Bài Phỏng Vấn Sư Ajahn Brahm, Ngày 13/6/19
Interview With Ajahn Brahm, Jun/13/19
Venerable Canda, Ajahn Brahm - Chuyển Ngữ: Ni Viện Viên Không
Source-Nguồn: FB Anukampa Bhikkuni Project, FB Ni Viện Viên Không
Bài Phỏng Vấn Sư Ajahn Brahm, Ngày 13/6/19
Về việc Sư vừa trở thành thành viên Danh Dự của truyền thống Huân Chương Úc do Sư Cô Canda thực hiện.
Tin nóng! Vào lúc 17:30 (múi giờ của Úc, hay 16:30 giờ Việt Nam), ngày 13 tháng 6 tại thành phố Perth, Sư thầy Ajahn Brahm đã nhận lời thỉnh cầu của tôi (Sư cô Canda) xin có một buổi phỏng vấn Sư, về việc Sư vừa trở thành thành viên Danh Dự của truyền thống Huân Chương Úc. Nội dung buổi phỏng vấn được tôi ghi chép lại như sau:
(Viết tắt: Sư thầy Ajahn Brahm - A.B.; Sư cô Canda: S.C.)
S.C.: Thưa Sư, Sư đã cảm thấy như thế nào khi nhận được phần thưởng này?
A.B.: Đầu tiên, khi họ hỏi Sư: “Sư có muốn nhận giải thưởng này không?” và Sư đã đồng ý. Nhưng phản ứng đầu tiên ngay sau đó là: “Tại sao Sư lại muốn nhận giải thưởng này? Sư là một nhà Sư Phật Giáo, đây là việc một nhà Sư (cần phải) làm. Là một nhà Sư, chúng ta đi truyền giáo, đi phục vụ, và chúng ta không nhất thiết phải đòi hỏi bất cứ sự công nhận nào cả!”. Nhưng điều tiếp theo, mới chính là lý do, vì đây là giải thưởng cho những hoạt động về bình đẳng giới. Trong thế giới Phật Giáo, chúng ta vẫn chưa thực hiện được việc bình đẳng giới. Và hiện giờ chúng ta đã có một bước tiến lớn ở Úc, và Sư đã nghĩ rằng điều đó sẽ trở thành một lời tuyên ngôn tuyệt vời, và lời tuyên ngôn này sẽ được lan truyền để chứng tỏ với thế giới phương Tây (cũng như các thế giới khác), nơi mà mọi người đang rất mong mỏi để có sự bình đẳng giới, đặc biệt là đối với đạo Phật và các vị lãnh đạo của Phật Giáo. Sư vẫn nhớ về một vị Sư cao hạ (Sư sẽ không nói là ai), vị Sư ấy đã nói rằng Thái Lan vẫn chưa sẵn sàng cho việc thọ giới Tỳ Kheo Ni. Còn Sư, Sư đã nói rằng: “Chẳng có liên quan gì tới Thái Lan cả, những vị Tỳ Kheo Ni này được thọ giới ở Úc, ở Anh và ở Mỹ. Mỹ, Anh và Úc là những nước đang không sẵn sàng cho sự tiếp diễn việc bất bình đẳng giới. Nó đã quá đủ ở các nước đó rồi.”
S.C.: Thưa Sư, vậy giải thưởng này có tầm quan trọng và ý nghĩa gì đối với Sư nói riêng, và đối với Phật giáo nói chung?
A.B.: Với riêng Sư, thì không có ý nghĩa hay tầm quan trọng gì cả. Còn cho Phật giáo nói chung, hãy để cho mọi người quyết định.
S.C.: Vậy Sư đã có những sự đánh đổi nào khi Sư trao cho người nữ cơ hội được thọ giới Tỳ Kheo Ni một cách trọn vẹn?
A.B.: Trước hết, khi đứng lên (để đấu tranh) Sư mất đi rất nhiều người bạn và Sư bị cô lập, nhưng đồng thời Sư cũng có được sự ủng hộ tuyệt vời từ những người ở Perth, những người mà thật sự hiểu điều gì đã và đang xảy ra, thay vì chỉ tập trung vào việc phê phán mà không có sự hiểu biết tường tận hay kiến thức về tình huống. Cũng như, sự đánh đổi đó đồng nghĩa với việc Sư đã phải làm việc vất vả hơn. Đánh đổi để lấy về nhiều việc cần phải làm hơn.
S.C.: Vậy Sư vẫn còn nhiều việc để làm cho vấn đề này, thưa Sư?
