- 001. Lời Nói Đầu
- 002. Lời Tựa Tái Bản (Quyển Thiền Sư Việt Nam)
- 003. Khương Tăng Hội (K’ang-Sen-Houci)
- 004. Thích Đạo Thiền
- 005. Thích Huệ Thắng
- 006. Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) (? - 594) (Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi ở Việt Nam)
- 007. Thiền sư Pháp Hiền (? - 626) (Đời thứ 1, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 008. Thiền sư Thanh Biện (? - 686) (Đời thứ 4, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 009. Thiền sư Định Không (730 - 808) (Đời thứ 8, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 010. Thiền sư Vô Ngôn Thông (? - 826) (Tổ khai sáng dòng Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam)
- 011. Thiền sư Cảm Thành (? - 860) (Đời thứ 1, dòng Vô Ngôn Thông)
- 012. Thiền sư Thiện Hội (? - 900) (Đời thứ 2, dòng Vô Ngôn Thông)
- 013. Trưởng lão La Quí (852 - 936) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 014. Thiền sư Pháp Thuận (914 - 990) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 015. Thiền sư Vân Phong (? - 956) (Đời thứ 3, dòng Vô Ngôn Thông)
- 016. Đại sư Khuông Việt (933 - 1011) (Đời thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông)
- 017. Thiền sư Ma-ha (Ma-ha Ma-da) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 018. Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 019. Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 020. Thiền sư Định Huệ (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 021. Thiền sư Vạn Hạnh (? - 1018) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 022. Thiền sư Đa Bảo (Đời thứ 5, dòng Vô Ngôn Thông)
- 023. Trưởng lão Định Hương (? - 1051 ) (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)
- 024. Thiền sư Thiền Lão (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)
- 025. Thiền sư Thảo Đường (Tổ khai sáng dòng thiền Thảo Đường ở Việt Nam)
- 026. Thiền sư Viên Chiếu (999 - 1090) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
- 027. Phụ bản Tham Đồ Hiển Quyết
- 028. Thiền sư Cứu Chỉ (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
- 029. Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1115 ) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 030. Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
- 031. Thiền sư Quảng Trí (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
- 032. Thiền sư Thuần Chân (? - 1101) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 033. Thiền sư Trì Bát (1049 - 1117) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 034. Thiền sư Huệ Sinh (? - 1063) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 035. Thiền sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
- 036. Thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
- 037. Quốc sư Thông Biện (? - 1134) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
- 038. Thiền sư Bổn Tịch (? - 1140) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 039. Thiền sư Thiền Nham (1093 - 1163) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 040. Thiền sư Minh Không (1076 - 1141) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 041. Thiền sư Khánh Hỷ (1066 - 1142) (Đời thứ 14, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 042. Thiền sư Giới Không (Đời thứ 15, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 043. Thiền sư Pháp Dung (? - 1174) (Đời thứ 15, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 044. Thiền sư Không Lộ (? - 1119) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
- 045. Thiền sư Đạo Huệ (? - 1172) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
- 046. Thiền sư Bảo Giám (? - 1173) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
- 047. Thiền sư Bổn Tịnh (1100 - 1176) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
- 048. Thiền sư Trí (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 049. Thiền sư Chân Không (1045 - 1100) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 050. Thiền sư Đạo Lâm (? - 1203) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 051. Ni sư Diệu Nhân (1041 - 1113) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 052. Thiền sư Viên Học (1073 - 1136) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 053. Thiền sư Tịnh Thiền (1121 - 1193) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 054. Quốc sư Viên Thông (1080 - 1151) (Đời thứ 18, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 055. Thiền sư Giác Hải (Khoảng thế kỷ 11-12) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 056. Thiền sư Tịnh Không (? - 1170) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 057. Thiền sư Đại Xả (1120 - 1180) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 058. Thiền sư Tín Học (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 059. Thiền sư Trường Nguyên (1110 - 1165) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 060. Thiền sư Tịnh Lực (1112 - 1175) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 061. Thiền sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 062. Thiền sư Nguyện Học (? - 1174) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 063. Thiền sư Minh Trí (? - 1196) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 064. Thiền sư Tịnh Giới (? - 1207) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 065. Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190) (Đời thứ 11, dòng Vô Ngôn Thông)
- 066. Thiền sư Thường Chiếu (? - 1203) (Đời thứ 12, dòng Vô Ngôn Thông)
