(Một Phần Trong Quyển Sách Nầy)
Ta phải hiểu rằng mình đang buông-bỏ, không còn sự kiểm soát nào cả, chỉ còn lại sự tỉnh-giác. Ta phải duy trì sự tỉnh-giác, để yên cho hơi thở nó tự đến tự đi một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Không cần thiết phải làm gì hơi thở, hãy để hơi thở đi vào và đi ra một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Duy trì sự nhất quán rằng ngay lúc này ta không có việc gì hay thứ gì khác cần phải để ý nữa. Những ý nghĩ hay đối thoại này nọ về điều gì sẽ xảy đến, về điều gì ta sẽ biết hoặc sẽ thấy trong khi ngồi thiền... thường xuất hiện, nhưng ngay khi chúng xuất hiện cứ để chúng tự biến mất, đừng để tâm vào chúng, đừng để ý hay quan tâm gì đến những ý nghĩ đó.
Khi tâm bị động vọng(1) , thiết lập lại sự chú tâm chánh niệm và hít sâu vào cho đến khi dưỡng khí đầy bít, sau đó thở ra cho đến khi hết sạch khí. Tiếp tục hít vào thật sâu cho đến khi dưỡng khí đầy phổi, sau đó thở ra cho đến khi sạch hết. Làm như vậy hai hoặc ba lần, sau đó thiết lập lại sự tập trung của tâm. Làm như vậy tâm sẽ được tĩnh lặng hơn. Nếu có những cảm nhận giác quan khác làm kích thích tâm, thì cứ lặp lại cách làm như vậy và thiết lập lại sự tập trung của tâm. Áp dụng thủ thuật này một cách tương tự cho việc đi thiền. Khi đi thiền, tâm bị động vọng thì đứng yên lại, làm tĩnh lặng tâm, thiết lập lại sự chú tâm tỉnh giác vào đối tượng thiền, và sau đó tiếp tục bước đi. Ngồi thiền và đi thiền về căn bản là giống nhau, chỉ khác nhau về tư thế ngồi hay đi mà thôi. Nhiều lúc nghi-ngờ khởi sinh trong tâm, vì vậy ta phải có sự chánh niệm, đó là cái ‘‘người biết” (2) , để tiếp tục theo dõi và xem xét cái tâm đang bị kích thích ở bất cứ dạng nào của nó (dù tốt hay xấu, nặng hay nhẹ, rõ rệt hay vi tế). Điều này có nghĩa là đang có chánh niệm. Sự chánh niệm này quan sát và quan tâm đến tâm. Ta phải duy trì cho được ‘‘sự biết” này và không được lơ tâm hoặc lăng xăng chỗ khác, cho dù tâm đang ở trong bất kỳ trạng thái nào đi nữa. Thủ thuật là phải luôn có sự tỉnh-giác giám sát cái tâm. Một khi tâm được hợp-nhất với sự chánh niệm, một loại tỉnh-giác khác sẽ khởi lên. Cái tâm đã phát triển tĩnh lặng thì được giữ trong chính sự tĩnh lặng đó, đơn giản giống như một con gà đang ở trong một cái lồng vậy. Con gà không thể đi lăng xăng ra ngoài, nhưng nó vẫn có thể đi lại bên trong lồng. Tương tự như vậy, sự tỉnh-giác có mặt trong một cái tâm đang có chánh niệm và đang được tĩnh lặng thì sự tỉnh giác đó không làm quấy nhiễu tâm (vì nó được giới hạn bên trong một cái ‘lồng’, đó là tâm đang có chánh niệm và tĩnh lặng). Không có ý nghĩ hay cảm nhận nào xảy ra bên trong một cái tâm tĩnh lặng mà có thể gây hại hay quấy nhiễu tâm. Một số người muốn tuyệt đối không trải nghiệm bất kỳ ý nghĩ hay cảm giác nào cả, nhưng điều này là không đúng cách. Những cảm giác [thọ] khởi sinh bên trong trạng thái tĩnh lặng. Tâm trải nghiệm những cảm giác và cùng lúc nó tĩnh lặng, thì nó không hề bị quấy nhiễu. Khi có sự tĩnh lặng như vậy thì không xảy ra