(Hình 1: Ảnh hưởng của hạn hán trong vương quốc.
Picture 1: Drought effects a kingdom.)(Hình 2: hình chi tiết lấy từ hình 1.
Picture 2: details from picture 1.)(Hình 3: hình chi tiết lấy từ hình 1.
Picture 3: details from picture 1.)
10) Giết Thú Vật Để Tế Thần, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca
Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (Tiếng Phạn: là jataka, Tiếng Tây Tạng: là keye rab): Từ văn bản nổi tiếng của Ấn Độ, chúng tôi lần lượt trình bày 34 câu chuyện đạo đức, chọn lọc từ những câu chuyện xẩy ra trong Tiền Thân (những kiếp trước) của Đức Phật Thích Ca, tức là Đức Phật lịch sử.
Hình: Mông Cổ, 1800 - 1899, Thể Loại Phật giáo - Thuốc màu để vẽ lấy từ khoáng chất dưới đất, hình vẽ trên vải bông gòn - Bộ sưu tập của Bảo Tàng Mỹ Thuật Zanabazar.
10) Giết Thú Vật Để Tế Thần, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến (10) The Sacrifice - Shakyamuni Buddha, Previous Life Stories - Monty McKeever 2-2005 - Source-Nguồn: himalayanart.org)
CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG NHÂN ĐẠO VÀ SỰ RỘNG LƯỢNG
Bồ Tát sinh ra là một vị vua vĩ đại, vì ngài cai trị nước ngài có hiệu quả. Thời kỳ nầy nước ngài thịnh vượng, và hòa bình, do đó các vì vua nước khác tôn kính ngài. Bồ Tát thực hành hạnh bố thí, và ngài cư xử đạo đức, cũng như trau giồi lòng khoan dung, và ngài làm việc vì lợi ích cho tất cả mọi chúng sinh. Vương quốc của ngài không có sự rối loạn, hoặc sự xáo trộn, và các thảm họa, ngài dành thời gian thực hành chân lý (tâm linh), và ngài không theo đuổi gì ngoại trừ hạnh phúc cho người dân.
Tuy nhiên vào một năm nọ, vương quốc của ngài bị ảnh hưởng bởi nạn hạn hán nghiêm trọng, do việc làm cẩu thả của người dân, và sự vô ý của các vị thần có nhiệm vụ làm mưa. Tin tưởng rằng nạn hạn hán gây ra bởi một số lỗi lầm của chính ngài, nhà vua cho quy tụ các vị trưởng lão (thuộc tôn giáo) nổi tiếng vì có sự hiểu biết về nghi lễ, và yêu cầu họ cho ngài các lời khuyên. Lời khuyên của họ là hy sinh (giết chết) một ngàn con thú vật để tế thần, khi nhà vua làm điều nầy chắc chắn sẽ làm hài lòng các vị thần, rồi họ sẽ đem mưa đến. Nhà vua không đồng ý với phương cách nầy. Ngài không tin rằng hy sinh (giết chết) các con thú vật vô tội, sẽ đem lại niềm vui cho các vị thần, tuy nhiên, vì ngài không muốn xúc phạm các vị trưởng lão, ngài chỉ đơn giản nói sang một đề tài khác.
Nhà vua vừa nghĩ ra một kế hoạch, ngài tuyên bố với các trưởng lão rằng, sự hy sinh (giết chết) để tế thần thật sự là điều cần thiết, tuy nhiên, thay vì thú vật, ngài muốn hy sinh (giết chết) một ngàn người để tế thần! Ngài ra lệnh rằng, chỉ có người dân nào làm điều sai trái nghiêm trọng sẽ bị chọn giết (hy sinh), ngài cũng cho công chúng biết rằng các thám tử sẽ theo dõi tất cả mọi người, và bất cứ ai đi lệch ra khỏi con đường hành động đúng đắn, hoặc ai trở thành mối nguy hiểm cho đất nước, họ sẽ bị giết chết (hy sinh) để tế thần.
Vì thế, người dân của vương quốc nầy cư xử với nhau tốt đẹp. Trẻ em vâng lời bố mẹ, và thầy cô giáo, mọi người giữ các giới luật đạo đức, và tự thi hành việc kiểm soát chính mình. Lòng hiếu khách, cách cư xử tốt đẹp, lòng khiêm tốn, và tinh thần thiện nguyện, cùng với lòng từ bi đã chiếm ưu thế.
Nhìn thấy tất cả các điều nầy, nhà vua sau đó đã tiết lộ kế hoạch thật của ngài, và ngài giải thích về ý nghĩa thật sự của sự hy sinh. Ngài thành lập các trung tâm bố thí khắp mọi nơi trong nước, và ngài hiến tặng một số lượng lớn tài sản của ngài cho người dân. Các người nghèo khổ được cung cấp bất cứ điều gì họ muốn. Sự nghèo đói đã biến mất, và sự thịnh vượng đã nẩy nở. Vương quốc của ngài bước vào một thời kỳ vàng son.
CÁC SỰ KIỆN CHÍNH TRONG CÂU CHUYỆN NẦY
1. Ảnh hưởng của nạn hạn hán trong vương quốc.
2. Đề nghị hy sinh (giết chết) thú vật để tế thần.
3. Hy sinh qua lòng nhân đạo và sự rộng lượng. |
10) The Sacrifice - Shakyamuni Buddha, Previous Life Stories
Shakyamuni Buddha, Previous Life Stories (Sanskrit: jataka. Tibetan: kye rab): from the famous Indian text presenting 34 morality tales drawn from the previous life stories of the historical buddha, Shakyamuni.
Picture:
10) The Sacrifice - Shakyamuni Buddha, Previous Life Stories - Monty McKeever 2-2005 - Source-Nguồn: himalayanart.org
A TALE OF VIRTUE AND GENEROSITY.
Born as a great king, the bodhisattva effectively ruled his kingdom. Times were prosperous and peaceful and other rulers bowed before him. He practiced the virtues of giving and right moral conduct, cultivated forbearance, and worked for the benefit of all sentient beings. His land was free from every kind of disturbance, disruption, and disaster, and he, devoted to spiritual truth, pursued nothing but the happiness of his subjects.
Despite all this, there came a year when his kingdom was afflicted by a severe drought, due to the laxity of its inhabitants and an oversight by the gods charged with the dispersion of rain. Convinced that the drought was caused by some fault of his own, the king gathered together the religious elders renowned for their knowledge in ritual matters and asked them for advice. Their advice was to sacrifice a thousand animals, that such an offering would surely appease the gods and bring the needed rain. The king did not see how this could be so. He didn't believe that sacrificing innocent animals would bring pleasure to the gods but not wanting to offend the elders, he simply changed the subject.
Struck with a plan, he proclaimed to the elders that a sacrifice was indeed required, but instead of animals, he would sacrifice a thousand humans! Decreeing that only the citizens who have done grave wrong would be selected, he made it known to the public that emissaries would be watching over them all and that anyone who deviates from the path of right conduct, or becomes a danger to the country, will be sacrificed.
The people of the land became well behaved. Children obeyed their parents and teachers and everyone observed moral precepts and exercised self-control. Hospitality, good manners, modesty, and a general spirit of charity and good will prevailed.
Observing all of this, the king then revealed his true plan and explained the real meaning of sacrifice. He set up alms halls throughout the land and gave away vast amounts of his own wealth to his subjects. The poor were provided with whatever they desired. Poverty disappeared and prosperity flourished. The kingdom entered a golden age.
KEY EVENTS IN THE STORY
1. Drought effects a kingdom.
2. Animal sacrifice is recommended.
3. Virtue and generosity are offered as sacrifice. |