Ba Cái Nhìn Về Sự Ngắn Ngủi Và Tạm Bợ - Three Views Of Transience
Andrew Olendzki - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: bcbsdharma.org
Ba Cái Nhìn Về Sự Ngắn Ngủi Và Tạm Bợ Giống như các vì sao, hoặc là bóng tối, hoặc là một ngọn đèn dầu, Như một trò ảo thuật, một giọt sương, một bong bóng nước, Như một giấc mơ, một tia sấm sét, một đám mây, - Chúng ta nên nhìn thấy mọi sự vật có điều kiện (trong thế gian nầy), cũng như thế.
(tārakā timiraṃ dīpo māyāvaśyāyabudbudaṃ svapnaṃ ca vidyudabhraṃ ca evaṃ draṣṭavyaṃ saṃskṛtaṃ)
Chúng ta nên nhìn thấy mọi sự vật tạm bợ, và ngắn ngủi thoáng qua trong thế gian nầy: Đó là, một vì sao vào lúc bình minh, một bong bóng nước trong dòng suối; Một tia sấm sét trong đám mây mùa hè; Một ánh đèn dầu nhấp nháy, một bóng ma, và một giấc mơ.
~ Kinh Kim Cương
Thân thể nầy thì giống như một quả bóng bằng bọt nước, Và cảm giác thì giống như một bong bóng nước; Sự nhận thức thì giống như một ảo ảnh, Các hình tướng thì giống như một cây cối, mà không có lõi ruột, Và sự nhận biết thì giống như một trò ảo thuật; - Người hiểu biết (và có trí tuệ) nói như thế.
Tuy nhiên, khi người nào suy ngẫm về chúng (những sự vật nói trên), Và khi họ cẩn thận điều tra: Chúng là không (không cố định), nên không có gì cả Đối với người mà nhìn chúng một cách đúng đắn.
...
Sự sinh sản ra chúng chỉ là: Một sự tưởng tượng khó hiểu, và vô nghĩa, Cho thấy chính chúng là sự hủy diệt. Vì chúng không có bản chất (tự tánh) nào cả.
(pheṇapiṇḍūpamam rūpaṃ vedanā bubbuḷupamā marīcikūpamā saññā saṅkhārā kadalūpamā māyūpamañca viññāṇaṃ
dīpitādiccabandhunā yathā yathā nijjhāyati yoniso upaparikkhati rittakaṃ tucchakaṃ hoti yo nam passati yoniso … etādisayaṃ santāno māyāyam bālalāpinī vadhako eso akkhāto sāro ettha na vijjati)
~ Kinh Tương Ưng Bộ 22:95
Bài kệ nổi tiếng nầy là phần quan trọng nhất của Kinh Kim Cương, một văn bản nền tảng trong truyền thống Đại Thừa. Ở đây, chúng ta thấy phiên bản tiếng Phạn trong bản gốc, cùng với bản dịch sang mẫu tự La-tinh và bản dịch nghĩa đen, cũng như phiên bản dịch từ tiếng Trung Hoa (trích dẫn từ tác giả Mu Soeng, Kinh Kim Cương, trang 135). Cùng một ý tưởng được diễn đạt trong bài kệ tiếng Pali ở bên tay phải, được lấy ra từ Kinh Tương Ưng Bộ. Hãy chú ý là bài kệ tiếng Pali nói đến tất cả năm uẩn, và diễn tả ra từng uẩn riêng biệt, trong khi đoạn Kinh Kim Cương gộp chung năm uẩn làm một, và gọi chúng là "hiện tượng có điều kiện". Cũng nên lưu ý là bài kệ tiếng Phạn gồm có một danh sách các ẩn dụ, trong khi phiên bản tiếng Trung Hoa có khuynh hướng mang tính thi vị, và có ít phần dịch nghĩa đen. Tất nhiên, chúng ta nhận ra từ ngữ 'bong bóng nước' trong tiếng Pali và tiếng Phạn là: bubbula và budbuda.
Ý tưởng thì rõ ràng là giống nhau, tuy nhiên, có nhiều bản dịch thuật khác nhau. Khi chúng ta xếp đặt chúng gần nhau như thế nầy, chúng ta có thể theo dõi một phong trào phổ biến (xảy ra) trong sự phát triển của Phật Giáo: các văn bản tiếng Pali có thể chứa đựng sự giảng dạy chi tiết về tâm lý; trong khi các văn bản phổ biến của Đại Thừa nắm bắt bản chất của sự giảng dạy một cách tổng quát hơn; và các văn bản trong các phiên bản tiếng Trung Hoa chỉ cho chúng ta thấy các hình ảnh tự nhiên cụ thể, thích hợp với truyền thống thi vị phong phú của riêng nó. |
Three Views Of Transience
A trick, a dew drop, a bubble, A dream, a lightning flash, a cloud, - So should one view the conditioned.
(tārakā timiraṃ dīpo māyāvaśyāyabudbudaṃ svapnaṃ ca vidyudabhraṃ ca evaṃ draṣṭavyaṃ saṃskṛtaṃ)
So should you see all of the fleeting world: A star at dawn, a bubble in the stream; A flash of lightning in a summer cloud; A flickering lamp, a phantom, and a dream.
–The Diamond Sutra
This body’s like a ball of foam, And feeling is like a bubble; Perception is like a mirage, Formations like a pith-less tree, And consciousness is like a trick; - So says the kinsman of the sun.
However one reflects on them, And carefully investigates: They are empty and deserted To one who sees them properly.
...
Their lineage is only this: A nonsense-babbling fantasy, Revealing itself a killer. No essence is discovered here.
(pheṇapiṇḍūpamam rūpaṃ vedanā bubbuḷupamā marīcikūpamā saññā saṅkhārā kadalūpamā māyūpamañca viññāṇaṃ
dīpitādiccabandhunā yathā yathā nijjhāyati yoniso upaparikkhati rittakaṃ tucchakaṃ hoti yo nam passati yoniso … etādisayaṃ santāno māyāyam bālalāpinī vadhako eso akkhāto sāro ettha na vijjati)
–Saṃyutta Nikāya 22:95
This famous verse serves as a climax to the Diamond Sutra, a foundation text of the Mahāyāna tradition. Here we see the Sanskrit version in its original script, along with a transliteration and literal translation, as well as a version translated from the Chinese (quoted in Mu Soeng, The Diamond Sutra, p. 135). The same sentiment is articulated in the Pali verse on the right, taken from the Saṃyutta Nikāya. Notice that the Pali verse is referring to each of the five aggregates in turn, while the Diamond Sutra passage lumps them all together as “conditioned phenomena.” Notice also how the Sanskrit verse is more of a specific list of metaphors, while the Chinese version tends to be more poetic and somewhat less literal. Of course we recognize the Pali and Sanskrit words for bubble: bubbula and budbuda.
The sentiment is clearly the same, however, in each of the different renditions. When we place them together like this, we can trace a movement that is common in the development of Buddhism: The Pali texts may contain a detailed psychological teaching; the popular Mahāyāna texts capture its essence in more generalized terms; and the Chinese versions of these texts point more to concrete natural images compatible with its own rich poetic tradition.
|