Các Phật Tử Có Nên Đi Bầu Cử Không? Should Buddhists Vote?
Thubten Chodron - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: thubtenchodron.org - Bài Đăng Ngày 31/7/2012
Các Phật Tử Có Nên Đi Bầu Cử Không?
Khi Đức Phật thành lập Tăng Đoàn, nghĩa là một cộng đồng tu sĩ, người nào sau khi chính thức trở thành tu sĩ được mười năm trở lên, họ được xem là có sự hiểu biết đầy đủ về lối sống cũng như là giới luật của người tu sĩ, cho nên họ được cho-phép góp tiếng nói trong các cuộc hội họp, để quyết định về các vấn đề quan trọng. Áp dụng phương cách tương tự cho thời đại hiện nay, các Phật Tử khi trở thành người công dân có hiểu biết, thì họ phải nên đi bầu cử. Bằng cách chia sẻ sự hiểu biết của chúng ta, đi bầu cử là một phương cách đóng góp cho các phúc lợi của xã hội.
Có một sự hiểu lầm phổ biến cho rằng Đức Phật muốn các đệ tử đi theo ngài, sống tách biệt với xã hội bên ngoài. Điều nầy thì không chính xác. Bởi vì không cần biết chúng ta sống ở nơi đâu, chúng ta không thể nào sống hoàn toàn tách biệt với mọi người khác, có phải không? Cho dù chúng ta sống trong một tu viện, trong một trung tâm Phật Giáo, hoặc là trong một gia đình, chúng ta luôn luôn có mối quan hệ với những người gần gũi chung quanh, cũng như với xã hội bên ngoài chúng ta, cùng tất cả mọi người khác. Ngay cả khi chúng ta sống ẩn cư ở một vùng hẻo lánh, chúng ta vẫn có mối quan hệ với mọi người chung quanh. Câu hỏi được đặt ra là chúng ta làm thế nào để tạo cho mối quan hệ nầy (qua thân thể, qua tâm trí, và qua lời nói) luôn luôn được tốt đẹp. Với một động lực tinh khiết, đi bầu cử và có sinh hoạt chính trị (có thể) là các phương cách để chia sẻ quan điểm, và các giá trị của chúng ta với những người khác, trong một nỗ lực để ngăn chận các điều nguy-hại, và tạo ra hạnh phúc trong xã hội.
Có rất nhiều thử thách để trở thành một cử tri có hiểu biết, và là một công dân khôn ngoan. Thí dụ, như làm cách nào để chúng ta bám sát vào các vấn đề hiện tại, mà không bị lôi cuốn đi bởi các phương tiện truyền thông? Làm cách nào để chúng ta có sự hiểu biết đầy đủ, để làm các sự chọn lựa khôn ngoan, mà khỏi phải tham gia vào các việc làm không quan trọng, hoặc là cho phép chúng ta bị dính mắc, rồi phát sinh ra sự giận dữ đối với các ứng cử viên, và quan điểm của họ. Điều nầy liên quan đến sự kỷ luật của chính chúng ta. Chúng ta cần phải có mối quan hệ khôn ngoan với các phương tiện truyền thông, biết gạn lọc những gì nên giữ, những gì quá đáng nên loại bỏ, ngăn chận sự mê đắm, sự mất tập trung, và sự nghiện ngập truyền hình, truyền thanh, báo chí, và các trang mạng điện tử. Chúng ta phát triển sự thăng bằng nầy, bằng cách chúng ta kiểm soát tâm của chính mình, và cũng bằng cách chúng ta 'làm-thử rồi loại-bỏ đi điều sai-lầm' trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Một sự thử thách khác, là làm cách nào chúng ta có các quan điểm khôn ngoan, mà không bị dính mắc vào quan điểm nầy như là một phần của cái-tôi. Thí dụ như "Tôi là một người theo đảng Dân Chủ," hoặc là "Tôi là người ủng hộ cách đối-xử không phân biệt." Rồi chúng ta đặt tên, dãn nhãn hiệu cho các quan điểm nầy, rồi chúng ta (có thể) cảm thấy bắt buộc bảo vệ các quan điểm nầy. Làm thế nào để chúng ta vừa có quan điểm của riêng mình, vừa có thể khoan dung với người có quan điểm khác chúng ta? Đôi khi, tôi cảm thấy rằng có một số Phật Tử phương Tây mong muốn các người Phật Tử phương Tây khác có cùng quan điểm chính trị với họ. Một phụ nữ ở trung tâm chúng tôi đã phải nhắc nhở mọi người rằng, cô ấy là một Phật Tử và cũng là một người theo đảng Cộng Hòa, trong một buổi thảo luận về lòng từ bi và chính trị.