tác động xấu hại nào cả. Rắc rối chỉ xảy ra khi ‘‘con gà” chạy ra khỏi cái ‘‘lồng”. Ví dụ trong khi ta đang ngồi quan sát hơi thở vào và ra, rồi quên mất mình, để lơ cho tâm lăng xăng khỏi hơi-thở, tự nhiên lại nhớ chuyện nhà, chuyện đi mua đồ, hoặc chuyện đi đến nơi này nơi nọ... Nhiều khi sự lăng xăng này xảy ra lâu hơn nửa giờ rồi ta mới chợt nhớ lại rằng mình Thiền sư Ajahn Chah đang ngồi đây để thiền tập cơ mà, và rồi ta tự hỏi ‘‘Ụa, ta đang làm gì đây?”. Đây là chỗ các bạn phải thực sự cẩn thận, bởi đây là lúc con gà chạy xổng ra khỏi chuồng – cái tâm đã rời bỏ cơ sở (trú xứ) tĩnh lặng của nó. Ta phải cẩn thận duy trì sự tỉnh-giác cùng với sự chánh niệm, và cố kéo tâm về lại. Mặc dù tôi dùng chữ ‘‘kéo tâm về lại” nhưng thực tế thì tâm không thực sự đi đâu cả. Chỉ có đối tượng của sự tỉnh-giác đã thay đổi. (Sự tỉnh giác bị hướng về những thứ khác thay vì hơi thở). Ta phải giữ cho tâm ở ngay nơi hiện-tại, ngay bây giờ và tại đây. Hễ khi nào còn có chánh niệm thì còn có sự hiện diện của tâm ngay tại đây và bây giờ. Trông có vẻ như ta đang kéo tâm về lại nhưng thực tế nó đã không đi đâu cả, đơn giản là nó đã thay đổi một chút ít. Trông có vẻ như tâm đi đây đi đó, nhưng thực ra sự thay đổi đã xảy ra ngay chính tại một-điểm. Rồi thì, khi sự chánh niệm được thiết lập trở lại, tâm quay về ngay trong-một-cái-chớp. Nó không phải quay về từ nơi nào khác. Nên hiểu rằng nó đang ở ngay đây. Khi có sự rõ-biết hoàn toàn, có sự tỉnh giác trong từng mỗi khoảng khắc, thì đó được gọi là sự có mặt của tâm. Nếu sự tỉnh giác (chú tâm) của bạn bị giạt khỏi hơi-thở qua những đối tượng khác thì lúc đó sự rõ-biết bị gián đoạn. Chỉ khi nào còn sự tỉnh giác vào hơi-thở thì mới còn sự có mặt của tâm. Chỉ cần có hơi thở và sự tỉnh giác liên tục không gián đoạn thì bạn có sự hiện diện của tâm. Cần phải có cả hai thứ là sự chánh niệm (sati) và sự rõ biết (sampajanna, sự hiểu biết rõ ràng). Chánh-niệm là nhớ, thường nhớ, là niệm và sự rõ- biết là tỉnh thức, là luôn ý thức tỉnh giác về chính mình. Ngay lúc này, chúng ta đang tỉnh giác một cách rõ ràng về hơi-thở. Tu tập việc quán sát hơi thở giúp cho sự chánh niệm và sự rõ biết cùng nhau phát triển. Chúng làm việc chung với nhau. Có được sự chánh niệm và sự rõ biết cũng giống như có được hai người thợ cùng nhau nâng một tấm ván gỗ vậy. Giả sử có hai người đang cố gắng hết sức để nâng một tấm ván gỗ, tấm ván quá nặng gần như không thể nâng nỗi. Một người khác tốt bụng thấy vậy liền chạy tới phụ thêm một tay vào giúp vào hai người kia. Tương tự như vậy, khi sự chánh-niệm và sự rõ-biết đang cùng có mặt, thì trí- tuệ khởi sinh ngay tại đó để trợ giúp. Sau đó thì ba yếu tố này cùng hỗ trợ lẫn nhau. Khi có trí tuệ thì ta có được sự hiểu biết về những đối tượng giác quan. Chẳng hạn, khi đang ngồi thiền những đối tượng giác quan được trải nghiệm sẽ làm phát sinh những cảm giác và những trạng thái cảm xúc. Tự nhiên nhớ đến một người bạn, trí tuệ hiểu biết sẽ đối ứng ngay: ‘‘Điều này có gì đâu”, ‘‘Dẹp ngay”, hoặc ‘‘Quên nó