Hãy Tận Dụng Thời Gian Sống Mỗi Ngày
Giờ đã đến lúc trở về nhà sau khóa thiền. Để có thể mang theo nhiều lợi lạc nhất, chúng ta cần biết cách tổ chức cuộc sống hằng ngày của mình. Nếu ta trở vềvà cũng hành xử giống như trước đây, thì chỉ sau một tuần ta sẽ quên hết mọi thứ. Và khi đến với một khóa thiền khác trong tương lai, ta lại phải bắt đầu mọi thứ trở lại.
Làm sao ta biết mình còn bao nhiêu thời gian trong cuộc sống này. Đây là cuộc sống duy nhất mà ta có trách nhiệm. Ở đây ta còn có thể quyết định ngày nay làm gì. Tương lai không hiện hữu. Nói rằng, “Tôi sẽ hành thiền ‘ngày mai’”, là dại khờ. Không có ngày mai, chỉ có giây phút này. Khi cuộc sống kế tiếp đến, nó là cuộc sống này; thực ra đây là cuộc sống kế tiếp của ta. Có rất nhiều duyên cớ để không hành thiền hôm nay: Thời tiết, con cái, chồng, vợ, kinh tế, thực phẩm, đủ mọi thứ chuyện trên đời. Tuy nhiên, điều gì là tối ưu, là quyết định của riêng ta.
Nếu tương lai không hiện hữu và quá khứ đã hoàn toàn qua đi, thì ta còn lại gì? Một giây phút thoáng qua, như giây phút này đây. Ta chưa nói dứt câu, nó đã qua đi rồi. Nhưng nếu biết sử dụng từng giây phút một cách khôn ngoan, dần dần ta có thể có từng giây phút tỉnh thức, và kết quả là tuệ sâu lắng.
Buổi sáng thức dậy, việc đầu tiên ta cần làm là quyết tâm giữ chánh niệm. Có ý thứckhi mở mắt, là bắt đầu một ngày, là bắt đầu chánh niệm. Nếu mở mắt trước khi có ý thức về hành động này, ta có thể nhắm mắt lại và bắt đầu lại. Từ hành động nhỏ đó, ta sẽ hiểu chánh niệm là gì; sau đó hãy để tâm tràn ngập hàm ân vì được có thêm một ngày trọn vẹn, cho một mục đích duy nhất. Không phải là để nấu một bữa ăn ngon hơn, không phải để mua sắm thứ này thứ nọ, mà là để tiến gần hơn đến Niết bàn. Ta cần phải có đủ trí tuệ để biết làm thế nào đạt được mục đích đó. Đức Phật đã thuyết giảng điều này bao lần, nhưng dường như ta không nghe thấy, không hoàn toàn tiếp nhận những lời giáo huấn của Ngài. Nên ta cần phải nghe chúng nhiều lần.
Lòng biết ơn mang đến cho tâm trạng thái cởi mở, hoan hỷ về việc “Tôi sẽ làm gì với ngày hôm nay?”. Việc đầu tiên phải là ngồi xuống hành thiền, có thể phải dậy sớm hơn. Đa số người ta chết trên giường, một nơi thật phù hợp để chết, nhưng không phù hợp lắm để nằm đó hằng giờ một cách không cần thiết. Nếu đã qua thời thanh xuân, ta không cần ngủ nhiều nữa.
Trong nhiều gia đình, 6 giờ sáng đã ồn ào tiếng động. Nếu thế, ta cần dậy sớm hơn để tránh điều đó. Chỉ vậy cũng cho ta cảm giác hài lòng, vì đã làm điều gì đó đặc biệt để tiến gần hơn đến Niết bàn. Nếu có đủ một tiếng để hành thiền, càng tốt; ít nhất không dưới nửa tiếng, vì tâm cần thời gian để thu nhiếp và tĩnh lặng. Buổi sáng thường là giờ tốt nhất cho nhiều người, vì qua một đêm tâm không bận rộn với nhiều việc như trong ngày, nên dễ trở nên tĩnh lặng hơn. Nếu bạn bắt đầu hành thiền trong nửa tiếng, rồi từ từ tăng dần lên được một tiếng, là điều tốt. Mỗi tuần ta thêm mười phút vào việc thực hành hằng ngày.