A.B.: Nó đang giảm dần. Thành lập tu viện cho những Tỳ Kheo Ni ở những nơi khác nhau trên thế giới. Không có nhiều người làm việc đó. Cho nên, nếu các vị muốn giúp Sư, để Sư có nhiều thời gian hơn cho việc truyền giáo, và giữ cho sức khỏe của Sư vẫn tốt sau bao nhiêu năm, các vị cần hỗ trợ những ni viện như Anukampa. Bởi vì một điều mà Sư biết rất rõ rằng, với cùng một phương cách mà các vị hộ độ chư tăng (Tỳ Kheo), các vị cũng phải có trách nhiệm để hộ độ Tỳ Kheo Ni trong nhiều năm. Công việc của Sư không phải chỉ là thực hiện một nghi lễ rồi thôi, mà còn phải cung cấp tứ vật dụng: vật thực, y phục, trú xứ và thuốc men. Đó là trách nhiệm của Sư, đặc biệt là những trú xứ - rất khó để thành lập. Đó là một trong những lý do tại sao Sư đã dành nhiều năm để kêu gọi quỹ và phát triển Tu viện Tỳ Kheo Ni Dhammasara. Do đó, nếu các vị muốn giúp Sư giảm đi gánh nặng, các vị có thể bắt đầu cúng dường (cho việc thành lập các ni viện). Thay vì những tu viện rất hoành tráng, có chánh điện rộng lớn, dát vàng bạc nhưng không được sử dụng, thì hãy dành một phần trong đó cho các Tỳ Kheo Ni ở Anh.
S.C.: Thưa Sư, trong truyền thống bảo thủ, người nữ đã không được quyền thọ đại giới từ khoảng một ngàn năm nay, vậy điều gì đã thuyết phục và thúc đẩy Sư rằng Sư có thể thực hiện việc này một cách hợp lệ, theo những luận cứ từ Tạng Luật?
A.B.: Bởi vì Sư còn truyền thống hơn hầu hết các nhà Sư ở Thái Lan. Ý Sư là, Sư không coi trọng chú giải hơn Đức Phật, Sư không theo truyền thống của Thái Lan, Sư quay về với Tạng Luật - những điều được Đức Phật thuyết giảng bằng tiếng Pali. Sư có một bộ não tuyệt vời, và nó đã được đào tạo ở đại học
S.C.: Những điều lợi ích gì mà Sư đã đạt được, khi Sư được thọ đại giới của một nhà Sư Phật giáo?
A.B.: Tối qua, Sư làm lễ thọ giới cho hai giới tử - hai người thanh niên. Một phần trong việc của Sư phải làm, là cho họ một pháp thoại ngắn, và một câu mà Sư trích dẫn sau đây và cũng để cho phần pháp thoại 15 phút của Sư là: “sīla paribhavitto samādhi mahāphalo hoti mahānissaṁso” (điều này để chứng tỏ Sư là một nhà Sư truyền thống và có thể trích dẫn Pali); câu này có nghĩa là khi bạn hành thiền với sự hỗ trợ của giới luật, bởi giới luật của Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, đó là một năng lượng tuyệt vời và lợi lạc. Có nhiều vị than thở rằng: “việc hành thiền của tôi không thuận lợi, tôi gặp vấn đề”; một trong những lý do, đó chính là giới luật của bạn. Giới - Định - Tuệ của bạn đã không đủ mạnh. Đây không phải là sự diễn dịch của riêng Sư; đây là chính xác là điều Phật dạy. Đó là một trong những lý do tại sao, khi các vị là Tỳ Kheo hoặc Tỳ Kheo Ni, giới luật của các vị (khi các vị vẫn còn giữ) luôn mạnh mẽ hơn hàng cư sĩ, điều đó có nghĩa là các vị có nhiều năng lượng hơn để phát triển thiền ở mức độ sâu.
S.C.: Vậy, thưa Sư, những khía cạnh nào có thể trình bày để làm cho mọi thứ trở nên công bằng hơn với người nữ, trên phương diện hỗ trợ tinh thần và các cơ hội?
A.B.: Sư nghĩ là chỉ cần công bố điều đó và cho các vị Tỳ Kheo Ni cơ hội. Khi các vị Tỳ Kheo Ni có được cơ hội đó, các vị sẽ nắm bắt nó rất tốt. Khi các vị được thọ giới Tỳ Kheo Ni tại các ni viện của Phật Giáo Nguyên Thủy, ở các nước như Úc, và Sư hy vọng là sẽ bắt đầu sớm, một giới đàn lớn ở Anh và sau đó là những nước khác… khi các vị thật sự được chứng kiến việc này, thì nó truyền được nhiều cảm hứng. Họ (các vị Tỳ Kheo Ni) thường sẽ giữ giới nghiêm ngặt hơn nhiều so với các nhà Sư trong ngôi chùa bên cạnh, đó là một trong những lý do tại sao có vài Sư ở vài nơi (tha lỗi cho Sư), chẳng hạn như Thái Lan… các vị nghĩ xem: “Lạy Phật. Chúng ta bị vạch trần bởi vì những phẩm hạnh, sự thanh tịnh và từ bỏ của những vị Tỳ Kheo Ni ấy. ”
S.C.: Thưa Sư, có bất kỳ phương thức (truyền thống và ngay ở hiện tại) nào, cần phải tu chỉnh để phản ánh được toàn bộ sự tôn trọng và giá trị của một vị Tỳ Kheo Ni, dựa trên sự bình đẳng của về nền tảng thọ giới của vị ấy, mà được nhìn nhận và truyền cảm hứng đến hàng ngũ cư sĩ?
