- 001. Lời Nói Đầu
- 002. Lời Tựa Tái Bản (Quyển Thiền Sư Việt Nam)
- 003. Khương Tăng Hội (K’ang-Sen-Houci)
- 004. Thích Đạo Thiền
- 005. Thích Huệ Thắng
- 006. Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) (? - 594) (Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi ở Việt Nam)
- 007. Thiền sư Pháp Hiền (? - 626) (Đời thứ 1, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 008. Thiền sư Thanh Biện (? - 686) (Đời thứ 4, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 009. Thiền sư Định Không (730 - 808) (Đời thứ 8, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 010. Thiền sư Vô Ngôn Thông (? - 826) (Tổ khai sáng dòng Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam)
- 011. Thiền sư Cảm Thành (? - 860) (Đời thứ 1, dòng Vô Ngôn Thông)
- 012. Thiền sư Thiện Hội (? - 900) (Đời thứ 2, dòng Vô Ngôn Thông)
- 013. Trưởng lão La Quí (852 - 936) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 014. Thiền sư Pháp Thuận (914 - 990) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 015. Thiền sư Vân Phong (? - 956) (Đời thứ 3, dòng Vô Ngôn Thông)
- 016. Đại sư Khuông Việt (933 - 1011) (Đời thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông)
- 017. Thiền sư Ma-ha (Ma-ha Ma-da) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 018. Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 019. Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 020. Thiền sư Định Huệ (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 021. Thiền sư Vạn Hạnh (? - 1018) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 022. Thiền sư Đa Bảo (Đời thứ 5, dòng Vô Ngôn Thông)
- 023. Trưởng lão Định Hương (? - 1051 ) (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)
- 024. Thiền sư Thiền Lão (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)
- 025. Thiền sư Thảo Đường (Tổ khai sáng dòng thiền Thảo Đường ở Việt Nam)
- 026. Thiền sư Viên Chiếu (999 - 1090) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
- 027. Phụ bản Tham Đồ Hiển Quyết
- 028. Thiền sư Cứu Chỉ (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
- 029. Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1115 ) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 030. Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
- 031. Thiền sư Quảng Trí (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
- 032. Thiền sư Thuần Chân (? - 1101) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 033. Thiền sư Trì Bát (1049 - 1117) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 034. Thiền sư Huệ Sinh (? - 1063) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 035. Thiền sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
- 036. Thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
- 037. Quốc sư Thông Biện (? - 1134) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
- 038. Thiền sư Bổn Tịch (? - 1140) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 039. Thiền sư Thiền Nham (1093 - 1163) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 040. Thiền sư Minh Không (1076 - 1141) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 041. Thiền sư Khánh Hỷ (1066 - 1142) (Đời thứ 14, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 042. Thiền sư Giới Không (Đời thứ 15, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 043. Thiền sư Pháp Dung (? - 1174) (Đời thứ 15, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 044. Thiền sư Không Lộ (? - 1119) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
- 045. Thiền sư Đạo Huệ (? - 1172) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
- 046. Thiền sư Bảo Giám (? - 1173) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
- 047. Thiền sư Bổn Tịnh (1100 - 1176) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