- 067. Thiền sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 068. Thiền sư Thần Nghi (? - 1216) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
- 069. Đại sĩ Thông Thiền (? - 1228) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
- 070. Thiền sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông)
- 071. Thiền sư Tức Lự (Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông)
- 072. Cư sĩ Ứng Thuận Vương (Đời thứ 15, dòng Vô Ngôn Thông)
- 073. TRẦN THÁI TÔNG Ông Vua Thiền Sư (1218 - 1277)
- 074. Phụ bản Trần Thái Tông
- 075. TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ TRẦN TUNG (1230 - 1291)
- 076. Phụ bản Tuệ Trung Thượng Sĩ
- 077. Sơ Tổ Phái Trúc Lâm TRẦN NHÂN TÔNG (1258 - 1308)
- 078. Thiền sư Pháp Loa (1284 - 1330) (Tổ thứ hai phái Trúc Lâm)
- 079. Thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334) (Tổ thứ ba phái Trúc Lâm)
- 080. Quốc sư Quán Viên (Cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14)
- 081. Thiền sư Đức Minh
- 082. Ni sư Tuệ Thông (Giữa thế kỷ 14)
- 083. Thiền sư Hương Hải (1628 - 1715) (Phái Trúc Lâm)
- 084. Thiền sư Đạo Chân và Thiền sư Đạo Tâm (Thế kỷ 17)
- 085. Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo (Đời pháp thứ 35, tông Tào Động)
- 086. Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu Thông Giác (1637 - 1704) (Đời pháp thứ 36, tông Tào Động)
- 087. Thiền sư Tông Diễn hiệu Chân Dung (1640 - 1711) (Đời pháp thứ 37, tông Tào Động)
- 088. Thiền sư Thanh Nguyên (Đời thứ 41, tông Tào Động)
- 089. Thiền sư Thanh Đàm hiệu Minh Chánh (Đời pháp thứ 42, tông Tào Động)
- 090. Thiền sư Như Như (Tổ Quạ) (Đời thứ 45, Tông Tào Động)
- 091. Thiền sư An Thiền
- 092. Hòa thượng Chuyết Công (1590 - 1644) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
- 093. Thiền sư Minh Hành (1596 - 1659) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
- 094. Thiền sư Minh Lương (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
- 095. Thiền sư Chân Nguyên pháp danh Tuệ Đăng (1647 - 1726) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
- 096. Thiền sư Như Hiện hiệu Nguyệt Quang (? - 1765) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
- 097. Thiền sư Như Trừng Lân Giác (1696 - 1733) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
- 098. Thiền sư Tính Tĩnh (1692 - 1773) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
- 099. Thiền sư Tính Tuyền (1674 - 1744) (Đời pháp thứ 39, tông Lâm Tế)
- 100. Thiền sư Hải Quýnh hiệu Từ Phong (1728 - 1811) (Đời pháp thứ 40, tông Lâm Tế)
- 101. Đại sư Kim Liên Tịch Truyền (1745 - 1816) (Đời pháp thứ 41, tông Lâm Tế)
- 102. Đại sư Tường Quang Chiếu Khoan (1741 - 1830) (Đời pháp thứ 42, tông Lâm Tế)
- 103. Thiền sư Phúc Điền (Thế kỷ 19)
- 104. Đại sư Phổ Tịnh (Đời pháp thứ 43, tông Lâm Tế)
- 105. Đại sư Thông Vinh (Đời pháp thứ 44, tông Lâm Tế)
- 106. TÔNG LÂM TẾ TRUYỀN VÀO MIỀN TRUNG VIỆT NAM (ĐÀNG TRONG)
- 107. TÔNG TÀO ĐỘNG TRUYỀN VÀO MIỀN TRUNG VIỆT NAM (ĐÀNG TRONG)
- 108. Thiền sư Tử Dung Minh Hoằng (Đời pháp thứ 34, dòng Lâm Tế)
- 109. Thiền sư Liễu Quán (? - 1743) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
- 110. Thiền sư Tánh Thông Giác Ngộ (Hòa thượng Sơn Nhân)
- 111. Thiền sư Pháp Thông Thiện Hỷ với chùa Long Ẩn
- 112. Thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì (Mộc Y Sơn Ông)
- 113. Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri (? - 1786) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
- 114. Hòa thượng Thành Đẳng Minh Lượng (Minh Yêu) và Pháp Tử
- 115. Hòa thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn (? - 1776) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
- 116. Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (1725 - 1821) với chùa Sắc Tứ Từ Ân và chùa Quốc Ân Khải Tường
- 117. Đồ biểu truyền thừa của Hòa thượng Ẩn Sơn
- 118. Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành (? - 1823) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
- 119. Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng (1735 - 1835) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
- 120. Thiền sư Tổ Tông Viên Quang (1758 - 1827) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
- 121. Thiền sư Nhất Định (1784 - 1847)
- 122. Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh (1788 - 1875) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
- 123. Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh (1828 - 1898) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
- 124. Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân hiệu Diệu Nghĩa (1850 - 1914) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
- 125. Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu (Tổ Đỉa) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
- 126. Sơ Đồ Truyền Thừa Của Thiền Sư Thiện Hiếu
- 127. Thiền sư Như Nhãn Từ Phong (1864 - 1938) (Đời thứ 39, tông Lâm Tế)
- 128. Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng (1818 - 1862) (Đời thứ 40, tông Lâm Tế)
- 129. Thiền sư Ngộ Chân (Hòa thượng Long Cốc)
- 130. Hòa thượng Hoàng Long (? - 1737) (hoằng hóa ở trấn Hà Tiên)
- 131. Thiền sư Hồng Ân và Trí Năng hạ mãnh hổ
- 132. Thiền sư Khánh Long
- 133. Ni cô họ Lê với Núi Thị Vãi
- 134. Ni cô họ Tống ở Hà Tiên
- 135. PHẦN PHỤ NHỮNG DÒNG KỆ CÁC PHÁI
- 136. Sách Tham Khảo

Thiền Sư Việt Nam
HT. Thích Thanh Từ
Nguồn: thientruclam.info
____________________
037. Quốc sư Thông Biện (? - 1134) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Sư họ Ngô, quê ở Đan Phượng, vốn con nhà họ Thích, tánh rất thông minh lại hiểu tột Tam học.