Sau thời thiền, chúng ta có thể suy nghĩ về năm điều quán tưởng hằng ngày. Giờ thì tâm ta đã thu nhiếp, tĩnh lặng và có nhiều khả năng để đạt đến nội tâm sâu lắng hơn. Tôi phải bị hoại diệt Tôi không thể tránh bị hoại diệt. Tôi phải bị bệnh Tôi không thể tránh bệnh. Tôi phải chết Tôi không thể tránh cái chết. Tất cả những gì thuộc về tôi, thân thiết, quý yêu, sẽ đổi thay và biến mất. Tôi là chủ của nghiệp Tôi sinh ra từ nghiệp Tôi liên hệ với nghiệp Tôi sống bởi nghiệp Bất cứ nghiệp gì tôi tạo, tốt hay xấu, tôi đều thừa hưởng.
Các câu kệ không cần phải chính xác lắm. Ngôn từ chỉ là khái niệm, ý nghĩa đằng sau đó mới quan trọng; sự vô thường của thân, của những gì ta nghĩ thuộc về ta, như con người, vật thuộc, và trách nhiệm về nghiệp của riêng mình.
Những điều quán tưởng khác nữa là thái độ thương yêu, tử tế đối với bản thân và người, việc bảo vệ hạnh phúc của riêng mình cũng như mong cho tất cả chúng sinhđều được như thế: Xin cho tôi không có oán thù Xin cho tôi không bị hãm hại Xin cho tôi không phải phiền não về thân tâm Xin cho tôi bảo vệ được hạnh phúc của bản thân. Chúng sinh dẫu ở nơi nào Xin cho họ không có oán thù. Chúng sinh dẫu ở nơi nào Xin cho họ không bị hãm hại. Chúng sinh dẫu ở nơi nào Xin cho họ thân tâm không phiền não. Chúng sinh dẫu ở nơi nào Xin cho họ bảo vệ được hạnh phúc của bản thân.
Đã quán tưởng về hai phần này một cách có ý nghĩa, ta có thể nhớ ba điều này trong tâm. Đầu tiên là chánh niệm, sự chú tâm đến trạng thái hiện hữu. Đó có thể là một hoạt động nơi thân với tâm không phóng dật, hay một cảm thọ, một tư tưởng vừa phát khởi. Hoàn toàn chú tâm đến điều đó, không cố gắng khỏa lấp nó dưới những mảnh vỡ vụn vặt, mà biết chính xác điều gì đang xảy ra trong đời ta.
Khi các hoạt động vật lý không đòi hỏi sự chú tâm, ta lại có thể hướng tư duy của mình đến các trạng thái thoáng qua trong chính cuộc đời của mình hay của ai đó, và quán chiếu xem ta cần làm gì trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà ta có. Khi ta quán tưởng điều này một cách chín chắn thì lòng từ bi, tình thương yêu, tâm muốn cống hiến, giúp đỡ người trở thành những chọn lựa ưu tiên. Chúng ta không cần phải giúp đỡ nhiều người ngay lập tức. Nhưng ngay cả giúp đỡ chỉ một người, có thể là người cùng sống trong một nhà, cũng đều hữu ích. Chính là hành vi và động lực mới đáng kể, không phải kết quả.
