Cách Thử Nghiệm Tin Đồn
Trong thời Hy Lạp cổ xưa, Socrates được xem là người có nhiều kiến thức về lòng tự trọng cao độ. Ngày kia một người quen gặp nhà triết học rồi nói, “Ông muốn biết điều gì tôi vừa nghe về bạn ông không?”
“Chờ tôi một phút,” Socrates trả lời. “Trước khi kể tôi bất cứ điều gì, tôi muốn ông thi đậu một bài thi nhỏ. Đây là cuộc thử nghiệm với ba cái gạn lọc”.
“Ba cái gạn lọc hả?”
“Đúng thế”, Socrates tiếp tục. “Trước khi ông kể về bạn tôi, hãy chuẩn bị một chút để gạn lọc những gì ông nói. Đây là lý do tại sao tôi gọi là cuộc thử nghiệm với ba cái gạn lọc. Cái gạn lọc đầu tiên là Sự Thật. “Ông có chắc như đinh những gì ông biết là đúng không?”
“Không,” người đàn ông nói, “Thật ra tôi chỉ nghe nói về chuyện nầy …”
“Được rồi”, Socrates nói. “Vì thế, ông không biết chuyện nầy có thật hay không. Bây giờ chúng ta hãy thử nghiệm cái gạn lọc thứ nhì, cái gạn lọc của Sự Tốt Đẹp. Chuyện ông sắp kể có là chuyện tốt của bạn tôi không?”
“Không phải, còn ngược lại nữa …”
“Nghĩa là,” Socrates tiếp tục, “ông muốn kể chuyện xấu của bạn tôi, và ông không chắc đó là sự thật. Ông vẫn có thể thi đậu bài thi nầy, bởi vì còn cái gạn lọc chót để thử, cái gạn lọc của Sự Hữu Dụng. Chuyện ông sắp kể về bạn tôi, có hữu dụng không?”
“Không, thật ra chẳng hữu dụng gì cả …”
“Thế thì”, Socrates kết luận, “chuyện ông sắp kể về bạn tôi, là chuyện không đúng, cũng không tốt, cũng không hữu dụng, thế thì tại sao ông cần phải kể?” |
Testing For Gossip
In ancient
“Hold on a minute,” Socrates replied. “Before telling me anything I’d like you to pass a little test. It’s called the Triple Filter Test.”
“Triple filter?”
“That’s right,” Socrates continued. “Before you talk to me about my friend, it might be a good idea to take a moment and filter what you’re going to say. That’s why I call it the triple filter test. The first filter is Truth. “Have you made absolutely sure that what you are about to tell me is true?”
“No,” the man said, “Actually I just heard about it and …”
“All right,” said Socrates. “So you don’t really know if it’s true or not. Now let’s try the second filter, the filter of Goodness. Is what you are about to tell me about my friend something good?”
“No, on the contrary…”
“So,” Socrates continued, “you want to tell me something bad about him, but you’re not certain it’s true. You may still pass the test though, because there’s one filter left: the filter of Usefulness. Is what you want to tell me about my friend going to be useful to me?”
“No, not really …”
“Well,” concluded Socrates, “if what you want to tell me is neither true nor good or even useful, why tell it to me at all?”
|