- 048. Thiền sư Trí (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 049. Thiền sư Chân Không (1045 - 1100) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 050. Thiền sư Đạo Lâm (? - 1203) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 051. Ni sư Diệu Nhân (1041 - 1113) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 052. Thiền sư Viên Học (1073 - 1136) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 053. Thiền sư Tịnh Thiền (1121 - 1193) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 054. Quốc sư Viên Thông (1080 - 1151) (Đời thứ 18, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 055. Thiền sư Giác Hải (Khoảng thế kỷ 11-12) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 056. Thiền sư Tịnh Không (? - 1170) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 057. Thiền sư Đại Xả (1120 - 1180) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 058. Thiền sư Tín Học (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 059. Thiền sư Trường Nguyên (1110 - 1165) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 060. Thiền sư Tịnh Lực (1112 - 1175) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 061. Thiền sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 062. Thiền sư Nguyện Học (? - 1174) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 063. Thiền sư Minh Trí (? - 1196) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 064. Thiền sư Tịnh Giới (? - 1207) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
- 065. Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190) (Đời thứ 11, dòng Vô Ngôn Thông)
- 066. Thiền sư Thường Chiếu (? - 1203) (Đời thứ 12, dòng Vô Ngôn Thông)
- 067. Thiền sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
- 068. Thiền sư Thần Nghi (? - 1216) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
- 069. Đại sĩ Thông Thiền (? - 1228) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
- 070. Thiền sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông)
- 071. Thiền sư Tức Lự (Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông)
- 072. Cư sĩ Ứng Thuận Vương (Đời thứ 15, dòng Vô Ngôn Thông)
- 073. TRẦN THÁI TÔNG Ông Vua Thiền Sư (1218 - 1277)
- 074. Phụ bản Trần Thái Tông
- 075. TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ TRẦN TUNG (1230 - 1291)
- 076. Phụ bản Tuệ Trung Thượng Sĩ
- 077. Sơ Tổ Phái Trúc Lâm TRẦN NHÂN TÔNG (1258 - 1308)
- 078. Thiền sư Pháp Loa (1284 - 1330) (Tổ thứ hai phái Trúc Lâm)
- 079. Thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334) (Tổ thứ ba phái Trúc Lâm)
- 080. Quốc sư Quán Viên (Cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14)
- 081. Thiền sư Đức Minh
- 082. Ni sư Tuệ Thông (Giữa thế kỷ 14)
- 083. Thiền sư Hương Hải (1628 - 1715) (Phái Trúc Lâm)
- 084. Thiền sư Đạo Chân và Thiền sư Đạo Tâm (Thế kỷ 17)
- 085. Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo (Đời pháp thứ 35, tông Tào Động)
- 086. Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu Thông Giác (1637 - 1704) (Đời pháp thứ 36, tông Tào Động)
- 087. Thiền sư Tông Diễn hiệu Chân Dung (1640 - 1711) (Đời pháp thứ 37, tông Tào Động)
- 088. Thiền sư Thanh Nguyên (Đời thứ 41, tông Tào Động)
- 089. Thiền sư Thanh Đàm hiệu Minh Chánh (Đời pháp thứ 42, tông Tào Động)
- 090. Thiền sư Như Như (Tổ Quạ) (Đời thứ 45, Tông Tào Động)
- 091. Thiền sư An Thiền
- 092. Hòa thượng Chuyết Công (1590 - 1644) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
- 093. Thiền sư Minh Hành (1596 - 1659) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
- 094. Thiền sư Minh Lương (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
- 095. Thiền sư Chân Nguyên pháp danh Tuệ Đăng (1647 - 1726) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
- 096. Thiền sư Như Hiện hiệu Nguyệt Quang (? - 1765) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
- 097. Thiền sư Như Trừng Lân Giác (1696 - 1733) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
- 098. Thiền sư Tính Tĩnh (1692 - 1773) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
- 099. Thiền sư Tính Tuyền (1674 - 1744) (Đời pháp thứ 39, tông Lâm Tế)
- 100. Thiền sư Hải Quýnh hiệu Từ Phong (1728 - 1811) (Đời pháp thứ 40, tông Lâm Tế)
- 101. Đại sư Kim Liên Tịch Truyền (1745 - 1816) (Đời pháp thứ 41, tông Lâm Tế)
- 102. Đại sư Tường Quang Chiếu Khoan (1741 - 1830) (Đời pháp thứ 42, tông Lâm Tế)
- 103. Thiền sư Phúc Điền (Thế kỷ 19)
- 104. Đại sư Phổ Tịnh (Đời pháp thứ 43, tông Lâm Tế)
- 105. Đại sư Thông Vinh (Đời pháp thứ 44, tông Lâm Tế)
- 106. TÔNG LÂM TẾ TRUYỀN VÀO MIỀN TRUNG VIỆT NAM (ĐÀNG TRONG)