Nhiều người muốn làm điều tốt, nhưng mong đợi sự biết ơn. Đó là duy vật tâm linh, vì họ muốn có một sự đáp trả nào đó cho lòng tốt của họ, chí ít cũng là một sự tái sinh tốt đẹp. Điều đó cũng giống như bị hành hạ đớn đau, dù không phải trong ngục tù, mà do chờ đợi kết quả mang đến. Ta có thể buông bỏ cả hai thái độ và thiết lập thực tại rằng “Đây là ngày duy nhất còn lại của tôi, hãy để tôi sử dụng nó một cách hiệu quả nhất”. “Nếu tôi chỉ còn một ít thời gian trong kiếp sống này, thì điều gì quan trọng bậc nhất đối với tôi?” Sau đó chúng ta sống với ý thức rằng để đến gần với Niết bàn hơn, ta phải buông bỏ ngã mạn, sự quan tâm đến ngã, những thứ ta thích hay không thích, vì nếu không cái ngã của ta sẽ ngày càng bành trướng thay vì thu nhỏ lại. Khi ta càng chấp ngã, khẳng định cái ngã xuyên suốt cuộc đời, nó càng lớn hơn, to béo hơn, thay vì teo tóp lại. Ta càng nghĩ đến sự quan trọng của ta, càng lo lắng, chăm sóc tự thân, ta càng xa cõi Niết bàn, càng ít có cơ hội tìm được an vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
Nếu một người to béo, tìm cách đi qua cánh cửa hẹp, thì người đó phải chèn ép thân, làm thân trầy xước. Nếu cái ngã của ai đó qua to béo, thì vị đó phải luôn va chạm với người khác, phải bị tổn thương, trong khi cái ngã của tha nhân lại trở thành cửa chắn mà người đó va vào. Nếu ta luôn kinh nghiệm những điều như thế, ta phải nhận rarằng, đó không phải do lỗi của người, mà chính là do ta.
Nếu ta bắt đầu mỗi ngày với những suy nghĩ, quán tưởng như thế, ta sẽ trở nên bớt quan tâm đến tự ngã, mà cố gắng để nghĩ đến người khác. Dĩ nhiên, tai nạn vẫn cóthể xảy ra. Tai nạn của việc thiếu chánh niệm, không để ý đến việc đang làm, tai nạncủa các phản ứng mạnh mẽ, bản năng, hay do cảm giác tự thương hại. Những trường hợp đó cần được nhìn nhận cho đúng, là tai nạn, là thiếu chánh niệm. Không cần phảitrách người hay trách mình. Ta chỉ cần biết là ở giây phút đó ta không có chánh niệm, và cố gắng sửa đổi lần sau. Chỉ có bậc A-la-hán, đã hoàn toàn giác ngộ, mới không gặp phải những tai nạn như thế.
Đức Phật không dạy chúng ta phải thể hiện tình cảm hay đè nén chúng. Thay vào đó Ngài dạy rằng chỉ có bốn tình cảm tối thượng (brahma viharas) là những tình cảm đáng có, còn mọi thứ khác ta chỉ cần biết rồi để chúng qua đi. Nếu sân hận khởi lên, ta có đè nén hay bộc lộ ra ngoài đều vô ích. Ta cần biết sân đã khởi, nếu không ta sẽ không bao giờ có thể chuyển đổi các phản ứng của mình. Ta có thể quan sát nó khởi lên rồi qua đi. Tuy nhiên, nhiều người khó làm được việc này; vì sân không qua đi nhanh chóng. Nhưng ta có thể nhớ rằng khi bày tỏ sự giận dữ có nghĩa là cái ngày đặc biệt đó, mà thực ra là một phần đời của mình, đã chứa đựng một sự việc kém vui, do đó ta có thể cố gắng thay thế, sửa đổi. Thay thế tình cảm này bằng một tình cảm khác dễ hơn là hoàn toàn loại bỏ nó. Loại bỏ là một hành động cố ý buông bỏ. Ta đã biết qua kinh nghiệm thiền quán rằng ta có thể thay thế vọng tưởng với sự chú tâmvào hơi thở; trong cuộc sống đời thường ta thay thế sự bất thiện với điều thiện lành.
Ta thường nổi sân với ai đó. Đối với người không quen biết, ta không quan tâm. Ta thường quan tâm đến người ta biết hay ở gần ta. Nếu như thế, ta cũng nên biết đến một vài đức tính của những người này. Do đó thay vì chỉ nhìn thấy những hành động tiêu cực của người đó, ta có thể chú tâm đến những điều tốt nơi họ.