Chúng ta cũng phải lưu ý rằng, chúng ta không nên biến đảng đối-lập và ứng cử viên của họ, thành các pho tượng bằng đá để chúng ta chế giễu, để không chấp nhận, để sợ hãi, và thậm chí để thù ghét họ. Một người có lần nói với tôi, "Tôi có lòng từ bi với hầu hết mọi người, tuy nhiên, tôi không biết làm cách nào để có lòng từ bi với người theo đảng Cộng Hòa." Nếu chúng ta đại-diện cho sự quan tâm đến phúc lợi của tất cả chúng sinh, rồi chúng ta lên án người có quan điểm khác chúng ta, chúng ta đã có tâm phân-biệt: chúng ta chỉ giúp đỡ bạn bè của chúng ta (là người có cùng quan điểm với chúng ta), và chúng ta thù ghét kẻ thù chúng ta (là người không có cùng quan điểm với chúng ta). Chúng ta nên thực tập thiền định nhiều hơn, để tách người ra khỏi quan điểm (của họ), mặc dù chúng ta biết rằng quan điểm của họ có thể gây hại, tuy nhiên, họ vẫn có tiềm năng của Phật Tánh. Điều cần thiết là chúng ta hãy tiếp tục thay đổi thái độ của chúng ta, để chúng ta phát triển tâm bình an, và hỷ xả đối với tất cả mọi người.
Làm cách nào để chúng ta xử dụng các giá trị của Đạo Phật, để cho người khác biết các quyết định chính trị của chúng ta? Có phải là trước hết, chúng ta quyết định những gì chúng ta tin tưởng, rồi chúng ta chọn các Lời Phật Dạy để xác nhận quan điểm của chúng ta? Thí dụ, như một người có thể nói, "Đức Phật giảng rằng, mọi người nên tự quyết định, và chịu trách nhiệm cho các hành động của mình. Vì tôi là một Phật Tử, cho nên tôi ủng hộ người phụ nữ, có quyền chọn lựa sự phá thai." Trong khi, một người khác có thể nói, "Đức Phật nói giết người là một hành động tàn ác. Vì tôi là một Phật Tử, cho nên tôi phản đối sự phá thai." Đối với các vấn đề xã hội và chính trị gây nhiều tranh cãi khác, các sự suy luận cũng tương tự như thế.
Tuy nhiên, một sự thử thách khác nằm trong sự chọn lựa các phương pháp từ bi, để thực hiện các mục tiêu chính trị và xã hội của chúng ta. Thí dụ, như chúng ta tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, và phản đối Trung Quốc nhận được tình trạng Quốc Gia Có Quy Chế Đối Xử Bình Đẳng (MFN = Most Favoured Nation) với Hoa Kỳ, bởi vì chúng ta muốn tự do cho Tây Tạng, có phải không? Nhiều người hành động như thế, tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma phản đối các hành động nầy, bởi vì ngài cho rằng điều nầy sẽ gây hại cho người dân Trung Hoa (bình thường), mà chính họ không chịu trách nhiệm, cho chính-sách của chính phủ Trung Hoa đối với Tây Tạng. Là một người ủng hộ tự do cho Tây Tạng, chúng ta có đứng cùng phía với Jesse Helms để phản đối Trung Quốc hay không, cho dù một số quan điểm chính trị khác của ông có thể tương-phản với chúng ta?
