Kinh Adhipataka: Giống Như Những Con Thiêu Thân Lao Mình Vào Ngọn Lửa
Adhipataka Sutta: Like Moths To the Flame
Translated from the Pali - Dịch từ tiếng Pali: Andrew Olendzki
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: accesstoinsight.org
__________________
Kinh Adhipataka: Giống Như Những Con Thiêu Thân Lao Mình Vào Ngọn Lửa
Có lần Đức Phật đang sống ở gần vùng Savatthi (Xá Vệ), trong khu rừng của Jeta (thái tử Kỳ Đà), tại khu vườn của Anathapindika (ông Cấp Cô Độc). Vào thời điểm đó, Đức Thế Tôn ngồi dưới bầu trời rộng mở, trong một đêm rất tối tăm, trong lúc có nhiều ngọn đèn dầu đang cháy sáng. Và, cũng cùng lúc đó, có một số lượng lớn côn trùng đang bay chung quanh, và chúng rơi vào những ngọn đèn dầu đang cháy nầy, do đó chúng gặp phải sự bất hạnh, chúng gặp phải sự hủy hoại, chúng gặp cả hai điều, vừa sự bất hạnh vừa sự hủy hoại. Đức Phật đã nhìn thấy một số lượng lớn những con côn trùng nầy bay chung quanh, và chúng rơi vào những ngọn đèn dầu đang cháy nầy ... Và, rồi Đức Phật hiểu biết rõ ý nghĩa của điều nầy, vào thời điểm đó, ngài nói lên các câu nói sâu sắc như sau:
Những con côn trùng vội vã lao nhanh, vì thế chúng bay quá đà, vì chúng thiếu sự hiểu biết; Chúng càng lúc càng bị dính mắc vào những sự ràng buộc mới mẻ. Một số con côn trùng bị thu hút, và say mê những gì chúng đã thấy và đã nghe, Chúng lao mình đi giống như những con thiêu thân - lao mình vào các ngọn lửa.
(upātidhavānti na sāram enti navaṃ navaṃ bandhanaṃ brūhayanti patanti pajjotam iv’ādhipātā diṭṭhe sute iti h’eke niviṭṭhā ‘ti) (1) GHI CHÚ CỦA ANDREW OLENDZKI
Đây là một thí dụ tuyệt vời nói về Đức Phật, ngài đã dùng mọi tình huống như là các cơ hội để giảng dạy mọi người, và như thường lệ, các sự nhận xét của ngài có thể được mọi người suy ngẫm, và thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
Trong màn đêm tối đen, những con côn trùng không thể cưỡng lại được sức thu hút của các ngọn đèn cháy sáng, nhưng vì say mê ánh sáng nên chúng bay quá đà, và cuối cùng là chúng rơi vào cái chết. Cũng như thế, con người bị thu hút qua những khoái lạc của các giác quan, say mê bởi những gì họ trông thấy và nghe thấy, họ không còn nhận biết những nguy hiểm rình rập ở chung quanh. Khi chúng ta tiến đến quá gần (ngọn lửa) - khi chúng ta có quá nhiều dính mắc - thì chúng ta sẽ bị đốt cháy trong đau khổ. Chúng ta có thể vui thích qua các giác quan, giống như những con thiêu thân có thể bay vòng chung quanh ngọn lửa, tuy nhiên, chúng ta phải gìn giữ một khoảng cách an toàn. Phẩm chất của việc "tạm dừng tham gia", hoặc là "đứng bên ngoài", để buông bỏ sự say mê với các giác quan, điều nầy cần được trau giồi qua sự thực hành thiền định.
Tuy nhiên, ngọn lửa cũng có thể được xem như là một biểu tượng của trí tuệ. con người chúng ta tự-nhiên bị thu hút bởi ánh sáng của sự thật, thí dụ như các lời giảng dạy của Đức Phật, tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận để không bị say mê quá đáng. Khi chúng ta quá dính mắc vào các quan điểm, ngay cả với các quan điểm chính xác, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta sự thiệt hại, bởi vì chúng ta tăng cường thêm sự nô lệ. Từ ngữ ở đây dịch là "điểm" là "sara", có nghĩa là trung tâm, là bản chất hoặc điểm cốt lõi của một điều gì đó. Ý tưởng vi-tế (dường như được diễn tả) là "không bao giờ hiểu biết được những điều quan trọng (sự nguy hiểm), bằng cách lao mình vào" - "không bao giờ đến gần điểm cốt yếu, bằng cách lao đầu vào". Điều cần thiết là có được tâm tĩnh lặng do thiền định đem lại, và khả năng cân bằng trí tuệ qua một quan điểm đúng đắn.
Trong đoạn văn trên, lời Đức Phật nói ở dạng Udana (Kinh Phật Tự Thuyết), là một lời phát biểu trang nghiêm, viết ở thể thơ Tritubh, gồm có 4 dòng, mỗi dòng có 11 âm tiết (âm thanh - syllables). Thứ tự của hai dòng thơ cuối đã được sắp xếp lại trong bản dịch (của Andrew Olendzki) để phản ảnh tốt hơn lối dùng câu trong Anh Ngữ. Ghi Chú (1): bcbsdharma.org |
Adhipataka Sutta: Like Moths To the Flame
One time the Buddha was staying near Savatthi, in Jeta's grove, at the
Rushing up but then too far, they miss the point; Only causing ever newer bonds to grow. So obsessed are some by what is seen and heard, They fly just like these moths - straight into the flames.
(upātidhavānti na sāram enti navaṃ navaṃ bandhanaṃ brūhayanti patanti pajjotam iv’ādhipātā diṭṭhe sute iti h’eke niviṭṭhā ‘ti) (1) TRANSLATOR'S NOTE
This is a wonderful example of the Buddha using whatever situation presents itself as an opportunity for teaching, and his remarks, as usual, can be taken on many different levels.
The insects are drawn irresistibly in the dark night to the shining lamps, but in their zeal to approach the light they go too far and only meet their doom. Humans likewise are drawn to the pleasures of the senses, to what is seen and heard, not realizing the dangers involved. When we get too close - when we hold on with too much attachment - we get burned by suffering. The senses can still be enjoyed, as the moth can stay circling the flame, but only when one holds the proper distance. This quality of "stepping back" or "standing off" from obsession with the senses is something that is cultivated with the practice of mindfulness meditation.
But the fire can also be taken as a symbol of wisdom. We are naturally drawn to the light of truth, to the teachings of the Buddha for example, but must take care not to over-shoot the mark. Getting too attached to views, even if these views are correct, can also lead to harm and the strengthening of bondage. The word translated here as "point" is sara, which can mean the heart, the essence or the crux of something. The subtle idea that seems to be expressed is that rushing or running will never reveal what is essential - the pith can never be approached headlong. What is needed is the tranquility of mind that meditation brings, and the ability to keep even wisdom in proper perspective.
The passage is in the form of an Udana, a solemn utterance, and is in the tristubh meter of eleven syllables per line. The order of the last two lines has been re-arranged in translation to better reflect the syntax of English. Note (1): bcbsdharma.org |