Dầu họ có thể vừa nói những lời trái tai mà ta không thích nghe, nhưng ở lúc khác họ có thể nói những điều phải lẽ. Họ cũng biết làm điều thiện, cũng thể hiện tình thươngyêu, tâm từ bi. Cho nên vấn đề là chuyển mục tiêu chú tâm, như ta đã tập làm trong thiền định. Nếu điều đó chưa trở thành thuần thục trong thiền tập thì sẽ rất khó thực hành trong đời sống hằng ngày, nhưng với sự kiên trì thực tập ta sẽ làm được. Ta phải thực hành bất chấp mọi khó khăn. Ta chuyển sự chú tâm từ chỗ này sang chỗ khác, chỉ cần làm như thế mà thôi. Làm được thế ta sẽ tự bảo vệ mình khỏi rơi vào các nghiệp ác, khỏi làm uổng phí một ngày trong đời ta. Biết đâu ta không còn ngày nào khác nữa.
Kết quả tức thời của tất cả những ý nghĩ, lời nói, hành động của ta khá rõ ràng. Nếu chánh niệm, ta sẽ biết rằng cảm xúc và ý nghĩ thiện sẽ mang lại cho ta bình an, hạnh phúc, trong khi điều xấu ác sẽ mang lại khổ não. Chỉ có kẻ khờ mới cốt ý khiến mình phải đau khổ. Vì chúng ta không phải là kẻ khờ, ta sẽ cố gắng loại bỏ tất cả mọi bất thiện trong tư duy, cảm xúc và cố gắng thay thế chúng bằng điều thiện. Tất cả mọi người đều tìm kiếm một thứ, đó là hạnh phúc. Khổ đau chỉ phát khởi qua chính ý nghĩ, hành động và phản ứng của ta.
Chúng ta chính là người tạo ra hạnh phúc hay khổ đau cho bản thân. Ta có thể huân tập để làm chủ điều đó. Thiền tập của ta càng tiến bộ thì điều đó càng dễ thực hiện, vì tâm cần có sức mạnh để làm thế. Tâm phóng dật không có sức mạnh, không có uy lực. Dĩ nhiên, chúng ta không thể mong đợi những kết quả mỹ mãn qua đêm, nhưng ta có thể tiếp tục thực hành. Nếu nhìn lại sau một thời gian thực hành, ta sẽ thấy sự chuyển đổi. Nếu chỉ mới thực hành một, hai ngày thì không thể có sự chuyển đổi bên trong. Cũng giống như khi ta trồng rau. Nếu ta vừa trồng hạt giống xuống, hôm sau đã đào lên thì ta cũng chỉ thấy hạt giống. Nhưng nếu sau khi gieo hạt, ta chăm sóc nó, cho nó thời gian thì ta sẽ thấy cây đâm chồi, kết quả. Cứ đào xới để xem kết quả liên tục chẳng ích lợi gì, nhưng qua thời gian, nhìn lại, ta sẽ thấy được sự thay đổi.
Nếu ta có cuốn sổ ghi lại mỗi cuối ngày các hoạt động của mình là điều tốt. Bất cứ người chủ cửa hàng nào cũng thường kiểm kê lại hàng hóa của mình vào cuối ngày để xem món hàng nào được khách ưa chuộng và món nào ế ẩm. Dĩ nhiên, người đó sẽ không mua thêm những món hàng ế, mà sẽ đặt thêm các thứ bán chạy. Trong ngày, ta có thể kiểm tra hành động, phản ứng của mình để xem hành động nào mang đến hạnh phúc cho mình, cho người và phản ứng nào không được tiếp nhận. Ngày hôm sau, ta sẽ không lặp lại các hành động, phản ứng đó, mà để chúng tiêu rụi đi. Nếu ngày này qua ngày kia, ta đều kiểm kê như thế, ta sẽ thấy hành động nào được chấp nhận thì luôn được chấp nhận, hay ngược lại cũng thế. Sự tử tế, nồng hậu, quan tâm đến người khác, hay giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ đều luôn được tiếp đón. Chỉ quantâm đến mình, khó chịu, cãi cọ, ganh tỵ luôn bị phản kháng. Mỗi ngày ta có thể viết xuống những hành động được tiếp nhận một bên, và không được tiếp nhận một bên khác, bất chấp chúng có mang đến hạnh phúc hay không. Khi làm thế, ta sẽ thấy là các phản ứng đối với cùng một tác nhân sẽ giống nhau. Bảng cân đối này sẽ cho ta nhiều động lực để chấm dứt các phản ứng bất thiện đã được hình thành trong ta từ trước đây. Chúng ta đã sử dụng chúng hằng bao năm, bao kiếp sống, và chúng luôn đưa đến khổ đau. Nếu ta có thể viết chúng xuống một cách rõ ràng, và biết chúng rõ ràng trong tâm, chắc chắn là ta sẽ cố gắng thay đổi.
