(Bodhidharma - Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Artist-Họa Sĩ: Tsukioka Yoshitoshi, 1887)
Đạt Ma Tổ Sư Luận - The Zen Teaching Of BodhiDharma
Chánh Văn Và Giảng Giải: HT Thích Thanh Từ
English Version & Foot Notes: Red Pine
Footnotes Translated In Vietnamese: Thuần Bạch
Source-Nguồn: Thiền Viện Diệu Nhân
NHỊ CHỦNG NHẬP
1. Vào đạo có nhiều đường nhưng cốt yếu thì chỉ có hai đường chính là lý nhập và hạnh nhập.
LÝ NHẬP là nương nơi giáo để ngộ được tông. Tin sâu chúng sanh đồng có một chân tánh, chỉ vì khách trần và vọng tưởng che lấp nên không thể hiển bày. Nếu bỏ vọng về chân, ngưng trụ nhìn vách thì không thấy có ta có người, phàm thánh đồng một, kiên trụ không dời đổi. Lại không tùy theo văn giáo, tức phù hợp với lý, không có phân biệt và lặng lẽ vô vi, gọi đó là lý nhập.
2. HẠNH NHẬP là nói về bốn hạnh: báo oán hạnh, tùy duyên hạnh, vô sở cầu hạnh và xứng pháp hạnh.
3. Báo Oán Hạnh Người tu hành khi gặp cảnh khổ phải tự nghĩ rằng: “Ta từ xưa đến giờ trong vô số kiếp bỏ gốc theo ngọn, nên trôi lăn trong các cõi, khởi lòng oán ghét căm hận vô hạn. Đời nay tuy không có phạm những tội lỗi ấy, nhưng nghiệp ác gieo đời trước nay kết trái chín. Việc này không phải do trời hoặc người tạo ra cho mình, vậy ta phải cam nhận chịu, không oán trách.” Kinh nói: “Gặp khổ không buồn.” Vì cớ sao? Vì khi tâm [sanh hiểu như thế] sẽ phù hợp với lý. Mượn gốc oán thù để tiến vào đạo nên nói là hạnh báo oán.
4. Tùy Duyên Hạnh. Chúng sanh không có ngã tùy duyên nghiệp mà chuyển thành. Đồng thọ khổ vui đều từ duyên sanh. Nếu được quả báo thù thắng, đầy đủ vinh dự là do nhân lành đời trước mới được như thế. Khi duyên hết rồi thì cũng trở thành không. Có gì phải mừng? Được mất đều tùy theo duyên, tâm không vì vậy mà được thêm hoặc bớt mất. Như vậy ngọn gió hỉ chẳng làm động tâm, hằng thuận với đạo, nên nói là hạnh tùy duyên.
5. Vô Sở Cầu Hạnh Người đời hằng ở trong mê, mỗi chỗ đều có tham trước nên gọi là cầu. Người trí ngộ được lẽ chân, lý ngược với thế tục, nên tâm an trụ ở vô vi mặc cho thân hình tùy nghi vận chuyển. Vạn hữu đều không, có gì đáng mong thích? Hễ có ông Thiện liền có ông Ác kế bên3. Ở lâu trong ba cõi4 vẫn như trong nhà lửa. Có thân đều là khổ, được gì mà an vui. Rõ suốt được chỗ này nên bỏ các hữu, dứt nghĩ tưởng mong cầu. Kinh nói “Còn cầu đều khổ, không cầu mới an vui.” Nên biết không cầu mới thực là đạo hạnh, nên nói là hạnh vô sở cầu.
6. Xứng Pháp Hạnh. Lý tánh thanh tịnh gọi là Pháp. Tin hiểu lý này thì tất cả tướng đều không.
Không nhiễm không trước, không đây (chủ thể) không kia (đối tượng). Kinh [Duy-ma-cật] nói: “Pháp không có chúng sanh vì lìa cấu uế của chúng sanh. Pháp không có tướng ngã vì lìa cấu uế của ngã.” Người trí tin hiểu được lý này nên nói xứng với pháp mà hành. Pháp thể vốn không xan tham nên đối với thân mạng và tiền của thực hành hạnh bố thí tâm không tiếc lẫn. Thấu suốt ba lẽ không – [người cho, của cho và người nhận] - thì không nương không mắc. Chỉ cần dẹp bỏ trần cấu, giáo hóa xứng hợp chúng sanh mà không chấp tướng đây là tự hành. Đã làm lợi người lại thêm trang nghiêm đạo Bồ-đề. Năm độ khác cùng với bố thí cũng như vậy. Vì trừ vọng tưởng tu hành lục độ, mà không có sở hành, nên nói là xứng pháp hạnh. ... |
OUTLINE OF PRACTICE
1. Many roads lead to the Path, but basically there are only two: reason and practice.
To enter by reason means to realize the essence through instruction and to believe that all living things share the same true nature, which isn’t apparent because it’s shrouded by sensation and delusion. Those who turn from delusion back to reality, who meditate on walls1, the absence of self and other, the oneness of mortal and sage, and who remain unmoved even by scriptures are in complete and unspoken agreement with reason. Without moving, without effort, they enter, we say, by reason.
2. To enter by practice refers to four all-inclusive practices: suffering injustice, adapting to conditions, seeking nothing, and practicing the Dharma.
3. First, suffering injustice. When those who search for the Path encounter adversity, they should think to themselves, “In countless ages gone by, I’ve turned from the essential to the trivial and wandered through all manner of existences, and I have often been angry without cause and guilty of transgressions without number. Now, though I do no wrong, I’m punished by my past. Neither gods nor men can foresee when an evil deed will bear its fruit. I accept it with an open heart and without complaint of injustice.” The sutras say, “When you meet with adversity don’t be upset, because it makes sense.” With such understanding you’re in harmony with reason. And by suffering injustice you enter the Path.
4. Second, adapting to conditions. As mortals, we’re ruled by conditions, not by ourselves. All the suffering and joy we experience depend on conditions. If we should be blessed by some great reward, such as fame or fortune, it’s the fruit of a seed planted by us in the past. When conditions change, it ends. Why delight in its existence? But while success and failure depend on conditions, the mind neither waxes nor wanes. Those who remain unmoved by the wind of joy silently follow the Path.
5. Third, seeking nothing. People of this world are deluded. They’re always longing for something - always, in a word, seeking.
But the wise wake up. They choose reason over custom. They fix their minds on the sublime and let their bodies change with the seasons. All phenomena are empty. They contain nothing worth desiring. Calamity forever alternates with Prosperity. To dwell in the three realms is to dwell in a burning house. To have a body is to suffer. Does anyone with a body know peace? Those who understand this detach themselves from all that exists and stop imagining or seeking anything. The sutras say, “To seek is to suffer. To seek nothing is bliss.” When you seek nothing, you’re on the Path.
6. Fourth, practicing the Dharma. The Dharma is the truth that all natures are pure. By this truth, all appearances are empty.
Defilement and attachment, subject and object don’t exist. The sutras say, “The Dharma includes no being because it’s free from the impurity of being, and the Dharma includes no self because it’s free from the impurity of self.”
Those wise enough to believe and understand this truth are bound to practice according to the Dharma. And since that which is real includes nothing worth begrudging, they give their body, life, and property in charity, without regret, without the vanity of giver, gift, or recipient, and without bias or attachment. And to eliminate impurity they teach others, but without becoming attached to form. Thus, through their own practice they are able to help others and glorify the Way of Enlightenment.
And as with charity, they also practice the other virtues. But while practicing the six virtues to eliminate delusion, they practice nothing at all. This is what’s meant by practicing the Dharma. ... |