- 107. TÔNG TÀO ĐỘNG TRUYỀN VÀO MIỀN TRUNG VIỆT NAM (ĐÀNG TRONG)
- 108. Thiền sư Tử Dung Minh Hoằng (Đời pháp thứ 34, dòng Lâm Tế)
- 109. Thiền sư Liễu Quán (? - 1743) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
- 110. Thiền sư Tánh Thông Giác Ngộ (Hòa thượng Sơn Nhân)
- 111. Thiền sư Pháp Thông Thiện Hỷ với chùa Long Ẩn
- 112. Thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì (Mộc Y Sơn Ông)
- 113. Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri (? - 1786) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
- 114. Hòa thượng Thành Đẳng Minh Lượng (Minh Yêu) và Pháp Tử
- 115. Hòa thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn (? - 1776) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
- 116. Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (1725 - 1821) với chùa Sắc Tứ Từ Ân và chùa Quốc Ân Khải Tường
- 117. Đồ biểu truyền thừa của Hòa thượng Ẩn Sơn
- 118. Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành (? - 1823) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
- 119. Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng (1735 - 1835) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
- 120. Thiền sư Tổ Tông Viên Quang (1758 - 1827) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
- 121. Thiền sư Nhất Định (1784 - 1847)
- 122. Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh (1788 - 1875) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
- 123. Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh (1828 - 1898) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
- 124. Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân hiệu Diệu Nghĩa (1850 - 1914) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
- 125. Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu (Tổ Đỉa) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
- 126. Sơ Đồ Truyền Thừa Của Thiền Sư Thiện Hiếu
- 127. Thiền sư Như Nhãn Từ Phong (1864 - 1938) (Đời thứ 39, tông Lâm Tế)
- 128. Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng (1818 - 1862) (Đời thứ 40, tông Lâm Tế)
- 129. Thiền sư Ngộ Chân (Hòa thượng Long Cốc)
- 130. Hòa thượng Hoàng Long (? - 1737) (hoằng hóa ở trấn Hà Tiên)
- 131. Thiền sư Hồng Ân và Trí Năng hạ mãnh hổ
- 132. Thiền sư Khánh Long
- 133. Ni cô họ Lê với Núi Thị Vãi
- 134. Ni cô họ Tống ở Hà Tiên
- 135. PHẦN PHỤ NHỮNG DÒNG KỆ CÁC PHÁI
- 136. Sách Tham Khảo

Thiền Sư Việt Nam
HT. Thích Thanh Từ
Nguồn: thientruclam.info
____________________
110. Thiền sư Tánh Thông Giác Ngộ (Hòa thượng Sơn Nhân)
Thiền sư Giác Ngộ húy Tánh Thông, hiệu Sơn Nhân, họ Nguyễn, quê ở phủ Gia Định thuộc phái thiền Lâm Tế, đời 39, đệ tử của Hòa thượng Đạo Dụng - ĐứcQuảng.
Trong sách Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Thượng tọa Mật Thể viết về Hòa thượng Giác Ngộ như sau:
“Ngài tự hiệu là Sơn Nhân, người tỉnh Gia Định, nguyên trước đi làm việc quan đập đá xây thành. Một hôm, phá trong viên đá thấy một tượng Phật, Ngài liền xin thôi việc, mang tượng vào rừng, không giao thiệp với người đời nữa và không ai biết đi đâu.
Được ít lâu, người tỉnh Phú Yên thoạt thấy Sơn Nhân ở trong chùa Hang xóm núi. Xóm ấy vốn nhiều cọp, người trong xóm lập chùa mà không dám đến lễ. Lúc thấy Sơn Nhân ở đó, ai cũng thất kinh, hỏi Ngài sao không sợ cọp. Ngài đáp: Cọp mặc cọp, mình mặc mình, cần gì mà sợ. Ngài thường ăn rau cỏ không dùng cơm. Một hôm có dịch khí nổi lên, ở các nơi người chết rất nhiều, người trong xóm xin Ngài cầu đảo cho nên được yên. Họ đem việc ấy trình quan. Vừa lúc ấy, quan Tuần vũ trong tỉnh có người con đau bụng, thầy thuốc chữa không khỏi. Quan liền khiến hai viên đội đi mời Sơn Nhân. Ngài hỏi: Tỉnh ở ngã nào? Họ chỉ về hướng đông. Ngài bảo họ đi trước. Hai viên đội cỡi ngựa về tỉnh thì đã thấy Ngài đến rồi. Quan mời Ngài vào thăm bệnh cho con, Ngài liền đọc một câu chú, thình lình nghe một tiếng xạc, và thấy một cái bóng như tấm lụa từ trong buồng vụt ra, tức thì con quan lành bệnh. Quan tỉnh đem việc ấy tâu về triều. Vua Minh Mạng sắc triệu Ngài về “Nội”, hỏi việc đầu đuôi, Vua thưởng rất hậu. Ngài đều từ tạ không lấy. Vua khen rằng:
Người xưa có nói:
“Thuần nhất bất tạp là Hòa,
Vạn loại xưng tôn là Thượng.”