Bắt đầu một ngày với quyết tâm giữ chánh niệm, quán chiếu về những việc xảy ra trong ngày, với nhận thức rằng đây là ngày duy nhất mà ta có, và sử dụng nó một cách tốt đẹp nhất, sau đó vào buổi tối kiểm kê lại trên bảng cân đối, sẽ cho ta một ngày sống trọn vẹn như một đời. Nếu ta làm việc này một cách cẩn trọng, thường trực, thì ngày hôm sau, hay kiếp sau, ta sẽ có được những kết quả thuận lợi. Nếu ta trải qua một ngày đầy tranh cãi, bực bội, lo âu, sợ hãi, thì ngày hôm sau cũng sẽ xảy ra giống như thế. Nhưng nếu ngày của ta đầy tình thương yêu, quan tâm, giúp đỡ cho người, ta sẽ thức giấc ngày hôm sau với những điều tương tự. Ý nghĩ cuối cùng trước khi ngủ sẽ là ý thức đầu tiên vào sáng hôm sau. Nghiệp quả sẽ trổ vào ngày hôm sau, không phải đợi đến kiếp sau. Quá mù mịt. Ta làm gì bao giờ, sẽ thấy kết quả ngày hôm sau.
Trước khi đi ngủ, hãy hành thiền tâm từ, rất ích lợi. Làm việc đó cuối cùng trước khi ngủ, nó sẽ là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm ta sáng hôm sau. Đức Phật đã nói về kết quả của tình thương yêu như sau: “Ngủ bình an, không ác mộng, tỉnh giấc an bình”. Ta còn muốn gì hơn thế nữa chứ? Hãy sử dụng nguyên tắc này ngày này qua ngày khác, thì không có lý do gì mà cuộc sống của ta không được an ổn. Đó là cách sử dụng tốt nhất mỗi ngày trong cuộc sống của ta. Không có ai làm điều đó cho ta, nếu ta không tự làm cho bản thân. Không có ai khác quan tâm đến việc làm cho mỗi ngày trong cuộc sống của bạn được tốt đẹp nhất. Ai cũng tự lo cho bản thân họ. Ta không thể dựa vào người khác để tìm hạnh phúc cho bản thân.
Về việc hành thiền, chúng ta không được để việc thực hành trôi đi. Nếu không, ta lại phải bắt đầu trở lại. Nếu ta tiếp tục hành thiền mỗi ngày, ít nhất ta cũng duy trì được mức độ mà mình đã đạt được trong khóa tu thiền, mà cũng có thể tiến bộ hơn. Giống như vận động viên mà không thường xuyên tập luyện, sẽ phải bắt đầu trở lại, với tâm cũng thế. Nó cũng cần có kỷ luật, sự quan tâm theo dõi, vì nó là chủ của ngôi nhà bên trong bạn.
Không ai có thể bảo ta làm điều này, điều nọ, ngoại trừ tâm. Ta cần cho nó cơ hội nghỉ ngơi, dừng suy nghĩ một chút, có giây phút của tĩnh lặng, bình an, để nó có thể tái tạo bản thân. Không có sự làm mới năng lượng, tâm sẽ hao mòn giống như tất cả mọi thứ khác. Nếu tâm được chăm sóc, nó sẽ chăm sóc lại ta.
