(Hình 1: Ngài Kuddhabodhi và vợ ngài trở thành các nhà sư tu khổ hạnh.
Picture 1: Kuddhabodhi and wife become ascetics.)
21) Cuộc Đời Ngài Kuddhabodhi, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca
Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (Tiếng Phạn: là jataka, Tiếng Tây Tạng: là keye rab): Từ văn bản nổi tiếng của Ấn Độ, chúng tôi lần lượt trình bày 34 câu chuyện đạo đức, chọn lọc từ những câu chuyện xẩy ra trong Tiền Thân (những kiếp trước) của Đức Phật Thích Ca, tức là Đức Phật lịch sử.
Hình: Mông Cổ, 1800 - 1899, Thể Loại Phật giáo - Thuốc màu để vẽ lấy từ khoáng chất dưới đất, hình vẽ trên vải bông gòn - Bộ sưu tập của Bảo Tàng Mỹ Thuật Zanabazar.
21) Cuộc Đời Ngài Kuddhabodhi, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến (21) The Story Of Kuddhabodhi - Shakyamuni Buddha, Previous Life Stories - Monty McKeever 2-2005 - Source-Nguồn: himalayanart.org)
CÂU CHUYỆN VỀ SỰ KIỂM SOÁT CƠN GIẬN DỮ
Sinh ra trong một gia đình quý tộc, thuộc giai cấp Bà La Môn, họ sở hữu một bất động sản to lớn và thịnh vượng, Bồ Tát dành trọn đời ngài để học hỏi. Tên của ngài là Kuddhabodhi. Trước khi ngài trưởng thành, sự nổi tiếng về tính học hỏi của ngài đã lan rộng khắp mọi nơi. Ngài kết hôn với một người phụ nữ xinh đẹp, mà hết lòng thương yêu ngài.
Nhờ ngài liên tục thực hành Phật Pháp, cuối cùng tâm ngài đã đạt đến giai đoạn có nhiều trí tuệ, cho nên cuộc sống làm người chủ gia đình không mang lại cho ngài niềm vui, vì thế ý nghĩ về sự xuất gia trở nên gần gũi với ngài. Ngài bị quấy rầy bởi những đau khổ vì sự tham lam, sự cãi cọ, chiến tranh, và các sự dính mắc, vốn có trong đời sống của người chủ gia đình, rồi ngài quyết định trở thành một nhà sư tu khổ hạnh.
Vợ ngài năn nỉ ngài cho cô cùng đi tu, để họ cùng trở thành các nhà sư tu khổ hạnh. Mặc dù ngài cố gắng ngăn cản cô, ngài nói rằng tu khổ hạnh thì khó khăn, nguy hiểm, và không phù hợp với phụ nữ, tuy nhiên, cô không chịu đổi ý, và cô cứ đi theo ngài vào rừng. Vợ ngài trông rực rỡ, và quyến rũ trong bộ áo choàng đơn giản (của người tu), khi cô ngồi thiền dưới bóng cây. Một ngày kia, có một vị vua đi ngang qua khu rừng của họ, và sau các lời chào hỏi trịnh trọng của ngài Kuddhabodhi, nhà vua trông thấy người phụ nữ xinh đẹp, và ông đã sinh lòng ham muốn. Thân thể cô dường như tỏa sáng, làm mê hoặc thế giới chung quanh cô. Bởi vì nhà vua say đắm trong sự ham muốn, cho nên ông âm mưu bắt cóc người phụ nữ trẻ về hoàng cung của ông. Tuy nhiên, nhà vua nghe nói rằng nếu ai gây hại cho một nhà sư tu khổ hạnh, thì người đó sẽ bị trời đất trừng phạt khủng khiếp. Nhà vua quyết định kiểm tra quyền lực của ngài Kuddhabodhi. Đời sống của các nhà sư tu khổ hạnh là không được dính mắc, do đó ông muốn biết ngài Kuddhabodhi còn dính mắc với cô bạn đồng hành của ngài không, nếu ngài còn dính mắc thì ngài sẽ không có quyền lực đặc biệt, do đó ngài không thể nào làm hại ông. Nhà vua đặt câu hỏi với ngài Kuddhabodhi rằng, ngài sẽ làm gì nếu có ai muốn bắt cóc vợ ngài. Bồ Tát Kuddhabodhi trả lời rằng nếu điều nầy xảy ra, ngài sẽ không để cho kẻ thù của ngài trốn thoát. Câu trả lời nầy làm cho nhà vua đoán rằng ngài Kuddhabodhi hãy còn quá nhiều dính mắc, và ngài còn nhiều đam mê, do đó ngài không phải là một vị chân tu. Nhà vua ra lệnh cho quân lính của mình, mang vợ của ngài Kuddhabodhi đến hoàng cung ở trong thành phố.
