Vẫn Tiếp Tục Cuộc Hành Trình Tâm Linh
Ang Siew Mun, Malaysia
Tôi đã bắt đầu cuộc hành trình tâm linh ngay từ hồi còn là đứa bé nhỏ xíu, khi tôi tìm đọc cuốn sách nhỏ mang dòng chữ "Ngũ giới" ngay bên bàn thờ Phật. Mặc dù tôi không còn nhớ tên tác giả viết cuốn sách đó, nhưng nội dung cuốn sách vẫn còn ghi đậm trong tâm trí tôi suốt nhiều năm qua, Tác giả cuốn sách đã thách thức tôi cũng như tất cả mọi người là: Hãy đem áp dụng "ngũ giới" đó vào cuộc sống một người Phật tử bình thường. Là đứa trẻ tinh nghịch và khó trị, tôi đã chấp nhận thách thức đó; và cố gằng tuân giữ "ngũ giới" đã khiến tôi bận bịu suốt từ bấy lâu nay. Vào thời điểm đó, Phật giáo đối với tôi chỉ là "ngũ giới", kinh Pháp Cú (Dhammapada) và một số lý tưởng Phật giáo. Ngoài ra tôi chẳng biết thêm điều gì nữa.
Rồi, đến năm 1988, tôi bắt đầu làm quen nhiều hơn với giáo lý Phật giáo tại Đại học. Những giáo điều tôi nhớ nhiều nhất chính là những điều quan trọng để nắm giữ "ngũ giới" của chúng ta – tại sao chúng ta cần đến "ngũ giới", thiền tâm Từ (do Hòa thượng Sri Dhammananda giảng dạy) và ba nét đặc thù của cuộc sống – đau khổ (dukkha), vô thường (anicca) và vô ngã (anitta). Tôi cũng học tụng ngũ giới trích trong kinh Pali lần đầu tiên. Ba năm sau tôi được giới thiệu theo học thiền quán với một người bạn Phật tử. Tôi tham dự một khóa tu thiền mười ngày tại Kota Tinggi, Johor. Khóa tu đã tràn ngập tâm trí tôi với một lòng biết ơn sâu đậm với thiền sư của tôi là Tỳ-khưu Visuddhicara, vì ngài đã dạy cho tôi đôi điều mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống. Thế là tôi đã có thể gạt sang một bên nhiều rối rắm và đau khổ tôi đã cảm nhận được trước khi tham gia khóa tu thiền này. Sau đó tôi đã tham gia Trung tâm Trí Tuệ Phật Giáo (Buddhist Wisdom Center) và hội Buddhist Gem Fellowship. ...