Vì Sao Xã Hội Dễ Bị Lừa Gạt Bởi Những Lời Dối Trá?
How Liars Create The ‘Illusion Of Truth’
Tom Stafford
Source-Nguồn: bbc.com - Bài Đăng Ngày: 26/10/2016
Vì Sao Xã Hội Dễ Bị Lừa Gạt Bởi Những Lời Dối Trá?
"Một lời dối trá nếu được lặp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật" là nguyên tắc tuyên truyền của Joseph Goebbels, một bộ trưởng tuyên truyền của Phát xít Đức.
Các nhà tâm lý học gọi đây là 'ảo tưởng về sự thật' và dưới đây là cách phổ biến mà người ta thường thử nghiệm điều này:
Những người tham gia được yêu cầu đánh giá liệu điều mà họ nghe thật đến đâu, ví dụ như "từ 'prune' là cách gọi một quả mận khô".
Đôi lúc một số điều là thật (như điều phía trên), và đôi lúc những người tham gia được cho nghe những điều không đúng sự thật, ví dụ như "từ 'date' (quả chà là) là cách gọi một quả mận khô".
Sau khi nghỉ giải lao khoảng vài phút hoặc thậm chí vài tuần, những người tham gia quay trở lại cuộc thử nghiệm nhưng lần này họ được yêu cầu đánh giá một số điều mới, và một số điều họ đã từng thấy trong lần thử nghiệm thứ nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người ta nhiều khả năng sẽ tin những thứ họ từng thấy, dù nó có đúng sự thật hay không, chỉ bởi vì nó gần gũi với họ hơn.
Kết quả này gần như chứng minh nguyên tắc tuyên truyền của Goebbels.
Và nếu bạn nhìn quanh mình, cũng không khó để thấy các chính trị gia hoặc các nhà quảng cáo đang sử dụng nguyên tắc này ra sao.
Tuy nhiên, yếu tố tác động được ghi nhận trong phòng thí nghiệm chưa hẳn đã là yếu tố tác động lên niềm tin thực sự ngoài đời.
Nếu bạn thực sự có thể biến lời nói dối trở thành sự thật chỉ bằng cách lặp đi lặp lại nó, có lẽ chúng ta đã không cần phải học những cách thuyết phục khác.
Kiến thức và óc phê bình có giúp bạn vững vàng trước những lời dối trá?
Một trong những trở ngại cho việc biến lời nói dối thành điều khiến người khác tin là thật chính là điều bạn đã biết.
Kể cả đó là một lời nói dối có thuyết phục tới đâu đi nữa, nhưng vì sao bạn lại phải để nó áp đảo những điều mình đã biết?
Gần đây, một nhóm nghiên cứu do Lisa Fazio từ Đại học Vanderbilt dẫn đầu đã tìm hiểu ảo ảnh của sự thật có thể tác động lên những kiến thức sẵn có của chúng ta ra sao.
Họ trộn lẫn những điều thật và không thật vào với nhau. Tuy nhiên những điều này được phân loại theo hướng từ dễ đến khó nhận biết (ví dụ như 'Thái Bình Dương lớn nhất Trái Đất' là một điều có thật và được nhiều người biết, và 'Đại Tây Dương là đại dương lớn nhất trên Trái Đất', là điều không có thật, thế nhưng nhiều người lại tưởng thật'.
Kết quả cho thấy ảo ảnh sự thật phát huy tác dụng đối với cả những điều phổ biến lẫn ít phổ biến hơn. Điều này cho thấy kiến thức có sẵn cũng không giúp ta vững vàng hơn trước những lời nói dối được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Để đảm bảo tính bao quát, các nhà nghiên cứu thực hiện thêm một thử nghiệm nữa, trong đó những người tham gia được yêu cầu đánh giá điều họ nghe được thật đến đâu dựa theo thang điểm từ 1 đến 6.