đi”. Hoặc tự nhiên nghĩ đến việc mình sẽ đi đâu đó ngày mai, phải lập tức xử lý ngay ‘‘Ta chẳng quan tâm đến việc đó”, ‘‘Kệ nó, việc của ngày mai”, ‘‘Đến đâu lo đến đó, đâu phải chuyện bây giờ”. Hoặc có nhiều ý nghĩ về người khác và thứ khác cứ khởi sinh, lúc đó người thiền cứ kiên quyết gạt bỏ những ý nghĩ đó qua một bên. Đó là cách chúng ta xử lý đối với mọi sự khởi sinh trong tâm khi ngồi thiền, nhận biết chúng chỉ là sự lăng xăng: ‘‘Điều này không chắc”, ‘‘Điều đó không chắc”, ‘‘Không có điều gì là chắc cả”. Cần phải duy trì loại tỉnh-giác như vậy. Chúng ta phải dẹp bỏ hết tất cả mọi ý nghĩ, mọi đối thoại bên trong và mọi nghi ngờ này nọ. Đừng để dính vào những thứ đó trong khi ngồi thiền. Cuối cùng, tất cả những thứ đó biến qua, chỉ còn lại trong tâm một dạng tinh khiết nhất của sự chánh niệm, sự rõ biết và trí tuệ. Khi các yếu tố này bị suy yếu, những nghi ngờ sẽ lại khởi sinh, nhưng hãy cố dẹp bỏ ngay những nghi ngờ đó, chỉ giữ lại sự chánh niệm, sự rõ biết và trí tuệ. Cố gắng tập luyện sự chánh niệm theo cách như vậy cho đến khi nó có thể được duy trì mọi lúc mọi nơi. Đến lúc đó ta sẽ ‘‘hiểu” rõ được sự chánh-niệm, sự rõ-biết và sự thiền một cách thấu suốt. Quy tụ sự chú tâm vào ngay điểm này thì ta sẽ nhìn thấy sự chánh-niệm, sự rõ-biết, cái tâm-đạt- định và trí-tuệ có mặt cùng với nhau. Cho dù ta đang bị hấp dẫn hoặc bị kích thích bởi những đối tượng bên ngoài của giác quan, ta vẫn có thể tự nhắc mình ‘‘Không có gì là chắc chắn”. Dù chúng là gì đi nữa thì đó chỉ là những chướng ngại cần được quét sạch cho đến khi tâm được trong sạch. Tất cả những gì cần giữ lại đó là sự chú tâm và sự chánhniệm, sự rõ biết và sự tỉnh giác, sự chánh định [trạng thái tâm vững chắc và bất động], và trí tuệ bao trùm. Ở đây tôi chỉ nói đến như vậy thôi (căn bản) về đề tài thiền tập.
2) Dịch ý từ thuật ngữ tiếng Thái ‘‘Poo Roo” của trường phái Thiền Trong Rừng, diễn tả phẩm chất tỉnh giác, chánh niệm. Cái ‘‘người biết”, ‘‘sự biết”, ‘‘sự thường biết”, sự chánh niệm, sự tỉnh giác là đồng nghĩa khi nói về thiền trong lúc này.
|
(A Part In This Book)
Sitting meditation and making the mind peaceful, you don’t have to think about too much. Right now, just focus on the mind, and nothing else. Don’t let the mind shoot off to the left or to the right, to the front or behind, above or below. Our only duty right now is to practice mindfulness of the breathing. But first, fix your attention at the head and move it down through the body to the tips of the feet, and then back up to the crown of the head. Pass your awareness down through the body, observing with wisdom. We do this to gain an initial understanding of the way the body is right now. Then begin the meditation, noting that at this time your sole duty is to observe the inhalations and exhalations. Don’t force the breath to be any longer or shorter than normal, just allow it to continue easily. Don’t put any pressure on the breath, rather let it flow evenly, letting go with each in–breath and out–breath.