Sơn Nhân thật đúng hai chữ ấy.
Liền ban hiệu là “Sơn Nhân hòa thượng”. Lại sắc các vị Hòa thượng các chùa phải đổi hiệu Tăng cang, để tỏ rằng còn thua Hòa thượng một bậc (từ đó danh hiệu Hòa thượng mới là danh hiệu đặc biệt, ít người được nhận chức đó).
Sơn Nhân mặc quần áo toàn bằng vỏ cây, lấy hai miếng gỗ làm guốc mà đi mau lắm. Vua sắc Ngài ở chùa Giác Hoàng, nhưng được một tháng, Ngài tâu xin về núi. Sau không biết Ngài đi đâu.”
Nhưng trong Châu bản triều Nguyễn, có bản văn nội dung như sau:
“Sự việc: Ngày 18 tháng 10 năm Minh Mạng thứ 21 (1840), Nội các thi hành theo lệnh của Vua (do Thái giám Châu Phước Năng chuyển truyền) thưởng cấp cho sư Nguyễn Giác Ngộ, trụ trì chùa Bát-nhã ở núi Long Sơn về công đức tu hành khổ hạnh.
Ngày 18 tháng 10 năm Minh Mạng thứ 21, thần Phan Huy Thực, thần Phan Bá Đạt, vâng theo thượng dụ của Vua rằng: Về kinh đô lần này có Nguyễn Giác Ngộ, trụ trì chùa Bát-nhã ở Long Sơn, là người tịnh tâm tu luyện, tịch cốc đã hơn bốn mươi năm. Tu hành khổ hạnh, đức hạnh cao phong như thế thật quí trọng. Truyền cấp cho một văn bằng Tăng cang, lại gia ân thưởng cho hai mươi lạng bạc, tăng phục và áo quần vải màu, mỗi thứ năm bộ, cho ngựa trạm đưa về chùa cũ trụ trì. Trên đường đi qua, các quan quản hạt phải phái người hộ tống để đường đi được an toàn tốt đẹp.
Lại truyền cho quan tỉnh Phú Yên xuất tiền công mua sắm vật liệu, thuê dân phu sửa sang chùa chiền nơi Nguyễn Giác Ngộ hiện đang trụ trì cho được tráng lệ đẹp đẽ. Số dân phu thuê bao nhiêu người, truyền cấp cho mỗi người mỗi tháng bốn quan tiền và một vuông gạo để cho họ vui vẻ làm cho sớm hoàn thành công việc.
Sau khi xong việc cứ thật kê khai chi tiêu. Khâm thử.”
Ngoài ra, trong nhiều kinh sách được in vào thời đó, Hòa thượng Giác Ngộ đã đóng góp nhiều công đức trong việc khắc in.
- Kinh Vô Lượng Nghĩa do Thiền sư Toàn Nhật Quang Đài in lại năm Kỷ Sửu (1829).
- Hứa Sử Vãn Truyện là tập thơ chữ nôm gồm hơn bốn ngàn câu thơ, Thiền sư Toàn Nhật san bổ và khắc in.
- ...
Hòa thượng Sơn Nhân viên tịch vào năm Nhâm Dần (1842), thọ tám mươi bảy tuổi, đồ chúng lập tháp thờ ở chùa Bát-nhã. Có nhiều đệ tử nổi danh, trong đó có ba Thiền sư Bảo Thanh, Bảo Tạng, Bảo Chân có nhiều công đức trong việc hoằng dương Phật pháp ở các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
____________________