Bát Nhã Tâm Kinh - The Heart Sutra
Vietnamese Commentary: HT Thích Thanh Từ
Translated into English: Tuệ Ẩn
Foot Notes & Appendix: Thuần Bạch
Translated into English: Fran May
Source-Nguồn: Thiền Viện Diệu Nhân
NGUỒN GỐC KINH BÁT-NHÃ
1. Trong kinh A Hàm, bài kinh Nhân Duyên, Phật dạy rằng: “Ai hiểu thấu được lý nhân duyên thì người đó sẽ thấy Đạo”.
Bài kệ trong kinh A Hàm:
Nhân duyên sở sanh pháp Ngã thuyết tức thị Không Diệc danh vi giả danh Diệc danh Trung đạo nghĩa.
(Các pháp từ nhân duyên sanh Ta nói đó là Không Có tên chỉ là giả Đó là nghĩa trung đạo)
Hệ Bát-nhã gồm cả thảy 600 quyển, và Bát-nhã Tâm kinh là trung tâm. Vì vậy tất cả tăng ni bất cứ hệ phái nào dù Tịnh độ, Thiền, Mật đều đọc thuộc hết.
2. Kinh Bát-nhã là bài kinh Trí Tuệ. Maha là đại. Bát-nhã là trí tuệ. Ba-la-mật là cứu kính hoặc cùng tột.
Bát-nhã Ba-la-mật-đa là trí tuệ cùng tột. Trí tuệ này vượt hơn trí tuệ thường ở thế gian.
3. Chẳng những lý nhân duyên phát sinh ra hệ Bát- nhã, mà cũng chính lý nhân duyên này phát sinh ra hệ trùng trùng duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm. Trong kinh Hoa Nghiêm nói rằng tất cả pháp trên thế gian liên lạc chằng chịt với nhau.
Ví dụ: Cái bàn từ đâu mà có? Tự nhiên căn cứ trên lý nhân duyên thì nó từ thợ mộc, từ gỗ, bào, đục, đinh .v.v. Đó là lớp nhân duyên thứ nhất. Lớp thứ hai, người ta hỏi thợ mộc, gỗ, bào, đục, đinh từ đâu mà có? Nếu xét cho cùng tột thì sự liên hệ đó trùng trùng điệp điệp, không thể nào nói một hai chặng mà hết được. Vì vậy gọi là trùng trùng duyên khởi. Đã là trùng trùng duyên khởi thì giữa chúng ta và mọi người có liên hệ gì với nhau không?
Chúng ta có chiếc áo mặc, có chén cơm ăn, có phương tiện đi lại thì chúng ta phải liên hệ với bao nhiêu người? Trên thế gian này chúng ta đều mang nợ hết, ai cũng có công đóng góp cho mình. Cho nên với tinh thần kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát thấy chúng sanh khổ là mình khổ, thấy chúng sanh vui là mình vui. Tại sao? Vì mình với mọi người không tách rời được. Tâm Bồ-tát rộng lớn, nhìn mọi người đều là ân nhân của mình. Tất cả đều là người góp sức tạo ấm no cho mình, nên mình đều quý trọng. ...
|
THE ROOT OF THE ORIGINAL HEART SUTRA.
1. In the Dependent Origination Sutra, the Buddha taught, “Someone who can comprehend the Law of Dependent Origination will see the Way.” Seeing the Way means seeing reality, the truth.
Dependent Origination creates all dharmas. The Buddha said this is Emptiness. Phenomena, and all their names, are illusions. This is the meaning of the
(This poem is from the Discourse Sutra.)
The Prajna Paramita Sutra contains 600 volumes and its essence is the Heart Sutra. For this reason, all Buddhist practitioners in all of the Zen,
2. The Heart Sutra is the sutra of wisdom. Maha means great. Prajna means wisdom. Paramita means final or transcendental.
Prajna Paramita means the transcendental wisdom. It is not a worldly understanding or wisdom.
3. The law of Dependent Origination appears not only in the Prajna Paramita Sutra, but also in the Avatamsaka Sutra which said, “All phenomena in this world are mutually dependent and interconnected.”
For example: Where did this table come from? Naturally, based on the Law of Dependent Origination, the table came from the combination of a carpenter, wood, plane, chisel, nails, etc. This is the first layer of the Dependent Origination of the table. For the second layer of the Dependent Origination of the table, one may ask where the carpenter, wood, plane, chisel, nails, etc. come from.
If the table could be investigated to its source, it would have countless numbers of dependent originations, not just a few layers of dependent origination. Hence, this law is called the Infinite Dependent Origination. If the law of Dependent Origination is true, then what is the relationship between oneself and others?
We have a shirt to wear, a bowl of rice to eat, a means of transportation; these facts indicate that we are connected to an infinite number of people. In this world, every single one of us is indebted to all of the contributions of others. Accordingly, the Avatamsaka Sutra states that Bodhisattvas see the suffering of living beings as their own suffering, and the happiness of living beings as their own happiness. Why is it so? Because no one can be separated from anyone else. Bodhisattvas open their hearts and are grateful to everyone. Since everyone contributes to our comfortable lives, we should respect and appreciate each and everyone of them. ... |