Các nhà nghiên cứu cũng thực hiện một thử nghiệm song song trong đó những người tham gia được yêu cầu chỉ đánh giá điều họ nghe là 'thật' hay 'giả'.
Kết quả cho thấy những điều dối trá sẽ được đánh giá ngày càng cao điểm hơn trên thang điểm từ 1 tới 6 và nhiều khả năng được đánh giá là 'thật' nếu được lặp lại đủ lâu.
Những điều dù là sự thật hay nguỵ tạo, là phổ biến hay ít phổ biến, cũng trở nên dễ tin hơn nếu chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần.
'Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật'
Ban đầu điều này nghe có vẻ như là một tin xấu cho nhân loại, nhưng khi diễn giải khoa học tâm lý, bạn cần nhìn vào số liệu thực tế.
Fazio và các đồng nghiệp nhận ra yếu tố lớn nhất để khiến một người tin hay không tin một điều, là liệu nó có thực sự có thật hay không.
Việc lặp đi lặp lại một lời nói dối không đủ để che đậy sự thật. Dù có lặp lại hay không thì người ta vẫn nhiều khả năng sẽ tin vào sự thật hơn là lời nói dối.
Điều này cho thấy cách cơ bản mà chúng ta cập nhật niềm tin của mình - sự lặp lại giúp cho một điều nghe giống thật hơn, bất chấp kiến thức có sẵn của chúng ta, thế nhưng nó không thay thế kiến thức đó.
Câu hỏi tiếp theo là vì sao lại như vậy?
Câu trả lời đó là việc suy nghĩ logic về tất cả những điều bạn nghe thấy đôi khi sẽ quá khó.
Bởi nếu bạn phải so sánh tất cả những điều mình nghe thấy với kiến thức sẵn có, thì điều đó có lẽ giống như việc bạn vẫn đang nghĩ đến bữa sáng trong lúc trời đã vào đêm khuya.
Chúng ta có như cầu cần nhanh chóng đưa ra những phán đoán hay quyết định, cho nên chúng ta thường đi đường tắt - bằng cách phỏng đoán, vốn thường đúng hơn là sai.
Việc đánh giá một điều gì đó là thật hay không dựa vào tính phổ biến của nó cũng là một cách. Ở bất cứ đâu mà sự thật được lặp đi lặp lại nhiều hơn sự dối trá, ngay cả khi với tỷ lệ 51% - 49%, thì đây vẫn là một cách nhanh chóng và dơ bẩn để phán xét mọi thứ.
Chúng ta sẽ gặp rắc rối nếu tin vào một điều gì đó chỉ vì nó được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng thực tế không phải vậy.
Dù con người có giỏi thuyết phục đến mấy đi nữa thì nó cũng chỉ là một công cụ hạn chế. Não bộ của chúng ta bị ảnh hưởng bởi ảo giác của sự thật bởi vì bản năng sử dụng đường tắt để phán xét mọi thứ.
Hãy tỉnh táo trước những gì bạn nghe thấy, và đừng tiếp tay cho sự dối trá
Một khi đã biết về hiệu ứng này, chúng ta có thể bảo vệ bản thân trước nó.
Chúng ta có thể tự hỏi vì sao mình tin vào một điều gì đó, và nếu một điều gì đó nghe có lý, liệu có phải vì nó là sự thật, hay vì nó được lặp lại quá nhiều?
Đây là lý do mà các học giả luôn phải dẫn chứng các lập luận của họ - để chúng ta có thể lần ra nguồn gốc của chúng, thay vì tin bằng bản năng.
Thế nhưng một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi ảo giác sự thật, đó là ngăn chặn những điều dối trá.
Chúng ta sống trong một thế giới nơi mà sự thật đóng vai trò quan trọng, và cần đóng vai trò quan trọng.