You must understand that you are letting go as you do this, but there should still be awareness. You must maintain this awareness, allowing the breath to enter and leave comfortably. There is no need to force the breath, just allow it to flow easily and naturally. Maintain the resolve that at this time you have no other duties or responsibilities. Thoughts about what will happen, what you will know or see during the meditation may arise from time to time, but once they arise just let them cease by themselves, don’t be unduly concerned over them.
During the meditation there is no need to pay attention to anything that arises in the mind. Whenever the mind is affected by any thoughts or moods, wherever there is a feeling or sensation in the mind, just let it go. Whether those thoughts are good or bad is unimportant. It is not necessary to make anything out of them, just let them pass away and return your attention to the breath. Maintain the awareness of the breath entering and leaving in a relaxed way. Don’t worry about the breath being either too long or too short. Simply observe it without trying to control or suppress it in any way. In other words, don’t attach to anything. Allow the breath to continue as it is, and the mind will become calm. As you continue the mind will gradually lay things down and come to rest, the breath becoming lighter and lighter until it becomes so faint that it seems like it’s not there at all. Both the body and the mind will feel light and energized. All that will remain will be a one–pointed knowing. You could say that the mind has changed and reached a state of calm.
If the mind is agitated, re–establish mindfulness and inhale deeply till there is no space left to store any air, then release it all completely until none remains. Follow this with another deep inhalation until your lungs are full, then release the air again. Do this two or three times, then re–establish concentration. The mind should be calmer. If any more sense impressions cause agitation in the mind, repeat the process on every occasion. Similarly with walking meditation. If while walking, the mind becomes agitated, stop still, calm the mind, re–establish the awareness of the meditation object and then continue walking. Sitting and walking meditation are in essence the same, differing only in terms of the physical posture used.
Sometimes doubts may arise, so you must have mindfulness, to be the one who knows(1), continually following and examining the agitated mind in whatever form it takes. This is what it means to have mindfulness. Mindfulness watches over and takes care of the mind. You must maintain this knowing and not be careless or wander astray, no matter what state the mind takes on.
The trick is to have awareness overseeing the mind. Once the mind is unified with mindfulness a new kind of awareness will emerge. The mind that has developed calm is held in check by that calm, just like a chicken held in a coop... the chicken is unable to wander outside, but it can still move around within the coop. It doesn’t matter that it is walking to and fro, because it stays in the coop. Likewise the awareness that takes place when the mind has mindfulness and is calm does not cause trouble. None of the thinking or sensations that take place within the calm mind cause harm or disturbance.
Some people don’t want to experience any thoughts or feelings at all, but this is not right. Feelings arise within the state of calm. The mind is both experiencing feelings and calm at the same time, without being disturbed. When there is calm like this there are no harmful consequences. Problems occur when the ‘‘chicken’’ gets out of the ‘‘coop’’. For instance, you may be watching the breath entering and leaving and then forget yourself, allowing the mind to wander away from the breath, back home, off to the shops or to any number of different places. Maybe even half an hour may pass before you suddenly realize you’re supposed to be practicing meditation and you think, ‘Oh! what am I doing?’. This is where you have to be really careful, because this is where the chicken gets out of the coop – the mind leaves its base of calm.
You must take care to maintain the awareness with mindfulness and try to pull the mind back. Although I use the words ‘‘pull the mind back,’’ in fact the mind doesn’t really go anywhere. Only the object of awareness has changed. You must make the mind stay right here and now. As long as there is mindfulness there will be presence of mind. It seems like you are pulling the mind back but really it hasn’t gone anywhere, it has simply changed a little. It seems that the mind goes here and there, but in fact the change occurs right at the same spot. Then, when mindfulness is re–established, it’s back in a flash. It doesn’t come from somewhere else Understand, that it’s right here.
When there is total knowing, a continuous and unbroken awareness at each and every moment, this is called presence of mind. If your attention drifts from the breath to other places then the knowing is broken. Whenever there is awareness of the breath the mind is there. With just the breath and this even and continuous awareness you have presence of mind.