Ngài Kuddhabodhi nhìn quân lính mang vợ ngài đi, và ngài có vẻ không để ý gì đến tiếng kêu khóc của vợ ngài. Nhà vua bối rối vì điều nầy, sau đó ông chế giễu ngài Kuddhabodhi, và ông hỏi tại sao ngài không làm theo lời đe dọa trước đây của ngài, tại sao ngài không cố gắng ngăn chận quân lính. Ngài Kuddhabodhi trả lời rằng, kẻ thù mà ngài muốn giam giữ không phải là quân lính, kẻ thù mà ngài nói đến chính là cơn giận dữ. Ngài sẽ không để cơn giận dữ tuôn trào ra, ngai nói với nhà vua rằng ngay cả khi ngài phải đối mặt với một tội ác như thế, ngài sẽ kiểm soát cơn giận dữ, tâm ngài sẽ tập trung vào đức tính nhẫn nhục. Nhà vua nhận ra rằng ông đã có ý nghĩ nhầm lẫn về ngài Kuddhabodhi, và trong thực tế, ngài là một nhà sư tu khổ hạnh có quyền lực mạnh mẽ. Nhà vua cúi đầu chào ngài Kuddhabodhi và ông xin lỗi ngài, rồi ông thả vợ ngài trở về, và ông nguyện sẽ phục vụ cho ngài kể từ ngày hôm đó.
CÁC SỰ KIỆN CHÍNH TRONG CÂU CHUYỆN NẦY
1. Ngài Kuddhabodhi và vợ ngài trở thành các nhà sư tu khổ hạnh.
2. Nhà Vua bắt cóc người vợ của ngài Kuddhabodhi.
3. Đức hạnh của ngài Kuddhabodhi gây ấn tượng cho nhà vua, vì thế nhà vua thả vợ ngài trở về. |
21) The Story Of Kuddhabodhi - Shakyamuni Buddha, Previous Life Stories
Shakyamuni Buddha, Previous Life Stories (Sanskrit: jataka. Tibetan: kye rab): from the famous Indian text presenting 34 morality tales drawn from the previous life stories of the historical buddha, Shakyamuni.
Picture:
21) The Story Of Kuddhabodhi - Shakyamuni Buddha, Previous Life Stories - Monty McKeever 2-2005 - Source-Nguồn: himalayanart.org
A TALE OF SUBDUING ANGER
Born to a noble family of Brahmans who owned a large flourishing estate, the Bodhisattva devoted his life to learning. His name was Kuddhabodhi. By the time he was fully grown his fame among the learned had spread far and wide. He married a beautiful woman who loved him deeply.
Because of his constant practice of the Dharma, he eventually reached the stage of wisdom where the idea of renunciation was so familiar that the life of the householder no longer gave him pleasure. Disturbed by the suffering of greed, quarrels, war, and attachment that are inherent in the householder's life, he decided to take up the life of an ascetic.
His wife insisted that she join him and become an ascetic as well. Although he tried to dissuade her, saying the ascetic life is difficult and dangerous and not suitable for a woman, she entered the woods with him anyway. She looked brilliant and attractive in her simple robes as she meditated in the shade of a tree. One day a king passed through their forest domain and after the usual ceremonious greeting with Kuddhabodhis, he saw the beautiful women and was poisoned with lust. She seemed to glow, enchanting the world around her. The king became utterly lost in desire, contriving a plan to take the young woman away to his palace. However, the king had heard about the terrible wrath that can ensue from wronging an ascetic and was afraid of being cursed. He decided he needed to test Kuddhabodhi's power. Because ascetics are supposed to live the life of non-attachment, the king decided that if he saw Kuddhabodhi was still attached to his companion, that he surely had no exceptional power and would not be able to harm him. He questioned Kuddhabodhi, asking what he would do if someone kidnapped his wife. The bodhisattva replied that if that happened, he would never let his enemy escape. This reply seemed to indicate that he was still full of attachment and passion and therefore was no true ascetic. The king ordered his men to carry off Kuddhabodhi's wife to his palace in the city.
Kuddhabodhi watched them take his wife away and appeared oblivious to her cries. Confused by this, the king then taunted Kuddhabodhi, asking why he was not following through with his threat, and how he was going to attempt to keep them from leaving. Kuddhabodhi replied that the enemy he was to keep imprisoned was not them, but that the enemy he was referring to was anger. He would not let his anger escape from him, telling the king that even in the face of such a crime, he would keep his rage controlled while focusing his mind on the virtue of forbearance. The king realized that he had been mistaken about Kuddhabodhi and that he was in fact a powerful ascetic. He bowed to Kuddhabodhi and apologized, returned his wife, and vowed to serve him from then on.
KEY EVENTS IN THE STORY
1. Kuddhabodhi and wife become ascetics
2. A King kidnaps the wife
3. Kuddhabodhi's virtue impresses the king who then returns the wife
|