Nếu bạn lặp đi lặp lại một điều gì đó mà không cần kiểm tra liệu nó có thật hay không, thì chính là bạn đang góp phần biến thế giới thành một nơi thật-giả dễ bị lẫn lộn hơn. Hãy nghĩ đến điều này trước khi bạn lặp đi lặp lại một thông tin gì đó. |
How Liars Create The ‘Illusion Of Truth’
Repetition makes a fact seem more true, regardless of whether it is or not. Understanding this effect can help you avoid falling for propaganda, says psychologist Tom Stafford.
“Repeat a lie often enough and it becomes the truth”, is a law of propaganda often attributed to the Nazi Joseph Goebbels. Among psychologists something like this known as the "illusion of truth" effect. Here's how a typical experiment on the effect works: participants rate how true trivia items are, things like "A prune is a dried plum". Sometimes these items are true (like that one), but sometimes participants see a parallel version which isn't true (something like "A date is a dried plum").
After a break – of minutes or even weeks – the participants do the procedure again, but this time some of the items they rate are new, and some they saw before in the first phase. The key finding is that people tend to rate items they've seen before as more likely to be true, regardless of whether they are true or not, and seemingly for the sole reason that they are more familiar.
So, here, captured in the lab, seems to be the source for the saying that if you repeat a lie often enough it becomes the truth. And if you look around yourself, you may start to think that everyone from advertisers to politicians are taking advantage of this foible of human psychology.
But a reliable effect in the lab isn't necessarily an important effect on people's real-world beliefs. If you really could make a lie sound true by repetition, there'd be no need for all the other techniques of persuasion.
One obstacle is what you already know. Even if a lie sounds plausible, why would you set what you know aside just because you heard the lie repeatedly?
Recently, a team led by Lisa Fazio of
Their results show that the illusion of truth effect worked just as strongly for known as for unknown items, suggesting that prior knowledge won’t prevent repetition from swaying our judgements of plausibility.
To cover all bases, the researchers performed one study in which the participants were asked to rate how true each statement seemed on a six-point scale, and one where they just categorised each fact as "true" or "false". Repetition pushed the average item up the six-point scale, and increased the odds that a statement would be categorised as true. For statements that were actually fact or fiction, known or unknown, repetition made them all seem more believable.
At first this looks like bad news for human rationality, but – and I can't emphasise this strongly enough – when interpreting psychological science, you have to look at the actual numbers.
What Fazio and colleagues actually found, is that the biggest influence on whether a statement was judged to be true was... whether it actually was true. The repetition effect couldn’t mask the truth. With or without repetition, people were still more likely to believe the actual facts as opposed to the lies.
This shows something fundamental about how we update our beliefs – repetition has a power to make things sound more true, even when we know differently, but it doesn't over-ride that knowledge
The next question has to be, why might that be? The answer is to do with the effort it takes to being rigidly logical about every piece of information you hear. If every time you heard something you assessed it against everything you already knew, you'd still be thinking about breakfast at supper-time. Because we need to make quick judgements, we adopt shortcuts – heuristics which are right more often than wrong. Relying on how often you've heard something to judge how truthful something feels is just one strategy. Any universe where truth gets repeated more often than lies, even if only 51% vs 49% will be one where this is a quick and dirty rule for judging facts.
If repetition was the only thing that influenced what we believed we'd be in trouble, but it isn't. We can all bring to bear more extensive powers of reasoning, but we need to recognise they are a limited resource. Our minds are prey to the illusion of truth effect because our instinct is to use short-cuts in judging how plausible something is. Often this works. Sometimes it is misleading.
Once we know about the effect we can guard against it. Part of this is double-checking why we believe what we do – if something sounds plausible is it because it really is true, or have we just been told that repeatedly? This is why scholars are so mad about providing references - so we can track the origin on any claim, rather than having to take it on faith.
But part of guarding against the illusion is the obligation it puts on us to stop repeating falsehoods. We live in a world where the facts matter, and should matter. If you repeat things without bothering to check if they are true, you are helping to make a world where lies and truth are easier to confuse. So, please, think before you repeat. |