There must be both mindfulness (sati) and clear comprehension (sampajañña). Mindfulness is recollection and clear comprehension is self–awareness. Right now you are clearly aware of the breath. This exercise of watching the breath helps mindfulness and clear comprehension develop together. They share the work. Having both mindfulness and clear comprehension is like having two workers to lift a heavy plank of wood. Suppose there are two people trying to lift some heavy planks, but the weight is so great, they have to strain so hard, that it’s almost unbearable. Then another person, imbued with goodwill, sees them and rushes in to help. In the same way, when there is mindfulness and clear comprehension, then wisdom will arise at the same place to help out. Then all three of them support each other.
With wisdom there will be an understanding of sense objects. For instance, during the meditation sense objects are experienced which give rise to feelings and moods. You may start to think of a friend, but then wisdom should immediately counter with ‘‘It doesn’t matter’’, ‘‘Stop’’ or ‘‘Forget it.’’ Or if there are thoughts about where you will go tomorrow, then the response would be, ‘‘I’m not interested, I don’t want to concern myself with such things.’’ Maybe you start thinking about other people, then you should think, ‘‘No, I don’t want to get involved.’’ ‘‘Just let go,’’ or ‘‘It’s all uncertain and never a sure thing.’’ This is how you should deal with things in meditation, recognizing them as ‘‘not sure, not sure,’’ and maintaining this kind of awareness.
You must give up all the thinking, the inner dialogue and the doubting. Don’t get caught up in these things during the meditation. In the end all that will remain in the mind in its purest form are mindfulness, clear comprehension and wisdom. Whenever these things weaken, doubts will arise, but try to abandon those doubts immediately, leaving only mindfulness, clear comprehension and wisdom. Try to develop mindfulness like this until it can be maintained at all times. Then you will understand mindfulness, clear comprehension and meditation thoroughly.
Focusing the attention at this point you will see mindfulness, clear comprehension, the concentrated mind, and wisdom together. Whether you are attracted to or repelled by external sense objects, you will be able to tell yourself, ‘‘It’s not sure.’’ Either way they are just hindrances to be swept away till the mind is clean. All that should remain is mindfulness and recollection, clear comprehension and awareness, concentration – the firm and unwavering mind, and all–round wisdom. For the time being I will say just this much on the subject of meditation.
1) this is a literal translation of a common expression in the Thai forest tradition: ‘Poo Roo’, It refers to the quality of awareness itself. -----------------------------
RECITING ‘‘BUDDHO’’
Meditate reciting ‘‘Buddho’’, ‘‘Buddho’’(2) until it penetrates deep into the heart of your consciousness (citta). The word ‘‘Buddho’’ represents the awareness and wisdom of the Buddha. In practice, you must depend on this word more than anything else. The awareness it brings will lead you to understand the truth about your own mind. It’s a true refuge, which means that there is both mindfulness and insight present.
Wild animals can have awareness of a sort. They have mindfulness as they stalk their prey and prepare to attack. Even the predator needs firm mindfulness to keep hold of the captured prey however defiantly it struggles to escape death. That is one kind of mindfulness. For this reason you must be able to distinguish between different kinds of mindfulness. ‘‘Buddho’’ is a way to apply the mind. When you consciously apply the mind to an object, it wakes up. The awareness wakes it up. Once this knowing has arisen through meditation, you can see the mind clearly. As long as the mind remains without the awareness of ‘‘Buddho’’, even if there is ordinary worldly mindfulness present, it is as if unawakened and without insight. It will not lead you to what is truly beneficial.
Mindfulness depends on the presence of ‘‘Buddho’’ – the knowing. It must be a clear knowing, which leads to the mind becoming brighter and more radiant. The illuminating effect that this clear knowing has on the mind is similar to the brightening of a light in a darkened room. As long as the room is pitch black, any objects placed inside remain difficult to distinguish or else completely obscured from view because of the lack of light. But as you begin intensifying the brightness of the light inside, it will penetrate throughout the whole room, enabling you to see more clearly from moment to moment, thus allowing you to know more and more the details of any object inside there.
2) The word “Buddho” is often taught as a word to recite mentally in combination with the breath, by meditation masters of the Thai forest tradition. One recites the syllable “Bud” on the in-breath and “dho” on the out-breath. |