Ban đầu, Sư đến chùa Kiết Tường tham vấn với Thiền sư Viên Chiếu, thầm nhận được ý chỉ. Sau, Sư đến trụ tại Quốc Tự trong kinh đô Thăng Long, từ đó Sư lấy hiệu là Trí Không.
Năm thứ năm niên hiệu Hội Phong (1096), ngày rằm tháng hai, bà Hoàng thái hậu Phù Thánh Cảm Linh Nhân (Ỷ Lan) đến chùa thiết lễ trai tăng. Khi đó, bà hỏi các vị kỳ túc:
- Nghĩa Phật, Tổ có gì hơn kém? Phật ở phương nào? Tổ ở thành nào? Đến nước này từ bao giờ? Truyền trao đạo này ai trước ai sau? Người niệm danh hiệu Phật, người đạt tâm ấn Tổ, chưa rõ ý chỉ thế nào?
Mọi người đều không đáp được, Sư bèn tâu:
- Thường trụ thế gian, không sanh không diệt gọi là Phật. Rõ biết Tâm tông của Phật, hạnh và giải tương ưng gọi là Tổ. Phật và Tổ chỉ là một, bởi những kẻ lạm học dối nói có hơn kém mà thôi. Vả lại, Phật là giác. Cái giác này xưa nay lặng lẽ thường trụ. Tất cả chúng sanh đều đồng có lý này, chỉ vì tình trần che lấp, theo nghiệp trôi lăn, chuyển thành các cõi.
Phật do lòng từ bi, cho nên thị hiện sanh ở Ấn Độ, mười chín tuổi xuất gia, ba mươi tuổi thành đạo, ở đời nói pháp bốn mươi chín năm, mở bày pháp phương tiện khiến người ngộ đạo, đây là một thời đại hưng giáo vậy. Sắp nhập Niết-bàn, Phật sợ người đời lầm mắc kẹt, nên bảo ngài Văn-thù rằng: “Ta bốn mươi chín năm chưa từng nói một chữ, sẽ bảo là có nói ư?”
Nhân Phật đưa cành hoa sen lên, trong hội chúng đều mờ mịt, chỉ có Tôn giả Ca-diếp chúm chím miệng cười, Phật biết Ca-diếp đã ngộ, bèn đem Chánh pháp nhãn tạng trao cho, đó là vị Tổ thứ nhất. Đây gọi là Tâm tông giáo ngoại biệt truyền vậy.
Sau ngài Ma-đằng mang giáo pháp vào Lưu Hán, Tổ Đạt-ma đem ý chỉ này vào nước Ngụy, nước Lương. Người truyền giáo pháp đến ngài Trí Giả ở núi Thiên Thai là thạnh, gọi là Giáo tông. Người được tông chỉ thiền đến Tổ Huệ Năng ở Tào Khê là sáng tỏ, gọi là Thiền tông.
Hai tông truyền vào nước Việt chúng ta đã lâu. Về Giáo tông, lấy ngài Mâu Bác, Khương Tăng Hội làm đầu. Về Thiền tông lấy ngài Tỳ-ni-đa-lưu-chi làm trước, ngài Vô Ngôn Thông là sau. Đây gọi là Tổ của hai phái vậy.
Thái hậu lại hỏi:
- Phần Giáo tông thì gác lại, còn hai phái Thiền tông có hiệu nghiệm gì?