A.B.: Đây là điểm mà chúng ta nhìn vào những bài kinh trong Tạng Luật, đang có vài điểm bất thường ở đó. Các nhà học giả - không chỉ riêng Sư - nên cần có một cái nhìn sâu sắc vào những điều bất thường đó và thấy rằng ở đó có đủ khoảng trống cho sự thay đổi nếu cần thiết. Nói rõ hơn, các vị không cần có bất cứ sự mặc cảm tự tôn nào trong truyền thống của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni. Nó đang đến, nó đang thay đổi, nhưng thật không may là ngay trong đó cũng có quá nhiều sự trì trệ. Sự thay đổi diễn ra, nhưng hầu hết không đủ nhanh. Và nó thay đổi không phải vì vài giá trị của phương Tây. Sự thay đổi đã thật sự diễn ra ngay trong Tạng Luật và trong các bài kinh, nhưng mọi người lại không nhận ra điều đó. Vài điều đơn giản (hầu như là vấn đề của các nhà Sư): đôi khi, các vị đó phàn nàn là nếu các vị lỡ bắt tay một người nữ thì sao? Trong Tạng Luật, Đức Phật không hề có lời dạy nào liên quan đến vấn đề đó. Song (mọi người nói): “Không, không, vậy là xấu, các vị không thể làm như vậy”. Từ đâu (trong Tạng Luật)? Những điều nhỏ nhặt như thế - nếu các nhà Sư có sự hiểu biết cụ thể hơn về Tạng Luật - thì đã không có nảy sinh vấn đề.
S.C.: Thưa Sư, làm thế nào để các vị tăng được trao quyền như một vị Giáo Thọ, có tầm nhìn và hiệu quả, để thuận lợi mang đến cơ hội cho các Tỳ Kheo Ni?
A.B.: Bằng cách tạo ra nhiều cơ hội giảng dạy cho các vị tăng ấy. Bằng cách hỗ trợ các vị tăng ấy ở những bước đầu, như là việc Sư đang làm, cũng như là việc quý vị hỗ trợ một tu viện mới mở trong thành phố. Có rất nhiều cư sĩ sẵn sàng cúng dường vật này, vật kia, ngay cả cúng dường một căn nhà hoặc một phần mà họ sẵn sàng, để hỗ trợ những việc thiện. Nhìn xem, có rất nhiều chùa của Tỳ Kheo ở Anh, nhưng có bao nhiêu ngôi chùa của Tỳ Kheo Ni? (Không có!). Cho nên, đây là lúc cần thay đổi. Nếu các chùa của các Tỳ Kheo bắt đầu hỗ trợ cho các chùa của các Tỳ Kheo Ni, ý Sư là, kêu gọi các đệ tử của họ gây quỹ hỗ trợ cho các chùa của Tỳ Kheo Ni, hơn là tiếp tục bồi đắp cho các ngôi chùa của các vị đó - thì đó là một điều tuyệt vời. Và hiển nhiên, các vị có thể trích dẫn lời của Đức Phật: hành động thiện càng lớn, thì quả nhận được càng lớn. Vật thực không chỉ cúng dường đến Đức Phật, mà còn cúng dường đến Tăng Đoàn của Đức Phật, ngay khi Đức Phật còn tại thế hoặc khi Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Thiện nghiệp tốt nhất là cúng dường cho cả Tăng Đoàn của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni ngay khi có thể. |
Interview With Ajahn Brahm, Jun/13/19 Anukampa Bhikkhuni Project - Hot off The Press! Just 2 hours ago (on 13th June, 2019 @ 5.30pm in Perth) Ajahn Brahm obliged me (Ven Canda) an interview on the subject of his recent Member of The Order Of Australia Award, which I have transcribed below: Ven Canda: How did you feel receiving the award?
Ajahn Brahm: First of all they asked me, "do you want to receive the award?" and I accepted it. Then the first reaction was, "why do you want to accept it, you're a Buddhist monk, this is what we do, we teach we serve, we are not supposed to achieve any accolades!" But the next thing was the reason why, which was for gender equity. Gender equity has not been achieved yet in the Buddhist world- we've made a big step in Australia and I thought this would be a wonderful statement, which will get around, to show that the western world (and many other worlds), really want to have gender equity, especially in Buddhism and Buddhist leadership.