Đây chỉ là nét phác họa cách ta sử dụng một ngày cho công việc và sự tu tập. Đừng bao giờ nghĩ rằng Pháp chỉ có mặt tại các khóa tu hay vào những ngày đặc biệt nào đó: Đúng hơn nó là cách sống qua đó ta không quên tính chất vô thường và khổ của cuộc đời. Ta nhận thức được những sự thật này trong tâm, chứ chỉ suy nghĩ về chúng cũng chẳng ích lợi gì. Nếu mỗi ngày ta đều tu tập theo cách này, ta sẽ rũ bỏ được âu lo, những mối quan tâm vì chúng luôn dính dáng đến thế tục. Còn Pháp thì thăng hoa thế tục.
|
10. Making the Most of Each Day
Now the time has come to go home from this retreat. In order to take as much benefit as possible with us, we need to be aware how to organize our daily lives. If we go back and do exactly as we've always done, within a week everything will be forgotten. Coming to another meditation course in the future, we would have to start all over again.
Who knows whether there is much time in this life. This is the only life the we can take responsibility for. Here we have some control over how we spend our day. The future is non-existent. "I'm going to meditate 'tomorrow'" is foolish. There is no tomorrow, there is only now. When the next life comes, it's this life; actually this is our next life. Finding lots of reasons not to practice today is always possible: the children, the weather, the husband, the wife, the business, the economy, the food, anything will do. What kind of priorities we have is strictly of our own making.
If the future does not exist and the past is completely gone, what do we have left? A very fleeting moment indeed, namely this one. It passes quicker than we can say it. But by using each moment skillfully, we can eventually have moment-to-moment awareness, which results in deep insight.
When getting up in the morning, the first thing would be a determination to be mindful. Becoming aware of opening our eyes, is the beginning of the day, and the beginning of mindfulness. If we have opened our eyes before becoming aware of that, we can close them and start all over again. And from that small incident we will gain an understanding of mindfulness and what it means, then we can let the mind be flooded with gratitude that we have another whole day at our disposal, for one purpose only. Not to cook a better meal, not to buy new things, but to draw nearer to Nibbana. One needs enough wisdom to know how this can be accomplished. The Buddha told us again and again but we are hard of hearing and not totally open to all the instructions. So we need to hear it many times.
Being grateful brings the mind to a state of receptivity and joyful expectation of "What am I going to do with this day?" The first thing would be to sit down to meditate, maybe having to get up a little earlier. Most people die in bed, it's a perfect place for dying, and not such a perfect place for spending an unnecessarily long time. If one has passed the first flush of youth, one doesn't need so much sleep any more.
In most homes, starting at 6 o'clock, there is noise. If that is so, we need to get up early enough to avoid that. That alone gives a feeling of satisfaction, of doing something special to get nearer to Nibbana. If we have a whole hour available for meditation, that's fine; at least let us not practice under half an hour, because the mind needs time to become calm and collected. The morning hour is often the best for many people, because during the night the mind is not bombarded with as many conscious impressions as it is during the day, and is therefore comparatively calm. If we start meditating for half an hour and slowly increase it until we reach a whole hour, that's a good program. Each week we could add ten minutes to the daily practice.
After the meditation we can contemplate the five daily recollections. Now the mind is calm and collected and has more ability to reach an inner depth.
I am of the nature to decay I have not gone beyond decay
I am of the nature to be diseased I have not gone beyond disease
I am of the nature to die I have not gone beyond death
All that is mine, dear, and delightful, will change and vanish
I am the owner of my kamma I am born of my kamma I am related to my kamma I live supported by my kamma. Any kamma I will do, good or evil, that I will inherit.
The exact words do not matter that much. Words are concepts, only the meaning counts; the impermanence of our bodies, of what we think we own, such as people and belongings, and being responsible for our own kamma. Another recollection is about having a loving and kind attitude towards oneself and others and to protect one's own happiness, and wishing to same for all beings:
May I be free from enmity May I be free from hurtfulness May I be free from troubles of mind and body May I be able to protect my own happiness.
Whatever beings there are, May they be free from enmity
Whatever beings there are, May they be free from hurtfulness
Whatever beings there are, May they be free from troubles of mind and body
Whatever beings there are, May they be able to protect their own happiness.
