Lễ Vu Lan đã trở thành ngày lễ hội lớn của Việt Nam, là ngày “Bông hồng cài áo”, là ngày mọi người nghĩ đến công ơn cha mẹ. Một điều đặc biệt, trong ngày này nếu không nghe bài Lòng Mẹ của Y Vân hay Bông Hồng Cài Áo của Phạm Thế Mỹ thì dường như thiếu thiếu cái gì đó. Và câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Tuy rất xưa nhưng không bao giờ lỗi thời.
Đạo Phật lúc mới qua Đông, chuyện cạo đầu xuất gia không được hoan nghênh ở những nước ảnh hưởng Khổng giáo nặng nề như Trung Hoa, Việt
Thời đức Phật, có ngài Kassapa, mẹ của ngài là một Tỳ-kheo ni. Do bà đi nghe pháp và phát tâm đi tu. Chồng của bà cũng hoan hỷ để bà đi. Sau khi được nhập vào ni đoàn, thì bụng của bà ngày một lớn lên. Mọi người họp nhau lại và định đuổi bà ra khỏi hội chúng. Bà cảm thấy mình bị oan ức nên mới đến kêu cứu với Phật. Đức Phật cho mời các vị đại cư sĩ nổi tiếng cùng với thầy thuốc đến để khám nghiệm xem bà này có thai vào lúc nào. Kết quả chứng thực là bà đã có thai trước khi đi tu. Vua Ba -tư -nặc thấy vậy tội nghiệp nên hứa là sau khi bà sinh xong, sẽ mang đứa bé vào trong cung nuôi dưỡng để cho bà yên tâm tu hành.
Khi đứa bé lớn lên, ở trong hoàng cung, thường bị bọn trẻ đồng trang lứa trêu chọc là đồ không cha, không mẹ. Điều này khiến chú rất giận dữ và đau khổ, bèn đi tìm hỏi nhà vua xem cha mẹ của mình là ai? Nhà vua lúng túng không biết trả lời thế nào. Cuối cùng, biết không thể giấu được, mọi người đành phải nói thật cho chú biết mẹ của chú là một Tỳ-kheo ni. Biết được sự thật này chú bé rất xúc động và xin đi tu.
Ý thức được hoàn cảnh của mình, nên chú bé đã nỗ lực tu hành và trong một khoảng thời gian ngắn, chú đã đắc quả A-la-hán ở độ tuổi mười hai.
Trong khi đó, mẹ của chú tuy là một vị Tỳ-kheo ni nhưng tình mẫu tử thiêng liêng khiến cho bà mười hai năm qua vẫn không thể cắt đứt được. Trong một lần đi ra đường, gặp chú bé đi khất thực, bà nhào đến gọi con và sữa bật trào ra. Bấy nhiêu đó cũng đủ thấy tình mẹ thương con như thế nào! Chú bé biết đây là mẹ mình nhưng do chú đã chứng A-la-hán tức là đã dứt hết mọi lậu hoặc, không còn có những tình cảm riêng tư buộc ràng, mặc dù thấy mẹ rất tội nghiệp nhưng chú lại sợ nếu mình đón nhận tình cảm của bà thì sẽ làm mẹ bị quyến luyến mà tu không được. Cho nên, chú đã nghiêm mặt lại và hỏi: “Bà làm gì vậy? Bà là người tu hành mà sao lại không bỏ được tình cảm thế tục?” Bà mẹ sững sờ, không ngờ đứa con mà mười năm qua, mình ngày đêm khóc lóc, thương nhớ nó mà giờ đây gặp lại, nó lại hỏi một câu phũ phàng như vậy. Nén nỗi ngạc nhiên lẫn đau lòng, bà hỏi lại “Con yêu quý, con nói gì vậy?” nhưng chú bé vẫn khăng khăng: “Một người tu phải dứt bỏ tình cảm thế tục. Bà làm như vậy không đúng”. Nghe xong, tự nhiên bà lặng người đi. Bà cảm thấy một người con mà suốt mười hai năm trời lúc nào cũng suy nghĩ, lo lắng cho nó mà bây giờ nó lại đối xử với mình không một chút tình cảm nào hết, vậy tại sao mình cứ phải nghĩ tới nó hoài? Thế là bà dứt được và sau đó bà chứng A-la-hán. ...
____________________
Cha Mẹ Chân ThậtChaMeChanThat.pdf
____________________