I still remember one senior monk, (I won't name him), who said that
V.C. What is the importance and significance of this award to you personally and to Buddhism as a whole?
A.B. To me personally, nothing. To Buddhism as a whole, it's for others to decide.
V.C. What were some of sacrifices you made in order to provide full ordination opportunities to women?
A.B. First of all, standing up and losing a lot of my friends and being isolated, but still having a great deal of support from people here in Perth who understood what was going on, instead of judging without much understanding or knowledge of what the situation was. Also, that sacrificing did mean extra hard work. Sacrificing rest for more work.
V.C Do you still have more work from all that?
A.B. Well, it's lessening. Establishing monasteries for Bhikkhunis in different parts of the world. A lot of people aren't doing that. So if anybody wants to help me, and let me spend more time teaching, and keep my health going really strong for many years, they should support nuns monasteries like Anukampa, because one thing I knew straight away is that, in the same way you have responsibilities to look after monks, Bhikkhus, you have the responsibility of training Bhikkhunis for many years. My job is not just to do a ceremony, but it is to provide the four requisites of almsfood, clothing, lodgings, and medicines. That's my responsibility, especially lodgings, which are so hard to actually establish. That's one of the reasons why I spent many years fund-raising and developing Dhammasara Bhikkhuni Monastery, and now spending a lot of time and effort raising funds for developing Anukampa Bhikkhuni Project. So, if people want to help me and just lessen my burden, they should start donating. Instead of to fancy monasteries which have got gold and silver or huge halls which aren't used, just get something going for Bhikkhunis in the
V.C. Coming from a conservative tradition, where women had not had access to full ordination for around a thousand years, what prompted and convinced you that this could be done legally from the perspective of the vinaya?
A.B. It is because I am more traditional than most of the monks in Thailand- by which I mean that I don't follow the commentaries over the Buddha, I don't use the Thai tradition- you go back to the vinaya as taught by the Buddha in Pali. I had a good brain. Trained in
V.C. What are the benefits you have gained from taking full ordination as a Buddhist monk?
A.B. I gave an ordination last night to two candidates- young men. Part of my job is to give them a little anussasana, a teaching, and a phrase that I commented on afterwards and gave a 15 minute talk on was "sila paribhavitto samadhi mahaphalo hoti mahanissamso" (just to show I really am a traditional monk and can quote Pali); which means that when your meditation is supported by precepts, by the Bhikkhu or Bhikkhuni precepts, it is of great power and benefit. So people might complain "oh my meditation is not so good, I have this problem;" one of the reasons is your precepts. Your virtue, sila, conduct is not strong enough. This is not my interpretation; this is straight from the teachings of the Buddha. That's one of the reasons why, if you are a Bhikkhu or Bhikkhuni, your precepts (as long as you keep them) are far stronger than anything of a lay of person, which means that you have more power to develop deep meditation.
V.C. What are some of the areas that could be addressed to make things more equitable for women in terms of spiritual support and opportunities?
A.B. I think it's just to get the word out and then to give Bhikkhunis the chance. Once they have that chance they tend to take it so well. So you have fully ordained Theravada Bhikkhuni monasteries in places like Australia and one starting I hope, soon- a big one- in England (!) and many other countries and when you actually see them working, they're really inspiring. They do tend to keep their precepts far more strongly and inspiringly than the monks in the temple next door and that's one of the reasons why some of the monks in places (please excuse me) say, like
V.C. Are there any traditional and current protocols that need to be altered to reflect the full respect and value a Bhikkhuni is due based on her equal ordination platform, that can be observed by and inspire the lay community?
A.B. This is where we look at the Vinaya Pitaka with the Suttas and there are a few anomalies there. The scholars- not just myself- should have a very deep look at those anomalies and find that there is enough wiggle room, interpretation, that you do not need to have any sense of superiority, anywhere, within the Bhikkhu and Bhikkhuni traditions. It's coming, its changing, but unfortunately there is a lot of inertia. Change comes, but not fast enough for most. And it's not change because of some western values, but change that was already within the vinaya and the suttas, that people don't realise is there.
Simple things, (this is more like monk's stuff); people would sometimes complain if I ever shook hands with a woman. And there nothing in the vinaya taught by the Buddha which objects to that at all. Yet (people say) "Oh no, no, no, that's bad, you can't do that." Where? So there are little things like that, which should- if the monks would have a closer understanding of the vinaya- be no problem.
V.C. How can monks facilitate providing opportunities for Bhikkhunis to be empowered as visible and effective teachers of the Dhamma?
A.B. By making more opportunities for them to teach. By supporting them in the early stages, just as I'm doing and just as you would support a new monastery or temple that is opening up in your city. There are many lay visitors that will offer this and that, even a house or some part of their will, whatever it is, to support some really good cause. Have a look at that- there are many Bhikkhu monasteries in the |