Having reflected on these two aspects in a meaningful way, we can keep three things in mind. First comes mindfulness, bare attention to the prevailing mode of being. That can be a physical activity without the mind going astray, or it may be a feeling or a thought which has arisen. Paying full attention, not trying to bury it under discursive debris, but knowing exactly what is happening in one's life.
When physical activity does not demand our attention, we can again direct thoughts to the fleeting aspects of our own lives and everyone else's, and reflect what to do in the short time available. When we consider this correctly, kindness, lovingness, and helpfulness arise as priorities. We need not help a lot of people all at once. Even helping one person, maybe someone who lives in the same house, is beneficial. It is the attitude and motivation that count, not the results.
Many people want to do some good, but expect gratitude. That's spiritual materialism, because they are aiming for a form of repayment for their goodness, at least a very nice future life. That too, is equivalent to getting pain, not in the coin of the realm, but through results. Both attitudes could be dropped and the realization re-established that "this is the only day I have, let me use it to best advantage." "What is most important, if I only have such a short time in this life?" Then we can act out of the understanding that in order to drew nearer to Nibbana, we have to let go of self-concern, egocentricity, self-affirmation, personal likes and dislikes, because otherwise the ego will grow instead of diminish. As we affirm and confirm it more and more throughout this life, it gets bigger and fatter, instead of reducing itself. The more we think about our own importance, our own cares and concerns, the further away we get from Nibbana, and the less chance for peace and happiness arises in our lives.
If someone has a very fat body, and tries to go through a narrow gate, he might knock his/her body against either side and get hurt. If someone has an extremely fat ego, s/he might knock against other people constantly and feel hurt, other people's egos being the gate posts against which one knocks. If we have this kind of experience repeatedly, we get to realize that it has nothing to do with other people, but only concerns ourselves.
If we start each day with these considerations and contemplations, we will tend towards not being overly concerned with ourselves, but trying to think of others. Naturally, there is always the possibility of accidents. Accidents of non-mindfulness, of not being attentive to what we are doing, accidents of impetuous, instinctive replies, or in feeling sorry for ourselves. These occasions have to be seen for what they are, namely accidents, a lack of awareness. There's no blame to be attached to other people or to oneself. We can just see that at that particular moment we were not mindful, and try to remedy it in the next moment. There's only the arahant, who is fully enlightened, who does not have accidents of that sort.
The Buddha did not teach expression or suppression. But instead he taught that the only emotions which are worthwhile are the four supreme emotions (brahma viharas) and that everything else needs to be noticed and allowed to subside again. If anger arises, it doesn't help to suppress or to express it. We have to know that the anger has arisen, otherwise we'll never be able to change our reactions. We can watch it arising and ceasing. However this is difficult for most people; anger doesn't subside fast enough. Instead we can immediately remember that to express anger means that particular day, which really constitutes our whole life, contains a very unfortunate occurrence, and therefore we can try to substitute. It is much easier to substitute one emotion for another than to drop one altogether. Dropping means a deliberate action of letting go. As we have learned in meditation, we can substitute discursive thinking with attention on the breath; in daily living we substitute the unwholesome with the wholesome.
Usually our anger arises towards other people. It's not so important to us what animals do, nor what people do whom we don't know. Usually we are concerned with those whom we know and who are near to us. But since that is so we must also be familiar with some very good qualities of these people. Instead of dwelling upon any negative action of that person, we can put our attention on something pleasant about them. Even though they may have just used words which we didn't like, at other times they have said things which were fine. They have done good deeds, and have shown love and compassion. It is a matter of changing one's focus of attention, just as we learn to do in meditation. Until this becomes very habitual in meditation, it will be difficult in daily life, but diligent practice makes it happen. We practice in spite of any difficulty. If we remove our attention from one thing and put it somewhere else, that's all we need to work with. We will be protecting ourselves from making bad kamma and spoiling our whole day. We may not have another day.
The immediate resultants of all our thoughts, speech and action are quite apparent. If we keep our attention focused, we will know that wholesome emotions and thoughts bring peace and happiness, whereas unwholesome ones bring the opposite. Only a fool makes him/herself deliberately unhappy. Since we're not fools, we'll try to eliminate all unwholesomeness in our thinking and emotions and try to substitute with the wholesome. All of us are looking for just one thing, and that is happiness. Unhappiness can arise only through our own ideas and reactions.