Đến lúc nầy đây, chúng ta đã tìm thấy chính-mình, qua sự suy ngẫm về các câu hỏi nói trên. Mỗi người chúng ta cần phải dành nhiều thời gian yên tĩnh để suy ngẫm, để nhìn lại tâm của chính-mình, để rồi tìm ra câu trả lời riêng cho chính-mình. Trong khi sự tự do (vì có an ninh, và được bảo vệ) dẫn chúng ta đến các hành động từ bi trên thế giới, thì các hành động nầy dẫn chúng ta trở ngược lại sự tự do. Cả hai đều phụ thuộc lẫn nhau. |
Should Buddhists Vote?
When the Buddha established the Sangha, the monastic community, each person ordained ten years or more was considered sufficiently informed about monastic lifestyle and precepts and was thus accorded a voice when the assembly met to decide important matters. Extending this by analogy to present circumstances, Buddhists who are informed citizens should vote. By sharing our knowledge, voting is one way to contribute to the welfare of society.
A common misunderstanding exists that the Buddha wanted his followers to leave society. This is incorrect. Where can we ever live where we are entirely disconnected from other living beings? In a monastery, in a Dharma center, in a family, we are always in relationship to those immediately around us as well as to the broader society and to all sentient beings. Even in a remote hermitage, we still live in relationship with each and every living being. Our challenge is to make this relationship a healthy one, physically, verbally, and mentally. With a pure motivation, voting and being politically active can be ways of sharing our vision, and values with others, in an attempt to stop harm and create happiness in society.
The challenges of being an informed voter and a wise citizen are many. For example, how do we keep abreast of current issues without being swept away by the media blitz? How can we learn enough to make wise choices without becoming involved in trivial affairs or allowing attachment and anger arise towards candidates and their views? This involves discipline on our part. We need to have a wise relationship with the media, knowing how much we can handle, discerning media excesses, and halting our infatuation, distraction, and addiction to TV, radio, newspapers, and the internet. We only develop this balance by examining our own minds, and by trial and error in our daily lives.
Another challenge is forming wise views without clinging to them as part of our ego identity. “I am a Democrat,” “I support affirmative action.” We can all too easily solidify these labels into identities that we then feel compelled to defend. How can we have views and yet make sure our minds are tolerant of others who hold opposing ones? Sometimes it seems to me that some Western Buddhists expect all other Western Buddhists to have similar political views. A woman in our center had to remind us during a discussion on compassion and politics, that she was a Buddhist and a Republican.
We must also be mindful not to make the opposition party and its candidates into solid figures that we then disapprove of, ridicule, fear, and even hate. One person once said to me, “I have compassion for almost everyone, but don’t know how to have compassion for Republicans.” If, in the name of caring about the welfare of all sentient beings, we condemn those who hold different views, we have adopted their mental state: we help our friends (those who agree with our opinions) and are hostile to our enemies (those who have different views). Much meditation is necessary to separate people from their views, knowing that although someone’s views may seem harmful, those people still have the Buddha potential. Repeatedly re-forming our attitudes is required to develop equanimity towards all.
How do we use Buddhist values to inform our political decisions? Or do we first decide what we believe and then select a quotation from the Buddha to validate our opinion? For example, one person could say, “The Buddha believed that people should make their own decisions and be responsible for them. Therefore, as a Buddhist, I am pro-choice.” Another person could say, “The Buddha said killing is a destructive action. Therefore, as a Buddhist, I oppose abortion.” In other hot social and political issues, similar things occur.
Yet another challenge lies in choosing compassionate methods to accomplish our political and social goals. For example, do we boycott Chinese goods and oppose
By now, we have found ourselves deep in questions. Each of us must spend quiet time in reflection, looking at our own mind and coming to our own conclusions. While the cushion leads us to compassionate action in the world, these actions lead us back to the cushion. They are interdependent. |
Source-Nguồn: http://thubtenchodron.org/2012/07/responsibility-informed-citizens/