Thiền Tông Việt Nam Thế Kỷ Thứ 20 Như tất cả chúng ta đã biết, sở dĩ luân hồi sanh tử là tại nghiệp. Do nghiệp nên chúng ta bị dẫn đi trong lục đạo, nghiệp là động cơ đã lôi chúng sanh vào vòng luân hồi. Nhưng nghiệp đó phát xuất từ đâu, cái gì tạo thành nghiệp? Chắc không ai nghi ngờ, nghiệp gồm có thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Như vậy ai dẫn chúng ta đi trong luân hồi? Chính chúng ta chủ động trong việc luân hồi do thân, khẩu, ý của mình. Do thân khẩu ý tạo nghiệp, nghiệp chi phối lại chúng ta, lôi chúng ta đi trong vòng luân hồi. Như vậy chúng ta là người tạo nghiệp, chúng ta lại bị nghiệp dẫn đi. Nhưng trong ba nghiệp thân miệng và ý, cái nào là chủ? Ai cũng biết ý là chủ, vì ý nghĩ thiện thì miệng mới nói điều lành, thân mới làm điều lành, ý nghĩ ác thì miệng nói lời ác, thân làm việc ác. Thế thì ý là chủ động của nghiệp. Đó là chúng ta từ ngọn phăng đến gốc. Ngọn là nghiệp dẫn đi trong luân hồi, nghiệp là do thân miệng ý tạo nên. Trong thân miệng ý, ý là chủ, ý là động cơ thúc đẩy thân và miệng tạo lành hay tạo dữ. Nếu chúng ta tu ba nghiệp, chắc ai cũng biết nghiệp ý là tối quan trọng.
Do đó khi chúng ta tụng kinh, muốn đầy đủ công đức thì phải làm sao? Tức ý phải định, phải chú tâm, phải lặng vọng tưởng thì lời kinh mới đầy đủ công đức. Chúng ta muốn trì chú cho được linh thiêng thì phải làm sao? Miệng tụng chú mà tâm nghĩ việc đông tây được không? Dĩ nhiên muốn trì chú cho có hiệu quả thì khi miệng tụng chú, tâm cũng phải trụ lại, như vậy chú mới có hiệu nghiệm. Chúng ta niệm Phật lần chuỗi, miệng niệm mà ý cứ chạy nơi này nơi kia có được không? Niệm Phật như vậy có được vãng sanh không? Cũng không được. Khi niệm Phật thì miệng niệm tâm phải nhiếp, tức là nhiếp tâm theo câu niệm Phật. Như vậy mới gọi là niệm Phật được nhất niệm, hoặc là nhất tâm. Chúng ta thấy rõ rằng tụng kinh, trì chú, niệm Phật là những hành động của khẩu nghiệp lành. Nhưng muốn khẩu nghiệp được viên mãn công đức lành thì phải định tâm. Khi tụng kinh chúng ta phải đứng hoặc ngồi rất là nghiêm chỉnh, đó là thân nghiệp; khi tịnh tọa niệm Phật cũng vậy, miệng niệm tay lần chuỗi cũng là thân nghiệp. Thân nghiệp và khẩu nghiệp đều gom lại cùng làm một việc thiện, nhưng thành công hay không là gốc ở cái gì? Gốc ở tâm có nhiếp, có định hay không. Chủ yếu trong các môn tu là để nhiếp tâm an định. |
Vietnamese Zen At The End Of The 20th Century The Zen gate is the Gate of Emptiness. When we enter the Gate of Emptiness, we enter the Zen house. Yet, what is Emptiness and how do we realize Emptiness? 1.1.1 We are well aware that the cause of Samsara (the cycle of birth and death) is Karma. Depending on the type of Karma accumulated during our lifetime, we will be reborn in one of the six realms of existence. Where does karmic consequence come from? There is no doubt that it derives from the three actions: speech, deeds, and thoughts. What causes us to be reborn into Samsara, the cycle of birth and death? We are responsible for our own Karma. Our speech, our deeds, and our thoughts are the causes of our rebirth. Which one of these three actions plays the leading role? We all know it is our thoughts. If we think good thoughts, we will say good things and do good deeds, and good karma will prevail. Our negative deeds and thoughts will produce negative Karma. When reciting the sutras, if we want to earn good merits, we must focus on the sutras, our mind unperturbed and calm. Zen is a method of pacifying one‟s mind. When the mind is pacified, it is unperturbed, and we attain one-pointedness of mind. How do we focus our mind in order to enter the gate of emptiness? |
Thiền Tông Việt Nam Thế Kỷ Thứ 20
ThienTongVietNamTheKy20
Vietnamese Zen At The End Of The 20th Century