We are the makers of our own happiness and unhappiness and we can learn to have control over that. The better the meditation becomes, the easier it will be, because the mind needs muscle power to do this. A distracted mind has no strength, no power. We cannot expect perfect results overnight, but we can keep practicing. If we look back after having practiced for some time we will see a change. If we look back after only one or two days, we may not find anything new within. It is like growing vegetables. If we put seeds in the ground and dig them up the next day, all we will find is a seed. But if we tend the seeds and wait some time we will find a sprout or a plant. It's no use checking from moment to moment, but it is helpful to check the past and see the changes taking place.
At the end of each day it can be a good practice to make a balance-sheet, possibly even in writing. Any good shop-keeper will check out his merchandise at the end of the day and see which one was well accepted by the customers and which stayed on the shelves. He will not re-order the shelf items but only the merchandise that sold well. We can check our actions and reactions during the day, and can see which ones were conductive to happiness for ourselves and others and which ones were rejected. We do not re-order the latter for the next day, but just let them perish on the shelf. If we do that night after night, we will always find the same actions accepted or rejected. Kindness, warmth, interest in others, helpfulness, concern and care are always accepted. Self-interest, dislike, rejection, arguments, jealousy are always rejected. Just for one single day, we can write down all our actions on the credit or debit side, whether happiness-producing or not. As we do that, we will find the same reactions to the same stimuli over and over again. This balance sheet will give a strong impetus to stop the pre-programmed unwholesome reactions. We have used them for years and lifetimes on end, and they have always produced unhappiness. If we can check them out in writing or see them clearly in our minds, we will surely try to change.
Starting the day with the determination to be mindful, contemplating the daily recollections, realizing that this is the only day we have and using it most skillfully, and then checking it out in the evening on the balance sheet, will give us a whole lifetime in one day. If this is done carefully and habitually, the next day, which is our next life, has the advantageous results. If we've had a day of arguments, dislikes, worries, fears and anxiety, the next day will be similar. But if we have had a day of loving-kindness, helpfulness and concern for others, we'll wake up with those same modes of being. Our last thought at night will become the first one in the morning. The kamma we inherit shows up the next day, we don't need to wait for another lifetime. That's too nebulous. We do it now, and see results the next day.
Before going to sleep it's useful to practice loving-kindness meditation. Having done that as the very last thing at night, it will be in one's mind first thing in the morning. The Buddha's words about loving-kindness were: "One goes to sleep happily, one dreams no evil dreams, and one wakes happily." What more can one ask? Applying the same principles day after day, there is no reason why our lives should not be harmonious. That way we're making the most of each day of our lives. If we don't do it, nobody else will. No other person is interested in making the most of each day of our lives. Everyone is interested in making the most of their own lives. We cannot rely on anyone else for our own happiness.
As far as our meditation practice is concerned, we must not allow it to slide. Whenever that happens one has to start all over again. If one keeps doing it every day, one can at least keep the standard attained in the retreat, possibly improve on it. Just like an athlete, who stops training has to start all over again, in the same way the mind needs discipline and attention, because it is the master of the inner household.
There is nothing that can give us any direction except our own mind. We need to give it the possibility to relax, to stop thinking for a little while, to have a moment of peace and quiet, so that it can renew itself. Without that renewal of energy, it decays just the same as everything else does. If the mind is taken care of, it will take care of us.
This is a sketch of how to use one's day to day activity and practice. We must never think that Dhamma is for meditation courses or special days: it is rather a way of life, where we do not forget the impermanence and unsatisfactoriness of the world. We realize these truths within our own heart, just thinking about them is useless. If we practice every day in this way, we will find relief and release from our cares and worries because these are always connected with the world. The Dhamma transcends the world.
Note
1. The four supreme efforts (padhana) are:
- 1. To avoid unwholesome states of mind
- 2. To overcome unwholesome states of mind
- 3. To develop wholesome states of mind
- 4. To maintain wholesome states of mind.
|