Sư tâu:
- Xét theo truyện Pháp sư Đàm Thuyên có nói, vua Tùy Cao Tổ bảo các Pháp sư rằng: “Trẫm nghĩ ơn từ bi dạy dỗ của đấng Điều Ngự, ân đức đó không biết lấy gì báo đền. Trẫm thẹn ở ngôi nhân vương, muốn hộ trì Tam Bảo rộng khắp, cho góp hết xá-lợi ở trong toàn quốc, xây dựng bốn mươi chín ngôi bảo tháp tôn thờ, để tiêu biểu cho đời và sửa sang xây cất một trăm năm mươi ngôi chùa. Những cõi ngoài như xứ Giao Châu, cũng muốn xây dựng các ngôi chùa tháp để cho đạo đức thấm nhuần khắp cõi đại thiên. Nhưng xứ Giao Châu tuy nội thuộc nước ta (Trung Quốc) vẫn là sự liên hệ ràng buộc. Pháp sư nên chọn những vị Sa-môn danh đức sang xứ ấy giáo hóa họ, khiến tất cả đều được đạo Bồ-đề.” Pháp sư tâu: “Cõi Giao Châu có đường thông Thiên Trúc gần hơn nước ta (Tàu), lúc Phật pháp mới du nhập Giang Đông chưa truyền khắp, mà xứ này đã xây dựng trên hai mươi ngôi bảo tháp, độ hơn năm trăm vị Tăng, phiên dịch được mười lăm quyển kinh, do đó ở bên ấy có Phật pháp trước ta vậy. Thuở ấy đã có các Tỳ-kheo Ma-ha Kỳ-vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương và Mâu Bác đến đó truyền đạo. Hiện nay lại có Pháp Hiền thượng sĩ đắc pháp nơi ngài Tỳ-ni-đa-lưu-chi, kế thừa truyền bá tông phái của Tam Tổ, là hàng Bồ-tát trong loài người, hiện trụ trì tại chùa Chúng Thiện, thu nhận môn đồ giáo hóa trong hội không dưới ba trăm người, cùng Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành khắp trời, muốn bình đẳng bố thí nên muốn phái chư Tăng đến đó giáo hóa, song họ đã có đủ người rồi, ta chẳng cần phải sang.”
Lại, Tướng quốc nhà Đường hiệu Quyền Đức Dư, làm bài tựa truyền pháp rằng: “Sau khi Tổ Tào Khê mất, pháp thiền được thạnh hành, mỗi nơi đều có dòng dõi: Thiền sư Chương Kỉnh Uẩn mang tâm yếu Mã Tổ giáo hóa thạnh hành ở xứ Ngô Việt. Đại sĩ Vô Ngôn Thông truyền tông chỉ của Tổ Bá Trượng khai ngộ ở đất Giao Châu.”
Lấy đây để nghiệm xét biết vậy.
Thái hậu lại hỏi:
- Sự truyền thừa của hai tông thứ tự thế nào?
Sư đáp:
- Người kế thừa phái Lưu-chi hiện nay chính là Thiền sư Huệ Sinh, Thiền sư Chân Không vậy. Người kế thừa phái Vô Ngôn Thông hiện là Thiền sư Viên Chiếu, Thiền sư Quảng Trí. Bên phái Khương Tăng Hội hiện nay có Lôi Hà Trạch ấy vậy. Ngoài ra những vị kế thừa phụ nhiều không thể kể hết.
Thái hậu rất hoan hỉ lễ bái phong Sư chức Tăng lục, ban tử y ca-sa và hiệu là Thông Biện đại sư cùng trọng thưởng rất hậu. Bởi kính trọng Sư, Thái hậu thường triệu thỉnh vào nội và lễ bái phong làm Quốc sư. Do sự giáo hóa của Sư, Thái hậu nhận được yếu chỉ. Chính bà làm kệ ngộ đạo rằng:
Sắc là không, không tức sắc,
Không là sắc, sắc tức không.
Sắc không đều chẳng quản,
Mới được hợp chân tông.
(Sắc thị không, không tức sắc,
Không thị sắc, sắc tức không.
Sắc không câu bất quản,
Phương đắc khế chân tông.)
Lúc tuổi cao, Sư về trụ chùa Phổ Minh ở Từ Liêm, mở đàn thuyết pháp. Sư dạy người tu thường lấy kinh Pháp Hoa làm dụng. Thế nên thời nhân gọi Sư là Ngô Pháp Hoa.
Ngày rằm tháng hai năm Giáp Dần, nhằm niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự thứ hai (1134) đời Lý Thần Tông, Sư cho hay có bệnh rồi tịch.
____________________